[ Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi thương mại động vật hoang đang khá phổ biến tại Việt Nam, với khoảng 18.000 cơ sở gây nuôi, gần 100 loài nhân nuôi. Quản lý hoạt động chăn nuôi ĐVHD hiện nay rất bất cập, gây nguy cơ lây truyền dịch bệnh sang người, và đe dọa tuyệt chủng nhiều loài trong tự nhiên.
Một hướng làm giàu
Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cho biết, nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) vì mục đích thương mại có ở nhiều quốc gia trên thế giới như Vương Quốc Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Đan Mạch, Cộng Hoà séc, Nam Phi, Thái Lan… Các sản phẩm của ĐVHD từ các cơ sở nuôi trên thế giới rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường, như: làm thực phẩm (cá tầm, cá sấu); khai thác lông phục vụ công nghiệp may mặc, thời trang (lông cáo, da cá sấu, da trăn); phục vụ các nghiên cứu về y sinh (loài khỉ đuôi dài); làm thú cảnh…
Thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 18.000 cơ sở gây nuôi, gần 100 loài nhân nuôi thuộc các lớp thú, chim, bò sát đang được gây nuôi ở các trang trại tại Việt Nam. Một số loài được nuôi phổ biến như: cá sấu nước ngọt, hươu sao, lợn rừng, trăn đất, trăn gấm, các loài rắn hổ mang thường, rắn hổ mang chúa, ba ba nam bộ, ba ba trơn, rùa rang… Một số loài được nuôi ở quy mô công nghiệp như 10 cơ sở nuôi sấu nước ngọt đã đăng ký quốc tế, năng lực sản xuất hằng năm gần đây đạt trên 120 nghìn cá thể; hàng trăm cơ sở nuôi nuôi trăn với năng lực sản xuất lên đến 200 nghìn cá thể/năm. Trong 10 năm gần đây đã có hơn 1 triệu tấm da trăn được xuất khẩu từ Việt Nam. Về phân vùng nuôi, các cơ sở nuôi ĐVHD tập trung nhiều chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, chiếm 70% cả nước.
Nhiều người đã làm giàu từ chăn nuôi ĐVHD. Nhưng, đã từng xảy ra tình trạng một số sản phẩm ĐVHD có thời điểm giá bán cao ngất ngưởng, giúp người nuôi “hốt bạc”, nhưng sau đó đầu ra lại rớt giá khiến họ thua lỗ. Đơn cử, như từng có lúc thịt nhím xuất chồng lên tới 4 triệu đồng/kg, không ít người đầu tư mua nhím giống với giá hàng chục triệu đồng/con. Sau đó, giá nhím thịt xuất chuồng chỉ còn trên dưới 200 nghìn đồng/kg, khiến nhiều hộ nuôi “phá sản”.
Ông Dương Văn Thọ, Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) cho hay, Tổ chức này đã khảo sát hiện trạng một số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã tại Bạc Liêu và Nghệ An. Cho thấy, hầu hết các cơ sở còn nhiều bất cập: theo dõi và chăm sóc thú y mang nặng tính kinh nghiệm; chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh với cơ sở của mình; nhân nuôi không vì mục đích bảo tồn. Tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định là “Chuồng trại nuôi đạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền xác nhận”, thế nhưng đến nay cơ quan chức năng chưa đưa ra quy định chuồng trại chăn nuôi cho từng loài cụ thể. Điều này gây khó khăn cho chính kiểm lâm khi kiếm tra. “Gây nuôi ĐVHD ở Việt Nam được pháp luật ủng hộ trên cơ sở nhận định rằng hoạt động này không những giúp phát triển kinh tế mà còn hỗ trợ cho công tác bảo tồn nhờ tạo loại thực phẩm thay thế ĐVHD bị săn bắt ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, ở một số loài, việc nhân nuôi ĐVHD không những không có đóng góp cho bảo tồn, mà trái lại. Tình trạng nhập lậu ĐVHD vào các cơ sở chăn nuôi là khá phổ biến, thông qua việc bán giấy phép vận chuyển từ các trang trại chăn nuôi để lưu thông động vật hoang dã săn bắt từ tự nhiên. Điều này cho thấy hoạt động chăn nuôi không làm suy giảm áp lực săn bắt ĐVHD ngoài tự nhiên mà còn đẩy các loài hoang dã vào nguy hiểm. Quy định pháp luật hiện nay về quản lý nguồn gốc động vật trong vận chuyển, lưu thông chưa thực sự chặt chẽ, từ đó nhiều đối tượng lấy làm cơ sở để vận chuyển, tiêu thụ lậu ĐVHD trong tự nhiên”, ông Thọ nhận định,
Cần ngăn chặn những nguy cơ
Bà Nguyễn Thanh Nga, Tổ chức Bảo tồn ĐVHD (WCS) cho biết, nghiên cứu mới nhất của WCS, tại các trang trại ĐVHD ở Bắc Giang, Đồng Nai và Đồng Tháp, đã phát hiện virus corona có nguồn gốc từ dơi trên nhím, dúi và chuột đồng. Kết quả nghiên cứu trên các loài gặm nhấm cũng chỉ ra nguy cơ lây lan virus corona tới những loài ĐVHD khác (cầy, tê tê) được nuôi tại trang trại. Do đó, việc tiêu thụ ĐVHD làm thực phẩm gây gia tăng nguy cơ truyền virus corona sang người.
PGS. TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế bổ sung, thống kê thấy có đến 70% bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang con người hiện nay đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ động vật hoang dã không chỉ lây truyền trong quá trình tiếp xúc trực tiếp khi săn bắt, vận chuyển và buôn bán, mà còn gây bệnh với những người tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh. “Nghiên cứu thống kê cho thấy, loài dúi được săn bắt và bán vào các nhà hàng thịt rừng làm nguyên liệu thực phẩm có thể gây bệnh cho thực khách. Những bệnh tiêu biểu có thể mắc sau khi ăn phải thịt dúi bị bệnh như xoắn khuẩn: gây tổn thương não, viêm và xuất huyết khu trú tại tim và phổi, tổn thương mô và gan, hoại tử ống thận, dẫn tới suy thận cấp; bệnh Hantavirus: gây sốt cao, đau đầu, đau cơ, hại phổi và thận; bệnh Sodoku: có thể gây viêm màng não, viêm tim nội mạc, viêm gan, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu, thậm chí gây tử vong; bệnh dịch hạch; bệnh Rickettsia;…”, ông Nga nói.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để giải quyết các khó khăn trong quản lý nuôi ĐVHD, cần có các biện pháp kiểm soát, hạn chế tác động, nguy cơ, rủi ro lây nhiễm từ ĐVHD sang người. Trước hết, cần nghiên cứu đánh giá đầy đủ hơn về các khía cạnh như bảo tồn, sức khỏe cộng đồng để có chính sách phù hợp. Sau đó, cần hoàn thiện và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách đối với gây nuôi ĐVHD. Đồng thời, cần xây dựng cơ sở dữ liệu nuôi ĐVHD trên cả nước, minh bạch hóa thông tin, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để hạn chế việc lưu thông ĐVHD săn bắt ngoài tự nhiên.
Chu Khôi
- nuôi động vật hoang dã li>
- động vật hoang dã li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất