Những ngày vừa qua, giá lợn hơi tiếp tục tăng ở cả 3 miền trên cả nước. Tuy nhiên, người chăn nuôi chưa kịp mừng đã phải lo thịt lợn Trung Quốc tràn vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch, gây xáo trộn thị trường và tiềm ẩn dịch bệnh. Việc tổ chức lại chăn nuôi trong nước để tăng sức cạnh tranh đang đặt ra cấp thiết.
Thịt lợn nhập ngoại gây sức ép lớn với ngành chăn nuôi trong nước. Ảnh: Sơn Hà
Hiện nay, vấn đề đáng lo ngại là thịt lợn Trung Quốc đang có mức chênh rất lớn với thị trường Việt Nam, dao động ở mức 35.000 đồng đến 38.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cảnh báo, nếu không kiểm soát kỹ thì nguy cơ thịt lợn Trung Quốc sẽ sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch với số lượng lớn, gây xáo trộn trên thị trường, nhất là ở các tỉnh miền Bắc giáp ranh Trung Quốc.
Bà Nguyễn Thị Hà, thương lái chuyên thu gom thịt lợn tại Hà Nội chia sẻ, hiện một số thương lái vẫn trao đổi mỗi chuyến khoảng 10 con qua đường tiểu ngạch tại các tỉnh biên giới. Lợn nhập khẩu qua đường tiểu ngạch chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ ở các tỉnh biên giới, vào sâu nội địa hơn thì chưa nhiều. Tuy nhiên nếu lực lượng chức năng lơ là, việc các đầu lậu “hoành hành” với nhiều hình thức, có thể tuồn một lượng lớn thịt lợn vào sâu nội địa. Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, việc nhập lậu lợn sống có nguy cơ mang theo dịch bệnh rất lớn, chỉ cần một đợt dịch bệnh xảy ra có thể tàn phá cả ngành chăn nuôi Việt Nam.
Thực tế cho thấy, những cảnh báo trên không quá khi thời gian qua, lực lượng chức năng các địa phương ở khu vực biên giới như: Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn… liên tiếp phát hiện lợn Trung Quốc được nhập lậu về Việt Nam. Thậm chí, người dân một số khu vực giáp biên giới đã sang Trung Quốc mua lợn thịt, lợn giống mang về thị trường trong nước tiêu thụ kiếm lời. Toàn bộ việc mua bán đều không có giấy tờ cũng như kiểm dịch thú y. Mới đây nhất, ngày 3-7 lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn phối hợp với Công an huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn) phát hiện 2 xe ô tô đang vận chuyển 18 con lợn thịt, trọng lượng hơn 3 tấn nhập lậu từ Trung Quốc đưa về các tỉnh tiêu thụ.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết, Chi cục đang kiểm soát chặt chẽ nguồn lợn nhập từ các tỉnh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã ký hợp tác kiểm soát thú y với 24 tỉnh khu vực phía Bắc, theo đó mọi diễn biến về lưu thông, vận chuyển… sẽ được trao đổi trong ngày.
Chăm sóc đàn lợn thịt tại xã Cổ Đông (thị xã Sơn Tây). Ảnh: Bá Hoạt
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, hiện đàn lợn cả nước có khoảng 26,42 triệu con, so với cùng kỳ năm 2017 sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 3,27 triệu tấn, tăng 3,49%. Ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều thách thức, trước hết là giá thành sản xuất của Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực. Ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam khẳng định, ngành chăn nuôi nước ta đang chịu sức ép rất lớn trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế, trong khi Nhà nước chỉ có thể cấm nhập khẩu các loại thịt không đạt chất lượng, còn vẫn phải bảo đảm giao thương thuận lợi giữa các nước. Để tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, ngành chăn nuôi phải tổ chức lại theo hướng công nghiệp hóa chăn nuôi trang trại, chuyên nghiệp hóa chăn nuôi nông hộ.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Hòa Mỹ, huyện Ứng Hòa nhận định, một mặt Nhà nước cần siết chặt quản lý việc nhập khẩu lợn, nhằm ổn định tình hình chăn nuôi trong nước, vốn đã khốn đốn một thời gian dài do giá giảm sâu. Mặt khác, bản thân người chăn nuôi cũng cần tổ chức chăn nuôi chuyên sâu, không tái đàn, tăng đàn ồ ạt, chăn nuôi ổn định gắn với thị trường.
Trước tình hình giá lợn trong nước tăng cao, Bộ NN&PTNT khuyến cáo bộ, ngành liên quan và các địa phương siết chặt kiểm soát các cửa khẩu, đồng thời việc tái đàn cũng cần tính toán, người nuôi nên bán lợn từ 100 đến 120kg/con là hợp lý, tránh tình trạng khan hiếm ảo, gây áp lực cho thị trường, nhất là khi những tháng mùa hè nắng nóng, nhu cầu thịt lợn giảm nhiều. Về phía các địa phương cũng tăng cường chỉ đạo Sở NN& PTNT, lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra, ngăn chặn nạn nhập lậu động vật, các sản phẩm từ động vật trên tuyến biên giới và trong nội địa.
Bạch Thanh
Nguồn: Hà Nội Mới
- chăn nuôi lợn li>
- giá heo hơi hôm nay li>
- thịt nhập khẩu li>
- thịt lợn nhập khẩu li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất