Giá heo vẫn tăng cao: Thương lái có tiếp tay nâng giá? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Giá heo vẫn tăng cao: Thương lái có tiếp tay nâng giá?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hàng loạt nghi vấn đặt ra quanh chuyện thao túng giá heo nhưng ít ai để ý đến tầng nấc trung gian đang thu gom cung cấp cho thị trường. Dù cố ý hay bị động, tầng lớp này vẫn từng ngày tác động trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi của nông hộ.

     

    Nguồn cung lệch giá bất thường

     

    Giá heo hơi hiện tại ở các tỉnh miền Đông vẫn dao động quanh mức 45.000 – 47.000 đồng/kg. Ông Trần Hữu Trung ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết mức giá này vẫn duy trì ổn định mấy ngày qua. Tại khu vực xã Gia Tân giá 45.000 đồng/kg; trên vùng Gia Kiệm, heo đẹp mới có giá 47.000 – 48.000 đồng/kg.

    Giá heo vẫn tăng cao: Thương lái có tiếp tay nâng giá?

    Thương lái không tham gia sản xuất nhưng trực tiếp tác động lên giá bán sản phẩm

     

    Giá heo hiện đang chững lại chứ không tăng thêm. Nhưng nếu để ý mới thấy có một điều bất thường khi các nguồn cung heo hơi bị lệch giá mấy ngày qua. Theo các thương lái, trước đây giá heo hơi của các doanh nghiệp chăn nuôi luôn nhỉnh hơn so với heo mua ngoài dân. Thế nhưng, trong giai đoạn sốt giá hiện nay, giá heo hơi ở của chăn nuôi tư nhân thường tăng giá trước. Sau đó các doanh nghiệp lớn mới điều chỉnh tăng theo.

     

    Cụ thể, cuối tháng 5 thị trường xôn xao giá heo hơi tăng lên tới 50.000 – 52.000 đồng/kg. Sau đó, các công ty cũng điều chỉnh giá heo tăng lên 48.000 – 49.000 đồng/kg, thấp hơn giá thị trường bên ngoài. Thực tế, không mấy trại chăn nuôi nhỏ lẻ bán được với giá heo hơi trên 50.000 đồng/kg.

     

    Ông Phạm Văn Đạo, chủ trang trại nuôi heo ở huyện Vĩnh Cửu xác nhận mức giá 52.000 đồng/kg chỉ là tin đồn. Bản thân ông Đạo đầu tư nuôi heo trại lạnh, heo đạt chất lượng tốt, nhưng giá heo bán ra chỉ từ 46.000 – 48.000 đồng/kg, thấp hơn 1 giá so giá chuẩn của các công ty lớn. “Với giá này, người chăn nuôi sẽ đã đạt lợi nhuận tốt nhưng ở đây không mấy ai còn heo để bán”, ông Đạo nói.

     

    Theo ông Trung, khi các thương lái nhỏ đi mua thì nông hộ và các trại vừa và nhỏ đã không còn hàng. Lúc này, thương lái phải quay sang các trại lớn hơn để gom hàng. Tuy nhiên, trại lớn vốn có mối quen từ trước. Thương lái muốn trả giá thấp thì khó mua được heo.

     

    Cuối cùng thương lái phải tìm vào các doanh nghiệp chăn nuôi và rào cản lặp lại. Heo của doanh nghiệp có chất lượng tốt hơn và vị thế cũng chủ động. Giá bán ra bao nhiêu là do doanh nghiệp quyết định. Thương lái phải chấp nhận mua đắt nhưng giấy tờ chứng nhận đầy đủ rồi bán ra ngoài với giá cao hơn mới có lời.
    “Lúc đó, giá sàn ngoài thị trường tự động tăng chứ công ty chưa cần nâng giá trước. Và các thương lái nhỏ lẻ vô tình trở thành hệ thống làm giá cho công ty”, ông Trung giải thích.

     

    Biến ảo quanh giá niêm yết

     

    Giải thích kỹ hơn, ông Phan Anh Minh, thương lái ở huyện thống nhất (Đồng Nai) kể, ngoài lượng heo cung cấp theo hợp đồng, công ty chăn nuôi vẫn có một lượng nhất định để cung cấp thị trường tự do.

     

    Giá niêm yết mà công ty đưa ra chỉ để cho thương lái áp dụng làm định mức để thu mua ngoài dân và bao giờ cũng dưới giá công ty. Ví dụ, công ty đăng 47.000 đồng/kg thì họ chỉ đi thu mua của dân 44.000 – 45.000 đồng/kg. Ngược lại, công ty không bán heo của mình cho thương lái bên ngoài theo giá sàn mà bán cao hơn. Ví dụ giá sàn 47.000 đồng/kg thì họ bán 48.000 đồng/kg.

     

    Thương lái mua ở công ty không thể chê bai rồi dìm giá xuống như khi mua ở nông dân. Nhưng nếu muốn duy trì nghề giết mổ, họ cứ phải mua rồi bán giá cao hơn, bắt người lấy thịt tiêu thụ ra chợ hoặc người tiêu dùng chi trả. “Khi các điểm tiêu thụ cuối cùng không chấp nhận thì thương lái nhỏ phải gánh chịu. Cách làm giá như thế của công ty như thế có thể đánh bật luôn những tay buôn nhỏ lẻ”, anh Minh nhận định.

     

    Giá heo Việt Nam cao nhất thế giới

     

    Giá heo hơi Việt Nam đang cao hơn mức bình quân của thế giới ít nhất 5.000 đồng/kg. Heo nội đắt, heo ngoại được ưa chuộng nên lượng thịt nhập khẩu tăng đột biến trong tháng 5 vừa qua.

     

    Báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết: Tháng 5.2018, tổng sản lượng thịt nhập khẩu đạt gần 30.000 tấn, trị giá gần 43 triệu USD; tăng hơn 50% về lượng và 39% về giá trị so với tháng 4.2018.
    Trung Quốc là nước sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới và có giá khá rẻ. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng heo cung cấp ra thị trường của Trung Quốc năm 2018 lên tới gần 55 triệu tấn, tăng 2,3% so với năm 2017. Sản lượng tăng khiến giá heo hơi tại nước này suốt từ đầu năm đến nay luôn duy trì ở mức thấp. Trong những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7 này, heo hơi cao nhất ở tỉnh Chiết Giang chỉ khoảng 11,78 CNY/kg (gần 41.000 đồng/kg)

     

    Thấp nhất là tại Tân Cương, trung bình ở mức 10,68 CNY/kg (khoảng 37.154 đồng/kg). Hiện đang là mùa hè, nhu cầu tiêu thụ thịt thấp, nên giá heo hơi tại Trung Quốc sẽ khó tăng. Nguồn cung dư thừa cũng là một trong những lý do Trung Quốc tuyên bố tăng thuế nhập khẩu thịt heo Mỹ thêm 25% từ ngày 6.7.2018.

     

    Mỹ là nước xuất khẩu thịt heo lớn nhất thế giới và cũng là nhà cung cấp thịt heo lớn nhất cho thị trường Việt Nam hiện nay với 37% thị phần. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, dù những ngày cuối tháng 6, giá thịt heo của Mỹ có tăng nhẹ 3,5 USD cent/pound, lên mức 80,8 USD cent/pound, khoảng 41.000 đồng/kg. Nước có ngành chăn nuôi lớn, phát triển trong khu vực là Thái Lan, giá heo hơi bán tại trại chỉ có 1,67 USD/kg (38.500 đồng/kg), trong khi giá thành sản xuất là 1,92 USD/kg. Hiệp hội chăn nuôi ở Thái đã yêu cầu các trại chăn nuôi quy mô trên 5.000 con phải giảm sản lượng, đẩy mạnh xuất khẩu tiểu ngạch sang các nước lân cận.

     

    Trong khi đó, tại Việt Nam giá heo hơi đã tăng mạnh suốt quý 2/2018, với mức tăng tổng cộng lên đến 15.000 – 16.000 đồng/kg so với cuối năm 2017. Mức giá phổ biến ở các tỉnh miền Bắc từ 48.000 – 50.000 đồng/kg, còn các tỉnh miền Nam 44.000 – 45.000 đồng/kg. Như vậy, so với khu vực và thế giới, giá heo hơi của Việt Nam đang ở mức cao nhất trong suốt 3 tháng qua. Lý do giá thịt heo Việt Nam ngược chiều thế giới, theo Bộ NN&PTNT, trong 6 tháng đầu năm tổng đàn heo giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2017; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cũng giảm 1%, chỉ đạt 2,19 triệu tấn.

    KHÁNH CHƯƠNG – CHÍ NHÂN

    Ông Vũ Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH Trường Giang (TP.Biên Hòa) hiện đang cung cấp từ 70-80 tấn heo pha lóc/ngày ra thị trường, cho rằng giá heo tăng liên tục, doanh nghiệp giết mổ, phân phối thịt heo pha lóc như ông đang phải bù lỗ. Về lâu dài, thị trường sẽ không chấp nhận mức giá này vì quá cao so với mặt bằng chung của thế giới. Ông Tư cho rằng người chăn nuôi không nên nhìn vào mức giá hiện nay để vội vã tái đàn mà phải tính toán kỹ theo hướng chăn nuôi bền vững để giảm giá thành sản xuất, tham gia vào chuỗi liên kết… Vì chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát sẽ không thể cạnh tranh được với các chuỗi liên kết bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.