Dự thảo Chiến lược ngành chăn nuôi: Hướng tới chuyên nghiệp và hiệu quả! - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Dự thảo Chiến lược ngành chăn nuôi: Hướng tới chuyên nghiệp và hiệu quả!

    [Tạp chí Chăn nuôi Viêt Nam] – Vừa qua, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đánh giá kết quả thực hiện “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 và xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040”. Trong giai đoạn 2008 – 2018, sản lượng thịt các loại của Việt Nam tăng trên 1,5 lần, trứng tăng 2,3 lần, sữa tươi tăng 3,6 lần, thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng gần 2,4 lần.

     

    Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1,3 tỷ trong năm nay

    Đóng góp của ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp (Đồ họa: Nguyễn Vương)

     

    Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Triển khai Chiến lược này, trong hơn 10 năm qua, Chính phủ đã thực hiện đồng bộ những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi, từng bước tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng.

     

    Đến nay, chăn nuôi đã chuyển dịch rất mạnh từ hình thức chăn nuôi nông hộ sang hình thức chăn nuôi trang trại công nghiệp. Năm 2010 cả nước có trên 4,5 triệu hộ chăn nuôi lợn và 6,5 triệu hộ chăn nuôi gia cầm. Năm 2018, cả nước chỉ còn khoảng 2,5 triệu hộ chăn nuôi lợn và 4,5 triệu hộ chăn nuôi gia cầm. Phát triển chăn nuôi trang trại là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu trong Chiến lược. Năm 2010, tổng số trang trại chăn nuôi cả nước là 6.267 trên tổng số 20.078 trang trại của cả nước. Đến năm 2018, cả nước đã có 19.639 trang trại chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 62% trong tổng số 31.688 trang trại nông nghiệp. Nhờ sự chuyển đổi tổ chức sản xuất, đầu tư trang trại hiện đại, giống năng suất cao nên năng suất và chi phí sản xuất chăn nuôi được cải thiện đáng kể. Nếu xét tổng thể thì năng suất và chi phí chăn nuôi nước ta đang thuộc nhóm trung bình, nhưng nếu tính ở khu vực chăn nuôi trang trại, công nghiệp thì năng suất và chi phí chăn nuôi của Việt Nam ngang bằng các nước phát triển trong khu vực.

     

    Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, điểm mới đáng ghi nhận trong giai đoạn vừa qua là sự hình thành và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi. Các chuỗi liên kết chăn nuôi gồm một số công đoạn khép kín đã được xây dựng bởi các doanh nghiệp như: CP Group, Dofico, Dabaco, Japfa Comfeed, Vissan, TH, Vinamilk, Masan, An Hạ, HTX Hoàng Long, Tập đoàn Quế Lâm, Mavin… Những doanh nghiệp trên cũng góp phần hình thành loại hình liên kết sản xuất theo kiểu gia công với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn theo phương thức chăn nuôi công nghiệp.

     

    “Sự phát triển ngành chăn nuôi trong 10 năm qua, đã tạo điều kiện xuất khẩu một số sản phẩm như mật ong, lợn sữa, lợn thịt, trứng muối, trứng cút, thịt gà, các sản phẩm sữa và TĂCN. Dự kiến trong cả năm nay, giá trị xuất khẩu của toàn ngành chăn nuôi đạt khoảng 1,3 tỷ USD”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

     

    Tăng trưởng 4,5-5%/năm

     

    Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, trong giai đoạn 2014 – 2018, ngành chăn nuôi luôn duy trì tăng trưởng ở mức bình quân 4,5-5,0%/năm và tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp hiện đạt khoảng 31,5-32%/năm. So với mục tiêu của Chiến lược tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp phải đạt trên 42% vào năm 2020 thì chưa đạt. Lý do, phần lớn các địa phương có tăng trưởng mạnh về nông nghiệp những năm qua đối với nhóm cây công nghiệp, cây ăn trái, rau hoa thì chăn nuôi chưa được đầu tư tương xứng, như Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, khu vực này chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 15-20% trong nông nghiệp…

    Các sản phẩm ngành chăn nuôi tăng qua các giai đoạn. Đồ họa: Nguyễn Vương

     

    Tổng đàn lợn năm 2008 là 26,7 triệu con, đến năm 2018 đạt 29,1 triệu con. Mục tiêu trong Chiến lược đặt ra là phải tăng đàn lợn bình quân 2,0% năm, tổng đàn đạt 35 triệu con vào năm 2020. Tuy nhiên, kết quả thực tế trong 10 năm (giai đoạn 2008 – 2018), đàn lợn chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 0,5%/năm. Như vậy thực tế tăng trưởng về quy mô đàn lợn giai đoạn 2008 – 2018 là thấp hơn khá nhiều so với định hướng của Chiến lược, lý do chính là ảnh hưởng của dịch bệnh, sử dụng chất cấm và thị trường.

     

    Vào đầu năm 2019, Việt Nam lại xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, đàn lợn chết và nhiễm bệnhn phải tiêu hủy trên 5 triệu con, giảm khoảng 20,0 % số đầu con và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, do áp dụng công nghệ tiên tiến và đổi mới phương thức chăn nuôi (tăng tỷ trọng giống lợn ngoại chất lượng cao lên 90%, tăng tỷ lệ thức ăn công nghiệp trên 75%, cải tiến chuồng trại) đã làm tăng năng suất và khối lượng giết mổ lợn thịt vẫn tiệm cận với mục tiêu Chiến lược đặt ra.

     

    Do công tác phòng chống dịch bệnh tốt và tăng trưởng của thị trường sản phẩm gia cầm, đàn gia cầm tăng trưởng đều và khá cao trong giai đoạn 2008-2018, bình quân đạt 5,1%/năm; kết quả thực tế đạt cao hơn so với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược về tăng trưởng đàn gia cầm (5,0%/năm). Trong 10 năm (2008 – 2018), sản lượng thịt gia cầm tăng từ 448,2 nghìn tấn lên 1.097,5 nghìn tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,4%/năm.

     

    Chăn nuôi bò sữa được coi là điểm sáng trong ngành chăn nuôi Việt Nam trong thời gian qua. Tổng đàn bò sữa tăng mạnh từ 108 nghìn con năm 2008 lên 294,4 nghìn con năm 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,5%/năm. Việc phát triển mạnh đàn bò sữa có sự tham gia của các doanh nghiệp chăn nuôi mạnh như TH True milk (tại Nghệ An), Vinamilk (tại Nghệ An, Tp Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và Tuyên Quang), sữa Mộc Châu (tại Sơn La). Giai đoạn 2008 – 2018, sản lượng sữa tươi tăng nhanh chóng từ 262,2 nghìn tấn lên đến 936,7 nghìn tấn, đạt tốc độ tăng trưởng 13,6%/ năm – đây là bước tăng trưởng nhảy vọt của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam. Sản lượng sữa bình quân đầu người năm 2018 đạt 9,9 kg/ người, với tốc độ tăng trưởng hiện tại thì năm 2020 sản lượng sữa bình quân có thể đạt 10,8 kg, có thể đạt cao hơn mục tiêu đề ra trong Chiến lược (10kg/người).

     

    Mục tiêu 6,6 triệu tấn thịt vào năm 2030

     

    Kiểm soát môi trường chăn nuôi là giải pháp hết sức quan trọng để phát triển một ngành chăn nuôi bền vững. Tính đến năm 2018, đã có 14,3% số trang trại thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, 51,2% số trang trại có kế hoạch bảo vệ môi trường, 7,8% số trang trại được chứng nhận an toàn dịch bệnh, 21,3% số trang trại được chứng nhận VietGAP.

     

    Trong nhiều năm qua, cùng với việc ký kết một loạt các thỏa thuận thương mại tự do với các đối tác tác trong ASEAN và các đối tác ngoài ASEAN như CPTTP, EVFTA, Việt Nam đã mở cửa tối đa về thương mại đối với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. So với năm 2008 thì hiện nay các mặt hàng xuất khẩu thuộc ngành chăn nuôi đã tăng đáng kể, nhiều mặt hàng mới tham gia xuất khẩu như: thịt gà chế biến, lòng đỏ trứng vịt muối, gà con giống, thức ăn chăn nuôi cho gia súc gia cầm, thức ăn chó mèo, thức ăn bổ sung, thuốc thú y…

     

    Nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, Cục Chăn nuôi đề ra định hướng đến năm 2030, phần lớn các sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được sản xuất theo mô hình trang trại và mô hình hộ chăn nuôi chuyên nghiệp. Sản phẩm chănnuôi bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, đá ứng các tiêu chí về bảo đảm phúc lợi động vật, chi phí sản xuất thấp có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Phấn đấu đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2030 đạt trên 40%. Ngành chăn nuôi cũng đặt ra mục tiêu phải kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; kiểm soát tốt vấn đề an toàn thực phẩm, nhất là vấn đề ô nhiễm vi sinh vật, lạm dụng hoặc sử dụng bất hợp pháp thuốc thú y và hóa chất trong chăn nuôi. Mục tiêu nâng sản lượng thịt xẻ các loại đến năm 2030 đạt khoảng 6,6 triệu tấn. Trong đó: thịt lợn 60%, thịt gia cầm 30%, thịt gia súc ăn cỏ 10% . Trong đó xuất khẩu từ 20-30% sản lượng thịt lợn, 15- 20% thịt và trứng gia cầm. Sản lượng trứng, sữa đến năm 2030 khoảng 23 tỷ quả và khoảng 2,5 triệu tấn.

     

    CHU KHÔI

    Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi & Thú y Hà Nội: Cần đánh giá sâu hệ thống ngành

    Nếu cấp huyện không có nhân lực chuyên sâu về chăn nuôi để góp ý, tham mưu cho ngành thì rất khó phát triển. Trong hệ thống ngành, con người là quan trọng nhất. Nếu có chính sách mà không có con người thi hành thì chính sách chỉ là trên giấy. Về định hướng phát triển thời gian tới, nên nhấn mạnh về mục tiêu nào đó và nên đi vào chất lượng giống, chất lượng sản phẩm. Thời gian tới triển khai Luật Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Chăn nuôi cần triển khai quyết liệt để luật đi vào cuộc sống. Cùng với đó, cần đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp trong việc phát triển ngành chăn nuôi. Bởi, kết quả thành công có vai trò quan trọng của doanh nghiệp.

     

    Ông Vũ Anh Tuấn – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam

     

    Nhà nước cần kiểm soát chặt khâu giết mổ, Công ty C. P đã đầu tư vào Việt Nam đã 26 năm. Hiện nay công ty đang đẩy mạnh chế biến phục vụ thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay khâu kiểm soát giết mổ nhỏ lẻ ở nước ta đang kiểm soát chưa được chặt chẽ. Việc này ảnh hưởng và thiếu công bằng đối với những doanh nghiệp đầu tư bài bản. Bởi chi phí đầu tư một dây chuyền giết mổ chi phí rất cao. Ngoài ra, rủi ro của ngành chế biến này cũng rất lớn. Nhà nước cần kiểm soát chặt khâu giết mổ, quan tâm khuyến khích đến truy xuất nguồn gốc.

     

    M.N (ghi)

     

     

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.