Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc đã tăng mạnh từ mức dưới 2% đầu năm lên tới 3,8% trong tháng 10, trong đó nguyên nhân chủ yếu được cho là do giá thịt lợn tăng chưa từng có. Nhưng theo cơ quan chức năng nước này, từ đầu tháng 11 đến nay, giá thịt lợn đã bắt đầu giảm nhờ nhiều giải pháp bình ổn đồng bộ và hiệu quả từ Chính phủ và các địa phương.
Một điểm bán thịt lợn bình ổn giá ở Trung Quốc.
“Khủng hoảng” thịt lợn chưa từng có
Thịt lợn là mặt hàng quan trọng trong đời sống người dân Trung Quốc. Các sản phẩm sản xuất từ thịt lợn chiếm tới 62,7% cơ cấu tiêu thụ các loại thịt của người tiêu dùng nước này. Do vậy, thịt lợn đã trở thành mặt hàng thiết yếu nằm trong danh mục hàng hóa dự trữ quốc gia của đất nước đông dân nhất thế giới.
Một năm qua, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức tạp đan xen, như tính chu kỳ trong quá trình sản xuất hay sự can thiệp hành chính không phù hợp vào thị trường, các rào cản hạn chế ngành chăn nuôi lợn để bảo vệ môi trường ở một số địa phương, nhất là tác động của dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung thịt lợn đã giảm mạnh, tái đàn và mở rộng quy mô sản xuất lợn hơi ở Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn.
Theo thống kê của Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc, CPI tháng 10-2019 tăng tới 3,8%, mức chưa từng có từ đầu năm đến nay, trong đó, giá các loại thực phẩm tăng 15,5%, kéo theo 3,05% trong tổng mức tăng CPI. Đáng chú ý, trong các loại thực phẩm, giá thịt lợn tăng tới 101,3%, là nhân tố đóng góp tới gần 2/3 trong mức tăng chung chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Giá thịt lợn tăng, kéo theo các mặt hàng thiết yếu khác như thịt bò, thịt cừu, trứng cũng lần lượt tăng tới 10,2%, 11,7% và 4,5% trong mười tháng đầu năm. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đứng trước cuộc “khủng hoảng” trầm trọng về thiếu nguồn cung thịt lợn. Giải quyết vấn đề giá thịt lợn trở thành bài toán dân sinh hàng đầu của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Giá thịt lợn bắt đầu giảm
Mới đây, phát biểu tại Hội chợ nông sản quốc tế Trung Quốc tổ chức tại tỉnh Giang Tây, Bộ trưởng Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc Hàn Trường Phú cho biết, từ đầu tháng 11 đến nay, giá lợn hơi và các loại thịt lợn đã bắt đầu giảm, ngành sản xuất lợn hơi cũng sẽ từng bước khôi phục nhờ nhiều chính sách hỗ trợ, bình ổn đồng bộ dần phát huy hiệu quả.
Giá thịt lợn bán buôn bình quân ở thành phố Bắc Kinh trong ngày 15-11 vào khoảng 33 nhân dân tệ/kg (4,7 USD/ kg); giảm tới 3 nhân dân tệ (0,43 USD) so với ngày trước đó. Theo nhiều chuyên gia, thời gian tới, giá thịt lợn ở Trung Quốc sẽ ổn định và giảm dần; song tình trạng giá thịt lợn ở mức cao vẫn còn duy trì trong một khoảng thời gian.
Để bình ổn giá thịt lợn, nhà chức trách Trung Quốc đã phải áp dụng nhiều biện pháp khẩn cấp, như bơm vào thị trường hàng nghìn tấn thịt đông lạnh từ nguồn dự trữ quốc gia, tăng nhập khẩu các nguồn thịt từ nước ngoài, đẩy mạnh chống đầu cơ thịt lợn, khuyến khích người dân sử dụng các loại thực phẩm thay thế…
Theo người đứng đầu ngành nông nghiệp Trung Quốc, giá thịt lợn dần đi vào ổn định là nhờ hàng loạt những chính sách đồng bộ, hiệu quả từ các bộ, ngành, địa phương nhằm ổn định ngành chăn nuôi, sản xuất; như dỡ bỏ hạn chế chăn nuôi lợn ở nhiều khu vực, tăng cường các giải pháp hỗ trợ, nhất là bảo đảm về đất đai, nhà xưởng cho chăn nuôi, mở các “con đường chuyên biệt” cho vận chuyển thịt lợn, hỗ trợ tối đa về tài chính, cho vay ưu đãi với hộ chăn nuôi… Với sự vào cuộc đồng bộ và hiệu quả của các ngành, các cấp, niềm tin của thị trường đã được khôi phục đáng kể.
Tháng 10 năm nay, số lượng lợn nái trong cả nước lần đầu tiên không giảm, mà bắt đầu tăng; mức giảm số lượng lợn hơi trong chuồng ở mức thấp nhất. Trong tháng 11, giá lợn hơi và thịt lợn các loại bắt đầu giảm, đồng thời, sản lượng các loại thịt gia cầm, thịt bò, thịt cừu cũng tăng đáng kể, góp phần bảo đảm nguồn cung cho thị trường.
Nhiều giải pháp bình ổn thời gian tới
Mới đây, Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc công bố hàng loạt các giải pháp nhằm bình ổn giá thịt lợn, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi trong dài hạn, từ đó ổn định cung cầu thị trường, bảo đảm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.
Cụ thể, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy sản xuất chăn nuôi, thông qua việc tăng cường hỗ trợ và đầu tư từ ngân sách nhà nước, thúc đẩy xây dựng các cơ sở chăn nuôi lợn hơi và sản xuất lợn giống quy mô lớn, mở rộng phạm vi thực hiện các dự án xử lý và tận dụng chất thải chăn nuôi, để thúc đẩy ổn định sản xuất, bảo đảm nguồn cung lợn hơi.
Thêm vào đó, Trung Quốc xác định phải tăng nguồn cung các loại thịt bằng nhiều kênh khác nhau; trong đó gia tăng sản xuất và cung ứng thịt bò, thịt cừu, thịt gia cầm và trứng gà, mở rộng nhập khẩu thịt lợn và các loại thịt thay thế khác, bảo đảm đủ các sản phẩm thịt cung ứng cho thị trường.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng sẽ làm tốt công tác cung cấp thịt lợn dự trữ, trên cơ sở đánh giá chính xác nhu cầu thị trường, thời gian và địa điểm, hướng tới các đối tượng người nghèo, thu nhập thấp; có hình thức trợ giá vào thời điểm thích hợp, tăng cường phối hợp trong quản lý, giám sát để duy trì trật tự thị trường…
Với nhiều giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành, địa phương, Trung Quốc kỳ vọng có thể khống chế hiệu quả đà tăng, thúc đẩy giá thịt lợn ổn định và giảm dần về mức hợp lý, nhằm bảo đảm nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho gần 1,4 tỷ dân trong cuối năm nay và sang năm 2020, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
TÔ MINH – HỮU HƯNG
Nguồn: Báo Nhân Dân
- giá thịt lợn li>
- thịt lợn trung quốc li> ul>
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
- Xu hướng mới của chăn nuôi công nghệ cao
- Việt Nam thu hơn 423 triệu USD từ xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
- Xu hướng mới của chăn nuôi công nghệ cao
- Việt Nam thu hơn 423 triệu USD từ xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất