Giá gia cầm tăng bật trở lại sau vài tháng thê thảm vì dịch COVID-19 và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Tuy nhiên, người chăn nuôi vẫn dè dặt khi tái đàn khiến nguồn cung quý III có thể giảm mạnh.
Nguồn cung giảm mạnh
Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA), 5 tháng đầu năm, tổng đàn gia cầm cả nước từ gần 513 triệu con vào cuối năm 2020 đã giảm xuống còn gần 327 triệu con trong tháng 5, tương đương giảm 36%.
Trong đó, tổng đàn gà từ gần 410 triệu con xuống còn khoảng 266 triệu con, giảm 35%. Tổng đàn vịt giảm từ gần 87 triệu xuống còn 61 triệu con, giảm 30%. Sản lượng trứng từ gần 17 tỷ quả giảm xuống còn gần 13,5 tỷ quả, giảm 20%.
Tổng đàn gia cầm 5 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020 (Số liệu: VIPA, Đồ họa: Hoàng Anh)
Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết: “Tổng đàn gia cầm giảm mạnh do chịu áp lực kép về dịch bệnh COVID-19 và giá thức ăn tăng cao.
Hậu quả là đến thời điểm này có khoảng 45 – 50% trang trại gia cầm lớn treo chuồng, khoảng 70 – 75% gia trại và số hộ chăn nuôi tạm ngừng tái đàn”.
Ngoài ra, ông Sơn cho biết nguyên nhân sâu xa khiến ngành gia cầm được mùa mất giá hơn một năm qua là việc phát triển nóng vào cuối năm 2019, đầu năm 2020 để bù đắp sự thiếu hụt về thịt lợn bởi ảnh hưởng của dịch tả heo Châu Phi.
Do phát triển nóng nên ngành gia cầm rơi vào cuộc khủng hoảng chưa từng có, giá sản phẩm gia cầm luôn ở mức thấp, người dân bán tống bán tháo, một nửa doanh nghiệp thuộc VIPA báo lỗ, không cầm cự nổi.
Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Tổng đàn gia cầm chỉ giảm nhẹ bởi các doanh nghiệp, nông dân xác định chăn nuôi là nghề, họ chỉ cân đối sản xuất, giảm đàn cứ không bỏ đàn, bỏ nghề.
Cục Chăn nuôi cũng khảo sát một số địa phương có đàn gia cầm lớn và nhận thấy lượng giảm nhỏ, không đáng kể”.
Đơn cử như Hà Nội, địa phương có tổng đàn gia cầm lớn toàn quốc với khoảng 38 triệu con. Sau tác động của nhiều nguyên nhân khách quan, tổng đàn chỉ xuống còn 35 – 36 triệu con, giảm 5 – 10%.
Giá gia cầm rục rịch tăng
Bước qua giai đoạn cung vượt cầu, ngành gia cầm có khả năng rơi vào hoàn cảnh cầu tăng, cung giảm khi tổng đàn liên tục giảm từ tháng 4.
VIPA dự báo với đà giảm đàn như hiện nay, có khả năng sang quý III và IV sẽ thiếu hụt nguồn cung khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, các nhà hàng, trường học, bếp ăn tập thể hoạt động trở lại. Giá các sản phẩm thịt gia cầm, trứng rục rịch tăng.
Tính đến ngày 28/6, giá gà trắng dao động ở mức 28.000 – 31.000 đồng/kg, tăng 4.000 – 6.000 đồng/kg. Giá vịt thịt dao động ở mức 40.000 – 47.000 đồng/kg, tăng 8.000 – 12.000 đồng/kg.
“So với tháng 5, giá một số sản phẩm có nhích lên nhưng vẫn ở mức thấp, đặc biệt là giá con giống và sản phẩm từ gia cầm. Giá bán thấp hơn giá thành nhưng rất khó bán vì người nuôi ít tái đàn”, ông Sơn cho biết.
Giá gà thịt tại các chợ đầu mối, siêu thị bắt đầu tăng (Ảnh: Food Manufactory)
Ông Sơn cảnh báo: “Thiếu hụt nguồn cung có thể dẫn đến tới nguy cơ nhập khẩu các sản phẩm thịt gà đông lạnh gia tăng. Từ năm 2019 đến nay, gà nhập khẩu chiếm khoảng 20% tổng lượng gà tiêu thụ trong nước.
Điều này không chỉ ảnh hưởng tới người chăn nuôi mà còn có tác động đến an ninh thực phẩm”.
Nhiều cái khó cần gỡ
VIPA nhận định ngành gia cầm trong 2 năm qua phát triển thiếu bền vững, giá sản phẩm lên xuống thất thường. Để đảm bảo nguồn cung trong quý III, IV, vấn đề cần làm hiện nay là khôi phục sản xuất, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tái đàn, tăng nguồn cung trong nước, đảm bảo cung cầu.
Theo ông Sơn, chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững ngành gia cầm cần có kế hoạch sản xuất rõ ràng, không thể doanh nghiệp, nông dân “tự bơi”, phát triển ồ ạt, tự phát như trước đây.
Đồng thời, ngành gia cầm cần mở rộng thị trường tiêu thụ cả nội địa và xuất khẩu. Hiện nay, tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm gia cầm của người Việt Nam còn thấp trong khi 95 – 98% là tiêu thụ nội địa.
Thực tế mỗi năm nước ta sản xuất 17 tỷ quả trứng nhưng lượng tiêu thụ trứng của người Việt thấp, chỉ bằng 1/3 người Trung Quốc, khiến giá trứng giảm mạnh, khó tiêu thụ.
“Do đó, các sản phẩm gia phải tìm mọi cách để xuất khẩu thì câu chuyện được mùa mất giá, được giá mất mùa mới không tiếp diễn”, ông Sơn cho biết.
Ngoài ra, VIPA cho biết cần kiểm soát lượng thịt gà nhập khẩu giá rẻ bằng các biện pháp, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ quyền lợi và tính cạnh tranh của các sản phẩm trong nước.
Ngành gia cầm cần chú ý tín hiệu thị trường, không phát triển quá nhanh và quá nhiều (Ảnh: GreenFeed)
Trao đổi với người viết, ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết ngành gia cầm vừa bước qua giai đoạn cung tăng, cầu giảm, khoảng cách chệnh lệch quá lớn.
“Do đó, khi bước vào giai đoạn tái sản xuất nên sản xuất có kế hoạch, dè chừng, nghe ngóng tín hiệu thị trường, không để nguồn cung tăng quá nhanh và quá nhiều.
Nếu tình hình COVID-19 ổn định, giá gia cầm sẽ quay về mặt bằng cũ trong quý III”, ông Trúc nói.
Trong bối cảnh người chăn nuôi bỏ đàn vì giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã gửi văn bản đề nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần có các biện pháp bình ổn giá thức ăn chăn nuôi và chiến lược lâu dài về chủ động sản xuất các nguyên liệu thức ăn cơ bản.
Cụ thể, VIPA kiến nghị cắt giảm 50% thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và các loại phí, lệ phí khác để góp phần kìm hãm đà tăng giá thức ăn chăn nuôi.
Hoàng Anh
Nguồn tin: VietnamBiz
- giá gia cầm li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất