Quyết định chỉ cho phép nhập khẩu các sản phẩm biến đổi gene vào Liên minh châu Âu (EU) để sử dụng trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, chứ không cho phép trồng tại các nước thành viên.
Ủy ban châu Âu (EC) vừa thông qua quyết định cho phép nhập khẩu hai loại cây trồng biến đổi gene mới, bao gồm ngô và bông, đồng thời gia hạn giấy phép cho hai loại ngô biến đổi gene khác dùng làm thức ăn cho người và động vật.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, quyết định này chỉ cho phép nhập khẩu các sản phẩm biến đổi gene vào Liên minh châu Âu (EU) để sử dụng trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, chứ không cho phép trồng tại các nước thành viên.
Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, EC đã tiến hành một quá trình đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện, đảm bảo rằng các sản phẩm này an toàn cho sức khỏe con người, động vật và môi trường.
Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) đã kết luận rằng các loại cây trồng biến đổi gene này an toàn tương đương với các loại cây trồng thông thường.
Quyết định cho phép nhập khẩu và gia hạn giấy phép có hiệu lực trong vòng 10 năm.
Tất cả các sản phẩm từ cây trồng biến đổi gene sẽ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của EU về dán nhãn và truy xuất nguồn gốc.
Quyết định được EC đưa ra sau khi các quốc gia thành viên không đạt được đồng thuận trong các cuộc bỏ phiếu tại Ủy ban thường trực và Ủy ban kháng cáo.
Qua hàng nghìn năm, con người đã chủ động tác động vào quá trình tiến hóa của cây trồng và vật nuôi bằng cách chọn lọc những cá thể có các đặc tính mong muốn. Sự đa dạng di truyền tự nhiên cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc này. Nhờ đó, chúng ta có được các giống cây trồng và vật nuôi với năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
Nhờ những tiến bộ của công nghệ sinh học, con người giờ đây có thể tạo ra các sinh vật có những đặc tính mong muốn thông qua việc sửa đổi trực tiếp mã di truyền của chúng.
Quá trình này, được gọi là biến đổi gene (GMO), cho phép tạo ra các giống cây trồng kháng sâu bệnh, chịu hạn tốt, hoặc có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi sản xuất từ những giống cây trồng này được gọi là thực phẩm biến đổi gen (GM).
EC đang theo dõi tiến bộ liên tục của công nghệ sinh học hiện đại để xem xét cách EU có thể hưởng lợi từ đổi mới trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn an toàn cao.
Trong thập kỷ qua, một loạt các kỹ thuật mới đã được phát triển, dựa trên những tiến bộ trong công nghệ sinh học.
Vào tháng 11/2019, Hội đồng châu Âu đã yêu cầu EC cung cấp một nghiên cứu về các kỹ thuật di truyền mới (NGT). Nghiên cứu đã được công bố vào ngày 29/4/2021.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, EC đã quyết định triển khai một chính sách mới nhằm quản lý các loại cây trồng được tạo ra bằng các kỹ thuật di truyền hiện đại như đột biến có mục tiêu và biến đổi gene nội dòng (cisgienesis).
Sáng kiến nhằm mục đích giám sát quy định thích hợp đối với các sản phẩm thực vật liên quan, đảm bảo mức độ bảo vệ cao đối với sức khỏe con người và động vật cũng như môi trường, và cho phép đổi mới và đóng góp của các kỹ thuật di truyền mới an toàn vào các mục tiêu của thỏa thuận Xanh châu Âu và chiến lược “Từ trang trại đến bàn ăn”./.
Hương Giang
TTXVN/Vietnam+
- nhâp khẩu ngô li>
- biến đổi gene li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất