Nhiều người hoài nghi về chất lượng gà không đầu, không chân đang bán đầy vỉa hè Sài Gòn với giá bèo.
Thời gian gần đây tại một số chợ lẻ và nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM như Âu Cơ, Ni Sư Huỳnh Liên, Lê Đức Thọ… xuất hiện nhiều điểm bán “gà mái đẻ”, “gà dai Hàn Quốc” với giá siêu rẻ chỉ 35.000-45.000 đồng/kg.
Thậm chí một số người bán dạo trên xe đẩy với giá 60.000 đồng/con. Mức giá này chỉ bằng 1/2, thậm chí 1/3 so với giá gà ta đang bán trên thị trường.
Đặc điểm của loại gà này là đã được làm sạch, không đầu, không chân, không nội tạng; không có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ và được quảng cáo là thịt dai, ngon. Trọng lượng mỗi con dao động trung bình 1,2-1,7 kg.
Anh Tuấn, người chở gà bán tại đường Ni Sư Huỳnh Liên (quận Tân Bình), cho biết loại gà này được khách ưa chuộng nên bán nhanh. Nhiều khách hàng mua 1-2 con. Đặc biệt, các quán cơm, phở, cháo ưa chuộng và nhập về làm nguyên liệu bởi giá thành rẻ hơn các loại gà thông thường. “Gà này ăn khá ngon và dai không khác gì gà ta. Luộc, kho, nướng… đều được” – anh Tuấn nói.
Khi hỏi về nguồn gốc, xuất xứ, nhiều người bán chỉ trả lời chung chung là lấy tại các vựa cung cấp gà sỉ. “Sở dĩ gà không đầu, không chân là vì được cắt riêng để bán” – một người bán tên Hùng giải thích thêm.
Những con gà không rõ nguồn gốc được bày bán trên thị trường với giá khá rẻ. Ảnh: QUANG HUY
Làm thức ăn cho thú cưng, phân bón
Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết loại gà thải loại đang bán đầy rẫy trên thị trường Việt Nam nhiều nước không dùng làm thực phẩm cho người. Họ làm bột thịt thức ăn chăn nuôi cho thú cưng và cũng có nước dùng làm phân bón cho cây trồng.
“Vì loại gà này đã khai thác thời kỳ đẻ trứng, thịt gà còn ít chất dinh dưỡng, sử dụng nhiều loại vaccine, kháng sinh và thuốc thú y khác. Hơn nữa, thịt gà đẻ lâu năm nên thịt dai, người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới không thích ăn nên họ đẩy sang nước khác” – ông Bình lý giải.
Cũng theo ông Bình, hiện nay tại Việt Nam loại gà đẻ khai thác hết năng suất đẻ trứng vẫn được bán ra thị trường làm thực phẩm bình thường. Loại gà này thường là gà Tam Hoàng, vì nuôi đẻ trứng nên thịt dai như thịt gà ta được bán với giá khá rẻ khoảng 30.000 đồng/kg bắt bán tại chuồng. Tuy nhiên, loại gà già này ở Việt Nam vẫn được các trang trại vỗ béo nên thịt ăn ngọt, ngon hơn loại thịt gà dai nhập khẩu.
“Nhiều đơn vị thu mua bán ra các quán ăn, nhà hàng được giới thiệu là gà ta, gà thả vườn. Loại gà này vẫn được cơ quan chức năng kiểm tra kiểm dịch như các sản phẩm gà thịt khác” – ông Bình nói thêm.
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, lượng gà dai từ Hàn Quốc được nhập khẩu về ồ ạt với giá bán ra thị trường rất rẻ. Nguyên nhân do nước này chuyên nuôi gà đẻ trứng nên số lượng rất nhiều. Hơn nữa, Hàn Quốc cấm dùng loại gà này làm thực phẩm cho người nên buộc các trang trại phải tiêu hủy, chế biến làm thức ăn chăn nuôi.
Ông Ngọc nói tiếp: “Chất lượng gà thải loại nhập khẩu rất đáng lo vì gà đẻ trứng được tiêm nhiều kháng sinh, chất kích thích nên tồn dư có thể còn khá nhiều”.
Một số trang trại cũng cho hay gà mái đẻ thải giá rẻ đang bán dạo khó có thể là gà trong nước. Bởi thời điểm này, giá trứng đang tăng cao, nhiều chủ trang trại quyết định giữ lại gà để có thêm lãi nên rất ít cơ sở thải ra để bán lấy thịt. Do vậy, gà siêu rẻ đang bán trên thị trường là gà thải, còn gọi là gà “rác” nhập từ Hàn Quốc.
Người dùng lo, cơ quan chức năng vào cuộc
Trước những thông tin trên, người tiêu dùng không tránh khỏi hoang mang về độ an toàn chất lượng của sản phẩm. Anh Hoàng Nguyễn, ngụ quận 3 lo ngại: “Hết rác công nghiệp đến rác thực phẩm, rác gà thải. Tại một siêu thị có bán loại gà dai quay vàng nguyên con chỉ khoảng 72.000 đồng/kg. Không biết có phải là loại gà thải Hàn Quốc già nuôi đẻ trứng không? Giá rẻ nhưng ăn có hợp cho sức khỏe không?”. Anh Nguyễn Thanh Vũ thắc mắc: “Những con gà này liệu có đảm bảo an toàn và vừa ngon-bổ-rẻ hay không? Tại sao cơ quan chức năng lại để nhập loại gà này về bán tràn lan cho người dân làm thực phẩm?”.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ Nguyễn Văn Ngọc cũng bức xúc: Đối với mặt hàng gà thải loại không đầu, không chân nhập khẩu thì bán tràn lan trên thị trường không ai quản lý, không biết nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Trong khi đó, gà trong nước bán ra thị trường phải truy xuất nguồn gốc, đáp ứng đủ các thủ tục, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thú y, chất lượng…
“Do vậy, cần kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các sản phẩm thịt gà cũng như các sản phẩm thịt nhập khẩu khác vào Việt Nam. Nếu không ngành chăn nuôi trong nước sẽ khó cạnh tranh, bị giết chết ngay trên sân nhà” – ông Ngọc cảnh báo.
Tuy nhiều ý kiến lo ngại ăn loại gà thải, gà “rác” này có hại cho sức khỏe do sử dụng nhiều chất kháng sinh, vaccine… nhưng trả lời báo chí, một cán bộ của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) nói: Tùy vào liều lượng và thời gian cách ly trước khi xuất bán mà gà có thể nhiễm hoặc không nhiễm kháng sinh. “Để nói rằng có hay không kháng sinh trong gà thải loại và có hay không ảnh hưởng người dùng thì cần có cơ sở khoa học” – vị cán bộ thú y nói.
Trong khi đó đại diện Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết đã tiếp nhận thông tin (về gà thải loại giá rẻ bán đầy vỉa hè – PV) và đội thanh tra của ban đã tiến hành kiểm tra. Khi có kết quả kiểm tra sẽ công bố công khai để mọi người biết.
Quang Huy – Thu Hà
Nguồn: báo Pháp Luật
Nhập khẩu chưa tới 5.000 đồng/kg?
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, gà thải loại khi nhập về đã không có đầu, chân, nội tạng. Khi nhập khẩu thịt gà, nếu nhập nguyên con doanh nghiệp sẽ phải chịu mức thuế là 40% nhưng nếu xẻ nhỏ từng bộ phận ra thì thuế nhập khẩu chỉ còn là 20%. Do đó doanh nghiệp thường cho cắt bỏ đầu, chân để được hưởng thuế suất nhập khẩu 20%.
Cũng theo ông Ngọc, các đơn vị mua loại gà này ở Hàn Quốc tính ra tiền đồng Việt Nam chưa tới 5.000 đồng/kg. Như vậy tính ra với mức giá bán khoảng 40.000-50.000 đồng/kg ra thị trường, các đơn vị kinh doanh vẫn có lợi nhuận rất lớn.
- vệ sinh an toàn thực phẩm li>
- thịt gà nhập khẩu li>
- thịt gà rẻ li>
- gà không đầu siêu rẻ li> ul>
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Bảo vệ: Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập trụ sở mới tại Việt Nam
- Tầm quan trọng của dịch vụ hậu mãi trong việc tối ưu hóa hiệu suất
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Những tiến bộ công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
Tin mới nhất
T4,04/12/2024
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Bảo vệ: Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập trụ sở mới tại Việt Nam
- Tầm quan trọng của dịch vụ hậu mãi trong việc tối ưu hóa hiệu suất
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Những tiến bộ công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Bảo vệ: Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập trụ sở mới tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất