[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 30/3/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức Hội thảo Dự án Luật Chăn nuôi.
Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng chủ trì Hội thảo.
Ông Phan Xuân Dũng chủ trì Hội thảo
Tham dự có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám; đại diện lãnh đạo các cục, viện thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Tài Nguyên Môi trường; các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý về lĩnh vực chăn nuôi…
Phát biểu tại hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, các quy định pháp luật về chăn nuôi còn phân tán trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau, một số quy định còn chưa phù hợp với tình hình thực tế. Do vậy, việc sớm ban hành Luật Chăn nuôi để quản lý toàn diện các vấn đề trong hoạt động chăn nuôi theo chuỗi giá trị, thuận lợi hóa thương mại, gia tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi là cần thiết. Dự thảo Luật Chăn nuôi lần này gồm 8 chương, 65 Điều quy định về quản lý các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi, chăn nuôi động vật cảnh và động vật hoang dã gây nuôi; xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi; trách nhiệm quản lý nhà nước về chăn nuôi.
Ông Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ môi trường Quốc hội nhấn mạnh, chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 30% giá trị ngành nông nghiệp, với sự tham gia tham gia của trên 10 triệu hộ nông dân và hàng chục nghìn doanh nghiệp thương mại, chế biến sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi thời gian qua cũng bộc lộ những điểm bất cập.
Ông Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ môi trường Quốc hội
Ông Tiến cho rằng, trong dự thảo Luật Chăn nuôi, cần sự xem xét sự cần thiết phải khảo nghiệm giống giống vật nuôi, nhất là với các giống được nhập khẩu lần đầu (điểm b, khoản 2 điều 23), có nguồn gốc rõ ràng, có thiết bị chăn nuôi đồng bộ đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm sẽ gây mất thời gian, chậm đưa tiến bộ KHCN vào sản xuất.
Làm rõ phương thức quản lý đối với giống tiến bộ kỹ thuật là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học được chuyển giao vào sản xuất.
Xem xét về sự cần thiết của quy định công của quy định công nhận giống vật nuôi; quyền của tổ chức, cá nhân khi được công nhận giống mới (quy định tại mục 4, chương II).
Làm rõ sự cần thiết, hiệu quả hoạt động của cơ sở bảo tổn nguồn gen, cơ sở quản lý giống gốc thuộc hệ thống cơ quan nhà nước; chính sách của nhà nước đối với quản lý giống gốc hiện nay như thế nào?
Về thức ăn chăn nuôi, cần xem xét sự cần thiết của việc khảo nghiệm TACN, theo dự thảo Luật hiện nay (Điều 30), thì việc khảo nghiệm chỉ phục vụ cho phát hiện chất cấm, nguyên liệu thức ăn sử dụng trong chăn nuôi thì đây là vấn đề thuộc trách nhiệm cảu doanh nghiệp, nếu sai phạm sẽ bị xử phạt.
Xem xét quy định về việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi; Xem xét thêm việc quản lý kháng sinh, hóa chất trong thức ăn chăn nuôi là quản lý giới hạn sử dụng để đảm bảo ngưỡng tồn dư cho phép trong sản phẩm chăn nuôi hay quản lý theo Danh mục chất kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong TACN (ddierme b, c khoản 2 Điều 29) vi phạm danh mục thuốc thú y cấm hoặc được phép sử dụng đã được quy định trong Luật Thú y. Còn thiếu quy định về sử dụng phụ phẩm của chăn nuôi hoặc thực phẩm của người chuyển sang làm thức ăn chăn nuôi.
ThS Mai Xuân Thức, Phụ trách đăng ký và pháp lý, Công ty TNHH Cargill Việt Nam kiến nghị sửa đổi trong Dự thảo này về việc kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn nhập khẩu là cần bỏ ngay việc kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng liên quan đến dinh dưỡng mà chỉ tập trung kiểm tra, kiểm soát các chỉ tiêu có khả năng gây mất an toàn cho mỗi loại hàng hóa – được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật. Việc này sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, tránh phiền hà, tùy tiện, nhũng nhiễu cũng như ách tắc trong lưu thông hàng hóa, cơ sở hạ tầng, vận tải..
Chúng tôi cũng đặc biệt lưu ý đến việc cần thiết kiểm soát điều kiện của các cơ sở sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi, các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi, cơ sở xử lý chất thải. Bởi chỉ có khi điều kiện hạ tầng, kỹ thuật, con người, quy trình tốt mới đảm bảo tạo ra các sản phẩm có chất lượng và an toàn tới người tiêu dùng Việt Nam cũng như sự phát triển của giống nòi Việt. Hãy coi việc kiểm soát điều kiện sản xuất là điều kiện tiên quyết. Thậm chí, cần thiết sớm yêu cầu các cơ sở bắt buộc phải áp dụng áp dụng các chương trình quản lý hiệu quả và an toàn như HACCP, ISO 22000…
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã thảo luận về các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi và động vật cảnh; hoạt động chế biến, thương mại và xuất nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi; quản lý môi trường, chất thải từ hoạt động chăn nuôi.
PV
- thức ăn chăn nuôi li>
- luật chăn nuôi li>
- Dự án Luật Chăn nuôi li> ul>
- TIN BUỒN
- Hội Chăn nuôi Việt Nam đề xuất mức thuế VAT bằng 0% đối với sản phẩm chăn nuôi sơ chế
- Hội chăn nuôi Việt Nam và trường hóa, sự sống (Đại học Bách khoa Hà Nội): Hợp tác xây dựng theo chuỗi giá trị
- Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ với Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam
- TS. Nguyễn Xuân Dương được vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Dominicana
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chính thức nhận cờ đăng cai tổ chức “Hội nghị Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 21”
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng các Hội Chăn nuôi Thú y phía Bắc
- Đề xuất thu thuế đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất