Trong thời gian qua, diễn biến của bệnh Dịch tả lợn châu Phi khiến nhiều người chăn nuôi lợn như “ngồi trên đống lửa”, bởi bệnh phát triển ngày càng phức tạp, tốc độ lây lan nhanh, số đàn lợn bị tiêu hủy ngày càng lớn. Thực trạng này cho thấy, nếu không có giải pháp cấp bách và đồng bộ để bù đắp thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn những tháng cuối năm nay…
Trang trại chăn nuôi của hộ ông Nguyễn Hoàng Anh ở thôn Trung Sơn (xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai) vừa phải tiêu hủy 120 con lợn do mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi. “Tuy khu chuồng trại trắng vôi bột, bỏ trống đã nửa tháng nay, song gia đình tôi chưa có ý định tái đàn bởi bệnh dịch ở địa phương lân cận chưa có dấu hiệu giảm”, ông Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, hiện Hà Nội đã phải tiêu hủy khoảng 200.000 con lợn, chiếm hơn 10% tổng đàn lợn trên địa bàn thành phố do mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Việc khan hiếm nguồn cung thịt lợn cuối năm rất có thể xảy ra, bởi thời điểm này, ngành Nông nghiệp Hà Nội vẫn khuyến cáo, chỉ đạo các địa phương có bệnh Dịch tả lợn châu Phi tuyệt đối không tái đàn nếu chưa bảo đảm an toàn trong chăn nuôi…
Không riêng Hà Nội, tại một số tỉnh, thành phố khác của cả nước đang xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới cũng đang trở thành nỗi lo chung. Là tỉnh có đàn lợn quy mô lớn chỉ sau Hà Nội (1,2 triệu con), Thanh Hóa cũng đối mặt với thực trạng này. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền cho biết: “Nếu bệnh Dịch tả lợn châu Phi cứ lây lan và phải tiêu hủy số lượng nhiều như hiện nay thì nguy cơ thiếu thịt lợn vào những tháng cuối năm là rất lớn”…
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hơn 3 tháng qua, kể từ ngày phát hiện bệnh Dịch tả lợn châu Phi đầu tiên đến nay, bệnh đã lây lan tới 40 tỉnh, thành phố với hơn 1,7 triệu con lợn bị tiêu hủy và con số lợn bị tiêu hủy gia tăng từng ngày khi bệnh này vẫn chưa được khống chế. Để ổn định nguồn cung – cầu thịt lợn trên địa bàn cả nước, đặc biệt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thường tăng mạnh dịp cuối năm, Bộ NN&PTNT đã có nhiều giải pháp. Đơn cử, Bộ đã có nhiều buổi làm việc với các doanh nghiệp lớn về chăn nuôi lợn như: CP, Dabaco…, đề nghị doanh nghiệp tổ chức chăn nuôi an toàn dịch bệnh và chủ động nguồn giống lợn, sẵn sàng cung cấp việc tái đàn cho khu vực trang trại khi bệnh này được khống chế.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, vai trò của doanh nghiệp giết mổ và cung ứng thịt mát, thịt cấp đông theo chuỗi hết sức quan trọng. Theo đó, các địa phương cần có cơ chế tài chính linh hoạt, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức thu mua lợn sạch tại các địa bàn chưa có bệnh dịch, sau đó tổ chức giết mổ, trữ đông.
Về phía doanh nghiệp, theo kiến nghị của ông Phan Chính Minh, Trợ lý Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ thực phẩm Vinh Anh (Khu công nghiệp Hà Bình Phương, huyện Thường Tín): Nhà máy giết mổ công nghiệp của công ty sẵn sàng tham gia việc thu mua lợn sạch để trữ đông nhằm bình ổn thị trường dịp cuối năm. Tuy nhiên, việc thu mua, trữ đông… cần được các bộ, ngành, đơn vị có cơ chế hỗ trợ tài chính thỏa đáng vì nếu trữ đông sẽ “đội” chi phí rất nhiều…
Về phía người chăn nuôi tại những vùng chưa có bệnh dịch, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị cần áp dụng nghiêm ngặt quy trình phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi; không nên quá lo lắng bán tháo lợn để “chạy dịch” – việc này vừa gây thiệt hại cho chủ nuôi, vừa bị tư thương ép giá; đồng thời, tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối cung – cầu thịt lợn trong các tháng cuối năm…
Còn về lâu dài, Bộ NN&PTNT khuyến nghị người dân có thể bù đắp lượng thiếu hụt thịt lợn bằng gia cầm và các loại gia súc khác. Qua đó có thể tái cơ cấu ngành chăn nuôi nước ta theo hướng đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm; nâng dần tỷ trọng gia cầm và đại gia súc khác; giảm dần sự lệ thuộc vào cơ cấu thịt lợn như hiện nay (chiếm trên 72%). Trong đó, đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm, gia súc khác theo hướng đa dạng nhóm, như: Gà lông màu, gà trắng công nghiệp, gà trứng, thủy cầm, trâu, bò, dê…
BẠCH THANH
Nguồn: Hà Nội Mới
- nguồn cung thịt lợn li>
- dịch tả heo châu Phi li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li>
- bù đắp thiếu hụt li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất