[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sau Tết Nguyên đán, nhiều đơn vị cung cấp TACN đã thông báo tới khách hàng việc điều chỉnh giá TACN. Việc tăng giá này được các công ty lý giải nhằm “ổn định chất lượng sản phẩm” và do giá nguyên liệu lên quá cao. Trung bình, giá TACN tăng khoảng 7.500 đồng/bao 25kg.
Giá TACN tăng cao ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của người chăn nuôi
Tác động trực tiếp tới lợi nhuận của người chăn nuôi
Giá các loại TACN liên tục điều chỉnh theo chiều hướng tăng, trong khi ngành chăn nuôi liên tục gặp rủi ro do dịch bệnh và giá cả xuống thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý đầu tư của nông dân.
Ông Hà Văn Tuấn, chủ trại chăn nuôi lợn tại Phương Định (Trực Ninh, Nam Định) cho hay: Đại lý kinh doanh TACN vừa thông báo, giá TACN đồng loạt tăng thêm khoảng 300 đồng/kg tùy loại.
“Đừng nghĩ 300 đồng con là “tiền vụn”, vì mỗi trang trại chăn nuôi cả trăm con, mỗi con lỗ thêm cả trăm nghìn là mỗi lứa lợn lỗ thêm hàng chục triệu. Chỉ tăng thêm 300 đồng/kg cám, nhưng sẽ “cộng gộp” thêm vào giá thành lợn hơi ít nhất 75.000 – 80.000 đồng/con, trong khi giá lợn hơi không thể tăng vượt mức 58.000 đồng/kg, người chăn nuôi càng thua lỗ nặng”, ông Tuấn bức xúc.
Là trang trại đang nuôi hàng nghìn con lợn thịt ở Mỏ Cày Bắc (Bến Tre), ông Phạm Văn Hoạt cho biết, từ tháng 11/2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã có khoảng 10 lần điều chỉnh tăng, với mức tăng tổng cộng khoảng 70.000-100.000 đồng/bao, tùy loại. Theo đó, hiện giá bán lẻ nhiều loại TACN trên thị trường đang ở mức rất cao.
Tại nhiều tỉnh vùng ÐBSCL, nhiều loại thức ăn gia súc của các thương hiệu như: Hi-Gro, An Co, Green Feed, Dabaco… có giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng ở mức 270.000-290.000 đồng/bao đối với thức ăn dành cho lợn nái, còn thức ăn dành cho lợn thịt ở mức 330.000-360.000 đồng/bao.
Bà Nguyễn Thị Bình, chủ đại lý kinh doanh TACN trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Chỉ trong năm 2021 giá các loại TACN có tới 10 lần điều chỉnh giá, chủ yếu giá điều chỉnh theo hướng tăng. Tính đến nay giá TACN tăng từ 20 đến 30% so với cùng kỳ. Bước sang đầu năm 2022, giá các loại TACN lại tiếp tục tăng. Theo bà Bình, nhiều doanh nghiệp TACN lớn như: Cargill Việt Nam; Proconco; New Hope… đã đồng loạt tăng giá bán, theo đó mức tăng giá cao nhất là 300 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc kinh doanh miền Bắc (Công ty TNHH De Heus) dự báo, giá TACN sẽ còn tăng trong quý II/2022. “Cứ đà này từ nay đến hết quý II/2022 giá các loại nguyên liệu nhập khẩu sẽ còn tăng cao, hiện giá các sản phẩm đã tăng gần như 100%… Tuy vậy, chúng tôi vẫn phải chấp nhận để hỗ trợ người chăn nuôi. Trong tháng 3, De Heus phối hợp với Meat Deli để bao tiêu đầu ra cho bà con nuôi heo. Về chăn nuôi gà, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh chăn nuôi liên kết, cung cấp TACN, gà… một giá”.
Tháo gỡ khó khăn
Lý giải về nguyên nhân giá TACN tăng lên sau tết, ông Phùng Văn Phương, Giám đốc kinh doanh vùng miền Bắc của một doanh nghiệp FDI cho biết, chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi từ các khu vực trồng chính trên thế giới tại các nước Nam Mỹ; đồng thời cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine (nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và thứ tư trên thế giới) có tác động lớn đến giá ngô và lúa mỳ trên thị trường thế giới.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng, nếu ở điều kiện bình thường, giá thức ăn hỗn hợp sẽ ổn định hoặc giảm xuống sau khi giảm thuế giá nguyên liệu khoảng 1-2 tháng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kèm theo căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine khiến các nước, các doanh nghiệp có xu hướng tăng cường tích trữ vì lo ngại giá hàng hóa leo thang, giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, giá xăng dầu cũng tăng phi mã, lên đỉnh 8 năm khiến chi phí vận chuyển, logistics đẩy giá nguyên liệu tăng theo.
“Trước cơn bão giá TACN năm 2021, Quốc hội, Chính phủ thông qua việc giảm thuế nguyên liệu nhưng chỉ có thể đỡ cho doanh nghiệp phần nào. Còn Việt Nam phụ thuộc 90% nguyên liệu của thế giới, nên giá cả sẽ biến động theo xu hướng chung. Các doanh nghiệp vẫn đang tích trữ và giá TACN hỗn hợp có thể sẽ tiếp tục tăng”, ông Trọng nói.
Về lâu dài, Chiến lược chăn nuôi đến năm 2030 sẽ cố gắng giảm tỷ lệ thịt heo trong rổ thực phẩm của người Việt xuống còn 60%, thay vì 65-66% như hiện nay. Đồng thời tăng tỷ lệ thịt gia cầm lên 30% thay vì 26-27%, gia súc ăn cỏ lên 10%. Với chiến lược này, ngành chăn nuôi có thể giảm phần nào sự phụ thuộc vào thức ăn hỗn hợp và tận dụng tối đa tài nguyên sẵn có như thóc gạo, rơm rạ, cỏ…
Hạ Nhiên (Tổng hợp)
Bộ Tài chính dự báo trong tháng Ba và các tháng còn lại năm 2022, sẽ có một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá do nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn từ xu hướng tăng giá trên thế giới và nhu cầu đầu tư, tiêu dùng trong nước khi kinh tế phục hồi, trong đó có mặt hàng TACN. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ động, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành địa phương triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản lý, điều hành giá, bình ổn giá cả thị trường.
- giá tacn li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất