Gà ngàn đô - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Gà ngàn đô

    Nhiều năm trở lại đây, ngoài chó, mèo thì gà cũng là một loài vật được nhiều người nuôi và chăm sóc như thú cưng trong nhà chứ không chỉ đơn thuần là một giống gia cầm nuôi lấy thịt.

    Gà ngàn đô

    Trong đó có những con gà kiểng, gà chọi giá từ 5 triệu đồng đến gần 70 triệu đồng được chủ “cưng như trứng mỏng” với cách chăm sóc cực kỳ chu đáo, từ việc tính toán khẩu phần ăn sao cho đủ chất nhưng không gây mập đến cho tắm nắng, cắt tỉa lông, dành thời gian ôm ấp trong lòng…

     

    Đãi cát tìm vàng

     

    Để có được một chú gà kiểng có hình thể đẹp với bộ lông tha thướt, sặc sỡ, mào vua rực rỡ… hay con gà chọi có thân hình ưa nhìn với cú đá hiểm hóc, thì người nuôi phải trải qua một quá trình “đãi cát tìm vàng” với việc lai tạo giống, lựa chọn cá thể đáp ứng yêu cầu… vừa tốn cả tiền bạc lẫn thời gian.

    Gà ngàn đôCon gà điều với những cú đá chà hiểm hóc trị giá 25 triệu đồng của anh Võ Văn Dũng (28 tuổi, ngụ xã Hàng Gòn, TX.Long Khánh).

     

    Trong giới chơi gà chọi, 2 ông Nguyễn Văn Tám (62 tuổi, ngụ xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom) và ông Bùi Quang Hòa (53 tuổi, ngụ xã Quang Trung, huyện Thống Nhất) được kiêng nể vì uy tín và chất lượng gà chọi bán ra luôn được người mua ưa thích. Giá mỗi con gà chọi được 2 ông Tám và Hòa bán với giá thấp nhất cũng là 5 triệu đồng, còn cao gần 70 triệu đồng. Cũng theo 2 ông Tám và Hòa, để bán được gà với giá tiền triệu như bây giờ phải mất khá nhiều vốn liếng và thời gian. Ban đầu cả 2 ông chỉ nuôi gà tàu để làm thịt và có để bán kiếm thêm tiền xài tết. Nhưng rồi thấy người ta nuôi gà bán với giá tiền triệu, thậm chí chục triệu mà gà mình nuôi chỉ bán được có 100-200 ngàn đồng/con, 2 ông Tám và Hòa quyết đổi mới việc nuôi gà.

     

    Vậy là ông Tám bỏ ra 20 triệu đồng mua gà bố mẹ Cao Lãnh (gà lông, gà nòi) gồm 1 gà trống và 3 gà mái về chăm sóc xem có hợp với khí hậu, đất đai ở Đồng Nai không. Còn ông Hòa đầu tư 40 triệu đồng mua 1 gà trống, 6 gà mái. “Sau hơn một năm, đàn gà con đầu tiên đã trưởng thành. Con nào tướng cũng cao ráo, lông lá đẹp đẽ nhưng không ai muốn mua, bởi theo nhiều người, gà tơ tới độ tuổi nhất định phải bắt nhốt bội để chúng không đạp mái. Rồi phải tỉa lông, cho ăn theo công thức sao cho gà không mập nhưng thân hình luôn săn chắc. Đặc biệt, do tôi nuôi song song gà Cao Lãnh với gà tàu, gà nòi lai, gà tre nên chúng đạp mái lung tung, gà con không thuần nên không ai mua”- ông Hòa nói.

    Gà ngàn đôMột chú gà cú trắng có giá gần 5 triệu đồng đang cất tiếng gáy.

     

    Sau khi bạn bè mách nước, 2 ông Tám và Hòa chỉ giữ lại những con gà giống đã mua trước kia, còn toàn bộ gà trong vườn đều bán cho người ta làm thịt. Bước đi này của cả 2 ông đã bị vợ con cằn nhằn cả tháng trời vì tự nhiên nhà mất đi nguồn thu, lại tiêu tốn tiền nhiều quá.

     

    Hơn một năm sau sự cố đầu tiên, ông Tám có lứa gà thứ hai với 11 con thì chỉ có 3 con có người mua với giá 3-5 triệu đồng/con. Riêng ông Hòa khá hơn với 26 con gà trống được úp bội nhưng cũng chỉ có 11 con có người mua. Số gà còn lại do dáng không đẹp, thế đá không hay nên chẳng ai mua. Vậy là tất cả số gà trống, gà mái này cả 2 ông phải bán hết cho những người buôn bán gà thịt ngoài chợ do không thể bán gà chọi dở, tướng xấu với giá rẻ cho người chơi vì làm như vậy sẽ mang tiếng xấu sau này không ai dám tới mua nữa.

    Một chú gà cú lửa đang tạo dáng. Ảnh: Văn Truyên

     

    Nhờ cách bán có chọn lọc, lấy uy tín làm đầu mà nơi nuôi gà của 2 ông dần trở thành điểm quen thuộc để giới chơi gà chọi, gà kiểng tìm đến thường xuyên. Tuy nhiên, để hút người có nhu cầu tìm đến với mình, cả 2 ông còn liên tục đầu tư gà trống giống mới để làm sao tìm được những lứa gà chọi có tướng đẹp, những cú đá hiểm thì mới có giá cao. “Có khi chúng tôi phải xuống tận An Giang, lên Tây Ninh để tìm gà giống tốt về đạp mái. Con gà trống giống tôi mua cao nhất là 45 triệu đồng. Đây là giống thần kê lộ tướng rất quý hiếm. Sở dĩ tôi mua được là do trong một cuộc thi đá, dù thắng nhưng con gà này bị thương nặng, hư một mắt nên không còn khả năng đá. Vậy nên chủ cũ sợ con gà chết nên bán cho tôi. May mà tôi chăm sóc vài tháng sau thì nó khỏe lại”- ông Hòa cho hay.

     

    Kỳ công chăm sóc

     

    Từ những thất bại nhưng không nản chí mà 2 ông Nguyễn Văn Tám và Bùi Quang Hòa đã cho ra “lò” hàng loạt gà chọi hay, gà kiểng đẹp. “Nhưng có gà rồi vẫn chưa phải là xong mà còn phải chăm sóc nữa mới bán được. Phải canh chừng khi con gà vừa ra hết lông mã là phải nhốt riêng ngay, nếu không chúng sẽ đạp mái lung tung làm hư gà. Sau đó đợi một thời gian để cắt tỉa phần lông 2 bên sườn gà, tiếp đó là tắm trà, vô nghệ cho da thịt gà săn và đỏ au, rồi cho gà xổ thử với nhau. Nếu sau quá trình này con nào dáng xấu, cách đá không hay là phải loại ngay để không làm ảnh hưởng đến uy tín của mình” – ông Tám nói.

    Gà ngàn đôNgười chơi gà dùng khăn lau mình cho gà. Ảnh: Văn Truyên

     

    Nhờ cách làm này mà hiện gà của 2 ông bán ra không con nào có giá dưới 5 triệu đồng. Ông Hòa cho hay: “Miễn người đến xem ưng ý về tướng gà, xổ gà thấy “chân cựa” (cách đá) hay là họ sẵn sàng đưa ra mức giá cao. Tôi đã bán con gà giá cao nhất là gần 70 triệu đồng, đó là một con gà cú lửa nặng 2,1kg với những cú đá nạp, chà rất hiểm hóc”.

     

    Có thể nói, cả người nuôi lẫn người mua đều phải kỳ công chăm sóc gà. Người bán lai tạo ra con gà chọi hay, gà kiểng đẹp đã khó nhọc thì người mua gà về chơi, chủ sở hữu của chúng cũng chẳng dễ dàng chút nào. “Bỏ 25 triệu đồng ra mua con gà điều này từ tháng 8-2016, ngày nào tôi cũng phải nấu nước trà đậm rồi dùng khăn nhúng nước lau chùi cho nó. Trong lúc cho ăn, ngoài lúa ngâm cho lên mầm còn phải bổ sung thêm trứng gà, trứng vịt lộn sống, cà chua để con gà có đủ chất mà không mập ra làm hỏng dáng gà”- anh Võ Văn Dũng (28 tuổi, ngụ xã Hàng Gòn, TX.Long Khánh) nói.

     

    Còn với anh Nguyễn Văn Quảng (ngụ phường Bửu Long, TP.Biên Hòa) từ khi có thêm cặp gà tre kiểng trị giá trên 5 triệu đồng làm bạn, ngoài những việc làm tương tự như anh Võ Văn Dũng, hàng ngày anh Quảng phải cho gà đi tắm nắng, thỉnh thoảng phải cắt tỉa lông. Đặc biệt, những khi hàng xóm, bạn bè mang gà đến “xổ” (đá thử) với nhau là phải xổ đàm (xúc miệng cho gà), rửa mặt, vô nước toàn thân để gà không bị hóc do mệt, không bị lác mặt… “Nhiều công đoạn vậy nhưng mỗi khi thấy đôi gà vỗ cánh phành phạch để cất tiếng gáy với dáng đứng oai vệ, màu lông sặc sỡ là tôi rất vui” – anh Quảng nói.

     

    Văn Truyên

    Nguồn: Báo Đồng Nai

    Để lại comment của bạn

    Tin mới nhất

    T6,22/11/2024

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.