9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2017. Mặc dù thông tin về dịch tả lợn châu Phi ở Việt Nam đã bị bác bỏ nhưng dự báo giá thịt lợn trong nước sẽ tăng nhẹ những tháng cuối năm do cầu tăng.
Dự báo giá thịt lợn tăng nhẹ những tháng cuối năm 2018
Người chăn nuôi có lãi
Theo Bộ NN&PTNT, trong nước, giá lợn hơi tăng trong tháng 9/2018. Hiện, giá lợn hơi tại miền Bắc đang giao dịch trong mức 52.000 – 55.000 đ/kg, tăng 2.000 – 3.000 đ/kg so với tháng trước. Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên đang giao dịch trong mức 47.000 – 55.000 đ/kg. Trong đó, Thanh Hóa là địa phương ghi nhận mức tăng cao 4.000 đ/kg với giá lên đến 55.000 đ/kg. Tại miền Nam, đà tăng giá lợn hơi tiếp tục được duy trì. Nhìn chung toàn miền, giá lợn hơi dao động phổ biến ở 52.000 – 53.000 đ/kg, tăng 1.000 – 3.000 đ/kg so với tháng trước. Người chăn nuôi có lãi.
Trong khi đó, giá gia cầm có xu hướng giảm. So với tháng trước, giá gà thịt lông màu mua tại trại khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long giảm 1.000 – 2.000 đ/kg xuống còn 31.000 – 33.000 đ/kg. Giá gà thịt tại hai khu vực này giảm 2.000 đ/kg xuống 20.000 – 22.000 đ/kg. Giá trứng gà tại trại giảm 450 – 500 đ/quả xuống còn 1.450 – 1.650 đ/quả.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 9 năm 2018 ước đạt 38 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 405 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2017. Tám tháng đầu năm 2018 giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm chiếm gần 20 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2017; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ trâu, bò và lợn đạt 2,14 triệu USD và 28,9 triệu USD, giảm 57,5% và giảm 51,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, trong tháng 9/2018, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, gây ra mối đe dọa lớn đối với ngành chăn nuôi lợn toàn cầu. Tính đến 24/9, Trung Quốc đã báo cáo 20 điểm bùng phát dịch tả lợn châu Phi (ASF) tại 8 tỉnh, cho thấy ASF vẫn chưa được kiểm soát và ngày càng lan rộng. Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp ứng phó bao gồm cấm vận chuyển lợn sống trong 7 tỉnh báo cáo dịch và 11 tỉnh lân cận, đóng cửa các chợ bán thực phẩm tươi sống và cấm sử dụng thức ăn chăn nuôi chiết xuất từ tiết lợn. Trong khi đó, Hàn Quốc đã phát hiện gene của virus ASF trong 2 sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến do 2 khách du lịch đến từ Trung Quốc mang theo.
Lần đầu tiên sau 26 năm, Nhật Bản xác nhận dịch tả lợn đã bùng phát tại nước này. Tại châu Âu, việc dịch tả lợn xảy ra ở Hungary, Ba Lan và Bỉ, gây ra những lo ngại nghiêm trọng rằng dịch bệnh sẽ lây lan sang các nước xuất khẩu thịt lợn lớn như Pháp hoặc Đức, từ đó ảnh hưởng lớn đến thương mại lợn toàn cầu. Nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm của dịch bệnh, Lào, Thái Lan, Philippines, Việt Nam đã tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn từ các quốc gia đã phát hiện có dịch tả lợn.
Bác thông tin dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Việt Nam
Liên quan đến thông tin virus lạ – nghi là virus dịch tả lợn châu Phi – đã xuất hiện tại một trang trại lợn tại Nam Định, tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ NN&PTNT tổ chức chiều 28/9, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT ông Hà Công Tuấn, đã bác bỏ thông tin này.
Cụ thể, theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, sau khi có thông tin về virus lạ, nghi là dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Nam Định, Bộ đã yêu cầu tiến hành lấy mẫu trên 3 con lợn bị bệnh và mang đi kiểm nghiệm bằng các phương pháp hiện đại nhất thế giới hiện nay. Kết quả kiểm nghiệm tại 4 đơn vị đều cho thấy các mẫu kiểm tra âm tính với virus dịch tả châu Phi. “Nguyên nhân chính gây ra bệnh cho lợn là tai xanh và tiêu chảy. Tôi khẳng định, đến giờ này Việt Nam chưa xuất hiện dịch tả lợn châu Phi”, ông Hà Công Tuấn nói.
Mặc dù dịch bệnh chưa lan sang Việt Nam, song Bộ NN&PTNT cho hay tình hình dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, đặc biệt tại Trung Quốc nếu nước này không kiểm soát được dịch bệnh sẽ làm tăng giá thịt lợn hơi của nước này, nguồn hàng khan hiếm. Trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn ASF lây lan vào Việt Nam, đặc biệt cần tăng cường công tác tuần tra, phát hiện và xử lý các trường hợp đưa lợn và thịt lợn không rõ nguồn gốc vào Việt Nam.
Mặt khác, hiện bệnh này chưa có thuốc đặc trị và có dấu hiệu lan rộng tại nhiều quốc gia. Do vậy, giải pháp tốt nhất của Việt Nam lúc này là phòng bệnh. Tất cả các khu vực có nghi ngờ xuất hiện dịch bệnh, Bộ NN&PTNT đều yêu cầu kiểm nghiệm. Bộ cũng đã yêu cầu ngừng nhập khẩu thịt lợn của một số nước xuất hiện dịch bệnh. Hiện tại, Bộ NN&PTNT đang phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ khu vực biên giới, cửa khẩu ở cả ba tuyến: đường bộ, đường biển, đường hàng không.
Bộ NN&PTNT cũng dự báo, giá thịt lợn hơi sẽ tăng nhẹ trong những tháng cuối năm do nhu cầu tăng. Hiện, các cơ sở chăn nuôi đang chuẩn bị nguồn hàng phục vụ cho dịp lễ, tết cuối năm 2018, dự kiến nguồn cung thịt lợn cho Tết năm nay sẽ dồi dào.
Nguyễn Hạnh
Nguồn: Báo Công Thương
- dự báo giá heo hơi li>
- giá thịt lợn tăng li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất