[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Chăn nuôi, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ lắp đặt trong hệ thống chuồng trại đã cơ bản được sản xuất ở trong nước nhưng chất lượng, giá thành, tính đồng bộ, mức độ chính xác, độ bền thấp nên vẫn phải nhập khẩu từ các hãng trên thế giới.
Trong giai đoạn 2014-2019, tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cho hệ thống chuồng trại chăn nuôi đạt trên 222 triệu USD, trung bình là 37 triệu USD, tăng trưởng bình quân là 53,5%/năm. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu bình hệ thống chuồng trại là 55,3% cho chăn nuôi gia cầm, 42,3% cho chăn nuôi lợn, trâu bò là 1,7% và các vật nuôi khác là 0,7%.
Về tỷ lệ nội địa hóa trong tổng giá trị máy móc, trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong hệ thống chuồng trại chăn nuôi ước đạt 40%, cụ thể: (1) vật liệu xây dựng cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống chuồng trại chăn nuôi đạt gần 100%; (2) sản phẩm cơ khí từ thép, kẽm để lắp khung, mái, cửa, phân lô, ô, lồng, xy lô đặt gần 100%; (3) Hệ thống quạt trần, quạt tròn công nghiệp để làm mát trong chuồng trại đạt gần 60%; (4) Máng ăn, máng uống, đường ống dẫn nước đạt trên 80%; (5) Hệ thống dẫn thức ăn khô, lỏng đạt 60%; (6) tỷ lệ dàn giấy làm mát chiếm 10%: (7) Tỷ lệ hệ thống thép ruột gà trong ống dẫn truyền thức ăn đạt 10%.
Cũng theo Cục Chăn nuôi, trong giai đoạn này, kim ngạch nhập khẩu cho hệ thống xử lí chất thải chăn nuôi chỉ chiếm 6,1% (13,6 triệu USD), trung bình là 2,26 triệu USD/năm, đạt tăng trưởng bình quân 136%/năm. Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là máy ép phân, máy bơm trục đứng, bạt địa tầng kỹ thuật HDPE, chế phẩm vi sinh, hóa chất môi trường.
Tâm An
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất