Giải pháp khôi phục sức khỏe đàn gia súc, gia cầm sau rét đậm, rét hại   - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Giải pháp khôi phục sức khỏe đàn gia súc, gia cầm sau rét đậm, rét hại  

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời gian qua do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn biến thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường, khó lường không theo quy luật. Mặc dù đã sau Tết Nguyên đán, song khu vực phía Bắc đã liên tiếp diễn ra các đợt rét đậm, rét hại kéo đài, nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 10oC, cộng với mưa phùn, nhiệt độ ẩm thẩm đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đàn gia súc, gia cầm.

    Chăn nuôi bò sữa tại huyện Ba Vì

     

    Những ảnh hưởng trực tiếp đó là con vật chậm lớn, không đảm bảo sức tăng trọng như bình thường, đặc biệt nhiều đàn gia súc gia cầm đã phát sinh dịch bệnh do không đảm bảo các điều kiện chăn nuôi.

     

    Đối với đàn trâu bò nuôi ở điều kiện bình thường không được thực hiện các biện pháp chống rét, chuồng trại không đảm bảo, thức ăn nước uống khan hiếm chăn thả không đúng thời điểm nên nhiều trâu bò đã chết, nhất là đối với bê nghé non.

     

    Đối với chăn nuôi lợn và gia cầm ở quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ không sử dựng hệ thống điện trong chuồng nuôi khi rét đậm rét hại đã có nhiều đàn lợn và đàn gia cầm đã chết vì đói rét và phát sính dịch bệnh.

     

    Nguy hiểm hơn là khi thời gian rét đậm rét hại gia súc gia cầm bị suy giảm miễn dịch đã phát sinh các bệnh truyền nhiễm (như Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro….) làm lây lan ra cả khu vực thậm trí là nơi này nơi khác.

     

    Bên cạnh đó rét đậm rét hại còn ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển, lưu thông gia súc gia cầm từ các  vùng này vùng khác, ảnh hưởng cả việc phát sinh dịch bệnh giữa các vùng, miền. Đối với chăn nuôi bò sữa rét đậm rét hại và mưa phùn còn ảnh hưởng đến năng xuất và chất lượng sữa. Tất cả những yếu tố này làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất chăn nuôi và an toàn dịch bệnh tại các cơ sở, địa phương.

     

    Để khôi phục nhanh sức khỏe đàn gia súc, gia cầm; sớm ổn định sản xuất, đảm bảo an toàn dịch bệnh trên đàn vật nuôi cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

     

    Một là: Xử lý ngay chuồng trại, khu vực chăn nuôi, nhất là chuồng trại không sử dụng hệ thống điện. Trong những ngày rét đậm rét hại thường dùng các vật liêu như bạt, liếp che chắn kín chuồng nuôi, dùng lò sưởi để sưởi ấm thì cần thu dọn tạo cho chuồng nuôi thông thoáng. Xử lý ngay nền chuồng khi ẩm thấp, thay đệm lót để nền chuồng khô ráo, sạch sẽ và quan trọng là loại trừ ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập. Thời tiết lạnh thường ảnh hưởng trực tiếp đến con vật nhưng lại điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát sinh, phát triển (nấm, vi khuẩn, virut …).

     

    Sau việc thu dọn các đồ vật che chắn, thực hiện việc phun thuốc sát trùng để tiêu diện, ngăn chặn và hạn chế mầm bệnh. Sử dụng các loại thuốc sát trùng thông thường (virkon, haniotdin, halamit…) đồng thời dùng thêm các loại thuốc diệt loại côn trùng (hantox) đề ngăn chặn các vật chủ trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, ve, mòng …) nhất là đối với các chuồng nuôi trâu bò thường có nhiều loại côn trùng gây bệnh đối với bệnh (như Viêm da nổi cục, tiên mao trùng, biên trùng …).

    Thực hiện việc phun thuốc sát trùng để tiêu diện, ngăn chặn và hạn chế mầm bệnh

     

    Đối với các trang trại sử dụng hệ thống điện cần điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp từng thời điểm trong ngày (sáng trưa, chiều, đêm) vì sau những ngày rét đậm rét hại nhiệt độ thường lên, xuống, biến động bất thường. Xử lý tốt hệ thống cống rãnh, thoát nước thải, duy trì rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi, trên các lối đi để ngăn chặn các loại vi khuẩn, côn trùng gây bệnh xâm nhập.              

     

    Hai là: Cải thiện chế độ ăn uống để nâng cao sức đề kháng cho gia súc gia cầm, điều này rất quan trọng để đảm bảo cho đàn gia súc gia cầm nhanh hồi phục sức khỏe. Trước hết là kiểm tra lượng thức ăn tránh bị ẩm, thấp gây nấm mốc, thức ăn lâu ngày, tốt nhất là cho gia súc gia cầm ăn thức ăn mới nhập. Có thể tăng số bữa ăn trong ngày, đồng thời bổ sung các loại thức ăn có chất lượng cao, bổ sung các loại vitamin, khoáng cho con vật. Đối với bò sữa, bò thịt, kiểm tra thức ăn ủ, thức ăn hỗn hợp và bổ sung thêm thức ăn tinh cho bò hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, thể trạng, chất lượng sữa cho bò thịt, bò sữa. Tăng cường cho trâu bò ăn thức ăn tinh, giàu đạm, đủ vi tamin, các loại khoáng, muối ăn. Nên cho trâu bò ăn nhiều bữa trong ngày để bù đắp trong những ngày giá rét trâu bò ăn kém hoặc ăn không đầy đủ. Bổ sung cho trâu bò ăn các thức ăn ủ chưa như thân cây lạc, lá sắn, củ khoai lang. Đồng thời đảm bảo cho trâu bò uống đủ nước, có thể cho trâu bò uống nước có hoà nuối (khoảng 5 g/100 kg thể trọng).

     

    Ba là: Thay đổi chế độ chăn thả hàng ngày đối với trâu bò sao cho phù hợp với thời tiết khí hậu tại thời điểm hiện tại vì sau những ngày rét đậm rét hại là mưa nắng rất thất thường. Đối với chăn nuôi vịt nuôi theo phương chăn thả đồng, ao hồ, cần kiểm tra lại nguồn nước, mức độ ô nhiễm nước sau những ngày mưa rét để hạn chế dịch bệnh. Những ngày mới đầu nên cho trâu bò vận động ở mức vừa phải để con vật thích ứng dần với thời tiết khí  hậu.

     

    Bốn là: Kiểm tra ngay lịch tiêm phòng định kỳ đối với đàn gia súc gia cầm, trường hợp đến kỳ tiêm phòng thì thực hiện ngay việc tiêm phòng vác xin phòng chống các bệnh truyền nhiễm (có thể tiêm sớm hơn vài ngày). Lưu ý đối với trâu bò tiêm phòng các loại vác xin (như Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục…); Lợn tiêm phòng các loại vác  xin (như Tai xanh, Lở mồm long móng, dịch tả …). Gia cầm tiêm phòng các loại vác xin (như Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro …). Chú ý theo dõi sức khoẻ con vật hàng ngày, nếu gia súc gia cầm có dấu hiệu bất thường (ủ rũ, kém ăn, long xù, ho, sốt ….) thực hiện việc tách những  con ốm chết ra khu việc chuồng nuôi và báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở để có biện pháp can thiệp kịp thời.

     

    Năm là: Đối với các trang trại chăn nuôi đã hình thành chuỗi liên kết cần rà soát các hoạt động để có thêm thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong việc phục hồi sức khỏe đàn gia súc gia cầm. Đảm bảo các hoạt động cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi, vật dụng, trang thiết bị chăn nuôi để sớm bình ổn sản xuất. Duy trì hoạt động cung ứng động vật và sản phẩm động vật để phát triển sản xuất. Thông thường sau các đợt rét đậm rét hai các hoạt động lưu thông thương mại về động vật, sản phẩm động vật đều tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi tái sản xuất.

     

    Sáu là: Thực hiện việc tái đàn nhập đàn khi đã xuất bán và tăng quy mô, mở rộng sản xuất. Tranh thủ thời tiết thuận lợi sau đợt rét đậm rét hại để đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tăng thu nhập. Lưu ý khi tái đàn, nhập đàn ở những cơ sở có uy tín, đã có thương hiệu sản phẩm nhất là các cơ sở sản xuất giống đã được các cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy chứng nhận về an toàn dịch bệnh. Tùy thuộc vào quy mô để nhập đàn tái đàn với mức độ cho phép, phù hợp, không nên nhấp ồ ạt để tránh rủi ro. Đồng thời thực hiện tốt việc khai báo chăn nuôi với chình quyền địa phương và các quy định về kiểm dịch vận chuyển gia súc gia cầm của cơ quan chuyên môn. Thực hiện tốt việc chăm sóc nuôi dưỡng để sớm ổn định sản xuất nâng cao thu nhập.

     

    Hy vọng những giải pháp trên đây sẽ giúp người chăn nuôi sớm khôi phục sức khỏe đàn gia súc gia cầm sau đợt rét đậm, rét hại vừa qua./.

    Nguyễn Ngọc Sơn

    Chi cục trưởng – Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.