Công ty Bình Hà đưa ra phương án sẽ kinh doanh theo hai lĩnh vực chính là trồng ngô và trồng dứa; nuôi bò và trồng cỏ. Tổng mức nhà đầu tư đưa ra dự kiến là khoảng 1.800 tỷ đồng.
Hai đối tác nào góp vốn tái cơ cấu dự án?
Liên quan đến việc điều chỉnh quy mô để tái cơ cấu lại Dự án Chăn nuôi bò giống và bò thịt của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Hà Tĩnh cho biết, đã có báo cáo, giải trình một số nội dung gửi UBND tỉnh.
Theo Sở KH&ĐT Hà Tĩnh, Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà đưa ra phương án kinh doanh theo hai lĩnh vực chính là trồng ngô và trồng dứa; nuôi bò và trồng cỏ. Tổng mức nhà đầu tư đưa ra dự kiến là khoảng 1.800 tỷ đồng. Trong đó Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà thực hiện góp vốn bằng tài sản hiện hữu tại dự án khoảng 700 tỷ đồng, còn 1.100 tỷ đồng là góp vốn của các đối tác thông qua hình thức góp bằng tiền, giống cây và phân bón.
Để hoạt động lại dự án, tháng 6/2020, Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà đã ký hợp đồng hợp tác với Công ty TNHH Thương mại đầu tư phát triển Do Holdings, Công ty Đỗ Lạng Sơn và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh trồng ngô, dứa.
Theo kế hoạch Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà sẽ góp vốn bằng tài sản hiện hữu, còn các đối tác góp vốn bằng tiền, giống, phân bón, nhân công. Hai bên chia lợi nhuận, nhưng phía Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà sẽ được hưởng lợi nhuận cố định mà không phụ thuộc vào kết quả sản xuất.
Khung cảnh hoang tàn bên trong dự án nghìn tỷ.
Về năng lực của hai đối tác và Công ty Bình Hà, phía Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đánh giá, là doanh nghiệp có năng lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn. Tuy nhiên, Sở KH&ĐT Hà Tĩnh lại cho rằng: “Nhà đầu tư chưa cung cấp được thêm các tài liệu làm rõ hơn về năng lực của đối tác như báo cáo tài chính, doanh số tiêu thụ”.
Phương án “hồi sinh”
Dự án nuôi bò giống và bò thịt được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2015. Dự án có tổng mức đầu tư là 4.223 tỷ đồng, quy mô 254.000 con bò/năm, xây dựng trên diện tích 2.000ha tại huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh. Từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án chỉ đạt quy mô gần 15.000 con bò/năm. Phía chủ đầu tư đã xuất bán khoảng 43.000 con, số lượng đầu tư nuôi giảm dần theo từng năm.
Khung cảnh bên trong dự án.
Đến đầu năm 2017, công ty ngừng nuôi bò, hệ thống chuồng trại bỏ không. Thời gian này Công ty Bình Hà chuyển đổi sang quy mô trồng chuối trên diện tích 200ha khi chưa được ngành chức năng chấp thuận.
Đến nay, việc trồng chuối cũng không khả thi. Sau nhiều năm ngừng hoạt động, mới đây, Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà xin chuyển đổi quy mô dự án. Cụ thể, doanh nghiệp muốn đổi tên dự án “Nuôi bò giống và bò thịt tại Hà Tĩnh” thành “Chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu tại Hà Tĩnh”; điều chỉnh quy mô nuôi bò từ hơn 254.000 con mỗi năm xuống 35.000 con một năm.
Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà từng chuyển đổi sang trồng chuối nhưng đã thất bại.
Về lĩnh vực trồng ngô, dứa, chủ đầu tư sẽ sử dụng khoảng 300ha diện tích đất, với nguồn vốn khoảng 500 triệu đồng/ha. Xây dựng hạng mục đường nước, hàng rào bảo vệ, thiết bị máy móc và nhân công lao động. Lĩnh vực này các bên đánh giá sẽ có hiệu quả vì khả năng chịu khô hạn của giống dứa và ngô khá cao, phù hợp với miền Trung.
Còn về thị trường tiêu thụ chủ đầu tư đã ký hợp đồng bao tiêu với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đảm bảo đầu ra với giá ổn định. Đặc biệt, chủ đầu tư hướng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm hoa quả xuất khẩu sang Trung Quốc.
Những con bò nhập khẩu từng được chăm sóc, nuôi bên trong dự án.
Phía chủ đầu tư cho biết, đến nay, công ty đã triển khai trồng 50ha giống dứa MD2 tại xã Kỳ Hợp (huyện Kỳ Anh) theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao, kết quả bước đầu phát triển tốt.
Với kế hoạch trồng cỏ, nuôi bò, chủ đầu tư sẽ đầu tư hệ thống hàng rào; bảo vệ; máy móc; 200 nhân công để trồng 600ha cỏ, nuôi 35.000 con bò. Theo tính toán chi phí nhập 1 con bò thịt vỗ béo nặng từ 250-350kg/con mất chi phí khoảng 17,5 triệu-24,5 triệu đồng/con; trồng cỏ phí là 25 triệu đồng/ha.
Dự án nay chỉ có chuồng trống không.
Đại diện Công ty Bình Hà cho biết, thời gian qua đơn vị đã nhận được nhiều đề nghị của một số đối tác về việc hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi bò. Tuy nhiên để đảm bảo tính khả thi của dự án, công ty đang đánh giá để lựa chọn đối tác đảm bảo năng lực về vốn, kinh nghiệm trong quản lý chăn nuôi.
Hoài Nam
Nguồn: báo Tiền Phong
- Dự án trang trại bò lớn li>
- Dự án trang trại bò li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất