Vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sản phẩm thịt lợn tại TP Hồ Chí Minh đang có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan chức năng và các doanh nghiệp, trang trại sản xuất, chế biến. Sự phối hợp này được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy lùi vấn nạn thực phẩm “bẩn” thời gian tới.
Giám sát chặt chẽ nguồn hàng
Theo Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT TP Hồ Chí Minh), mỗi ngày 19 cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn thành phố cung cấp hơn 8.000 con lợn cho 5.000 tiểu thương phân phối ra thị trường. Tuy vậy, có tới 85% lượng thịt lợn được nhập vào từ các tỉnh, thành khác thông qua 2 chợ đầu mối, bởi ngành chăn nuôi thành phố mới chỉ cung cấp được gần 1.000 con/ngày cho thị trường.
Để kiểm soát chặt chẽ 2 chợ đầu mối và các hệ thống bán lẻ đang chiếm hơn 90% thị phần tiêu dùng thịt lợn tại TP Hồ Chí Minh, UBND thành phố vừa quyết định lập dự án “Mô hình chợ thí điểm ATTP” giai đoạn 2016-2020, trong đó tập trung vào chương trình truy xuất nguồn gốc thịt lợn bằng công nghệ thông tin (Te-Food).
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, Te-Food không có tính bắt buộc nhưng đã nhận được sự hưởng ứng tham gia của các doanh nghiệp, trang trại đến các tiểu thương. Đến thời điểm này 15 doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi với gần 1.000 trang trại; 11 cơ sở giết mổ, 2 chợ đầu mối kinh doanh thịt, 4 chợ bán lẻ và 5 hệ thống siêu thị với 59 siêu thị đã đăng ký tham gia. Đây là tín hiệu cho thấy ý thức bảo đảm ATTP của những người sản xuất, chế biến thực phẩm ngày càng được nâng cao.
Doanh nghiệp, trang trại cùng phối hợp
Trước thông tin trên, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố tỏ ra rất háo hức với chương trình Te-Food. Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) cho biết đang kết nối giữa chương trình Te-Food với các chương trình ATTP của Vissan. Cụ thể, Vissan sẽ tiến hành quản lý từ con giống, thức ăn, chăn nuôi, phối hợp đồng bộ với Te-Food quản lý theo phương thức từ trang trại đến bàn ăn.
Nhằm cụ thể hóa kết nối, vừa qua Vissan đã nhập về 220 con lợn giống thuần chủng từ Hoa Kỳ, được tuyển chọn trực tiếp từ 5 trang trại giống chất lượng hàng đầu. Đây cũng là việc làm nhằm hoàn thiện chương trình truy xuất nguồn gốc, kiểm soát theo chuỗi Feed – Farm – Food (Thức ăn chăn nuôi – Nông
trại – Thực phẩm chế biến) của Vissan.
Dự kiến, chương trình 3F của Vissan sẽ được đưa vào triển khai từ năm 2017. “Muốn vào được thị trường TP Hồ Chí Minh thì người nuôi phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng do thành phố đề ra. Khi đó họ sẽ phải thay đổi để nâng cao chất lượng không chỉ riêng thịt lợn mà còn những loại thực phẩm khác, nếu không muốn đánh mất thị trường”, ông Phú nói.
Là tỉnh cung cấp số lượng lớn thịt lợn mỗi ngày cho người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, các thương lái ở đây đã tự thay đổi phương thức chăn nuôi nhằm bảo đảm sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn ATTP. Bằng cách tự trang bị các phương tiện kiểm nghiệm, nếu nghi ngờ lô lợn thịt nào thì họ sẽ tiến hành kiểm tra ngay tại chỗ, nếu phát hiện lô hàng không đủ điều kiện thì sẽ từ chối thu mua, vận chuyển. Nay TP Hồ Chí Minh có chương trình này, các trang trại và nhà sản xuất chế biến tỉnh Đồng Nai sẽ tham gia và phối kết hợp giải pháp đang triển khai ở địa phương, để đưa thực phẩm sạch nhất đến với người tiêu dùng thành phố.
TP Hồ Chí Minh đang rất nỗ lực để đầu tư cho sản xuất thực phẩm “sạch” theo chuỗi, qua đó từng bước đẩy lùi thực phẩm “bẩn” ra khỏi bàn ăn của người dân. Vì vậy, bất cứ đơn vị nào tham gia sản xuất, cung cấp thực phẩm “sạch” cho người dân sẽ được hỗ trợ bằng nhiều giải pháp hữu hiệu.
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất