[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Để nâng cao năng suất giống gia cầm cần sử dụng nhiều phương pháp đồng bộ. Ngoài các giải pháp về tổ chức quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y đảm bảo an toàn sinh học, công tác giống, áp dụng các phương pháp thích hợp để chọn lọc cải tiến năng suất chất lượng đàn giống gia cầm là rất quan trọng. Trong bài viết này, tác giả – TS Dương Xuân Tuyển (ảnh) – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi gia cầm (VIGOVA) tập trung đề cập giải pháp công tác giống.
Tổ chức hệ thống giống, chọn lọc nâng cao năng suất giống gia cầm tại VIGOVA
Các đơn vị nghiên cứu và sản xuất giống gia cầm trực thuộc trung tâm VIGOVA
Văn phòng trung tâm VIGOVA: Tại 94/1056 (hẻm 496) Dương Quảng Hàm, P6, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh; 2. Trại vịt giống Bình Dương: Tại xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương; 3. Tại đây trung tâm đang nuôi giữ nhiều dòng vịt thuần chủng, vịt ông bà chuyên thịt, chuyên trứng, vịt Biển; 4.Trại gà giống Đồng Nai: Tại xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Trại nuôi giữ nhiều dòng gà thịt lông màu cấp dòng thuần và ông bà: Gà LV, BT2, gà Ta VIGOVA… để cung cấp cho khách hàng gà giống ông bà, bố mẹ và thương phẩm. Các đàn hạt nhân đều được nuôi trên lồng cá thể, thụ tinh nhân tạo, chọn lọc nghiêm ngặt.
Trạm ấp trứng gia cầm Đồng Nai (xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) hiện có hệ thống máy ấp nở chủ yếu nhập từ Hà Lan, công suất 5 triệu con giống/năm.
Các hoạt động tại các trại giống bao gồm: chọn lọc nhân thuần các dòng thuần, chọn tạo các dòng mới, tổ hợp dòng, sản xuất vịt giống ông bà, bố mẹ và thương phẩm cho sản xuất.
Tổ chức hệ thống chọn lọc, nhân giống
Một trong những thế mạnh của VIGOVA là nghiên cứu về di truyền giống, chọn tạo giống gia cầm. Từ những năm 2000 trung tâm đã đẩy mạnh áp dụng các phương pháp đánh giá di truyền, chọn lọc, nhân giống tiên tiến như phương pháp REML để ước tính các tham số di truyền, BLUP để ước lượng giá trị giống của từng cá thể gia cầm. Thiết lập hệ thống theo dõi gia phả, thiết lập hệ thống dữ liệu cá thể phục vụ chọn lọc. Từng cá thể đàn chọn lọc được đeo số mã hóa. Áp dụng phương pháp chọn lọc dựa trên giá trị giống (EBV) hay chỉ số chọn lọc (selection index) tùy thuộc vào mục tiêu chọn lọc.
Nhờ đó, nhiều chỉ tiêu năng suất của giống gia cầm đã được cải tiến, nhiều dòng gia cầm cao sản mới được tạo ra. Đến nay trung tâm đã chọn tạo ra được khoảng 11 dòng vịt chuyên thịt (V1, V2, V3, V4, V5, V6, V7, V12, V17, V22, V27 và đang chọn tạo các dòng như V52, V57…), 4 dòng vịt chuyên trứng, 5 dòng gà thịt lông màu cao sản (LV1, LV2, LV3, LV4, LV5) và dòng gà VIGOVA chất lượng cao nuôi thả vườn, nuôi nông hộ.
Trung tâm có nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống gia cầm đã được Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận. Các dòng vịt V2, V7 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT trao cúp Bông lúa vàng lần thứ nhất. Trung tâm có chương trình nghiên cứu phát triển, chọn tạo ra những sản phẩm mới.
Các khâu quan trọng có tính quyết định trong hệ thống giống là:
Có đội ngũ chuyên gia, cán bộ giỏi về di truyền giống, chọn giống gia cầm; Có hệ thống cơ sở vật chất để thu thập năng suất cá thể, nhân giống thuần chủng, tổ hợp dòng. Hệ thống chuồng cá thể ghép gia đình, theo dõi năng suất cá thể; hệ thống ấp nở cá thể; máy móc thiết bị đo lường…
Có hệ thống phần mềm chuyên dụng để xử lý số liệu, đánh gia di truyền. Để phục vụ tốt cho công tác giống chúng ta cần có các phần mềm như Excel để lưu số liệu, PEST/VCE để ước lượng tham số di truyền, giá trị giống, SAS để xử lý thống kê, hệ số đồng huyết…
Phải xây dựng được hệ thống nhân giống 4 cấp để nhân giống có hiệu quả. Đó là cấp dòng thuần, ông bà, bố mẹ và thương phẩm. Trong suốt mấy chục năm hoạt động tại các tỉnh phía Nam, công tác nhân giống của VIGOVA luôn luôn gắn chặt với hệ thống này, điển hình là hệ thống nhân giống vịt từ những năm 1990 rất thành công. Những năm sau này là gà thịt lông màu thả vườn. Hiện nay đơn vị đang tham gia vào một số chuỗi sản xuất gia cầm với vai trò cung ứng con giống chất lượng cao và tư vấn kỹ thuật. Công tác giống của trung tâm cũng gắn với công tác nuôi giữ giống gốc của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Các sản phẩm Nghiên cứu và chuyển giao của VIGOVA
Bộ giống vịt siêu thịt VIGOVA
Những năm của thập kỷ 80 các giống vịt thịt là vịt Tàu (kiêm dụng) có khối lượng giết thịt 1,5 kg/con, vịt Anh Đào có khối lượng giết thịt 2-2,3 kg/con, thời gian nuôi khoảng 2,5-3,5 tháng tuổi. Cuối những năm 80 (cụ thể là 1989) và sang đầu thập kỷ 90 có thêm giống CV Super-M (nguồn gốc vịt Anh Đào) nhập từ Anh Quốc thông qua dự án UNDP/FAO VIE-86 007. Trại vịt giống VIGOVA đã bắt đầu áp dụng kết hợp các phương pháp quan sát ngoại hình và giá trị kiểu hình của 1 số tính trạng sản xuất quan trọng để từ đàn vịt ông bà nhập nội chọn tạo ra các dòng vịt cao sản hướng thịt đầu tiên như V1, V3, V4 có năng suất cao hơn hẳn các giống vịt thịt thời bấy giờ, nhờ đó năng suất vịt thương phẩm Super-M và vịt lai giữa Super-M và Anh Đào địa phương đạt 2,5-2,8 kg/con, thời gian nuôi rút xuống còn khoảng 2-3 tháng tuổi.
Những năm 2000 chúng ta nhập khẩu một số giống vịt cao sản như CV Super-M2, M2 cải tiến để làm nguyên liệu chọn tạo dòng. Cũng trong thời gian này trại vịt giống VIGOVA bắt đầu đẩy mạnh công nghệ dòng, chọn tạo dòng, phát triển hệ thống sản xuất giống 4 cấp (dòng thuần, ông bà, bố mẹ và thương phẩm), tổ hợp dòng khai thác ưu thế lai sản xuất vịt bố mẹ và thương phẩm. Đó là các dòng vịt cao sản chuyên thịt như V2, V5, V6, V7. Năng suất vịt bố mẹ đạt 190-200 quả, cao hơn khoảng 30 quả so với thập kỷ trước; vịt thương phẩm nuôi ngắn ngày hơn (nuôi nhốt 8 tuần tuổi hoặc chăn thả 10 tuần tuổi) đã đạt 3,2-3,5 kg/con, cao hơn khoảng 0,5-0,7 kg so với thập kỷ trước.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, Trại vịt giống VIGOVA đã tiến thêm một bước, chọn tạo ra nhiều dòng có năng suất chất lượng cao như V12, V17, V22, V27…, vịt bố mẹ đã cho năng suất trứng tới 225-230 quả/mái/68 tuần tuổi, vịt thương phẩm nay chỉ cần nuôi nhốt 7 tuần tuổi đã đạt 3,2 kg/con với tiêu tốn thức ăn chỉ 2,5 kg; còn nếu nuôi nhốt 8 tuần tuổi hoặc chăn thả có kiểm soát 10 tuần tuổi đạt 3,4-3,8 kg/con. Hiệu quả kinh tế xã hội là lớn. Các giống vịt do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA chuyển giao thích nghi tốt với nhiều phương thức chăn nuôi đa dạng và nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Bên cạnh việc chọn tạo các dòng vịt, thì việc sử dụng các dòng vịt này như nào để đạt hiệu quả cao luôn được quan tâm. Sản phẩm để chuyển giao ra sản xuất là vịt giống bố mẹ và thương phẩm 1 ngày tuổi. Vịt giống bố mẹ khi mới nở ra được lựa trống mái và ghép theo bộ giống theo tỷ lệ phổ biến là 1 trống và 4 con mái.
Vịt bố mẹ của VIGOVA nuôi tại trang trại của người dân
Bộ giống vịt siêu nạc VIGOVA
Bên cạnh chọn tạo các dòng vịt siêu thịt SM, thì hiện nay tại trại vịt giống VIGOVA đang chọn tạo các dòng vịt siêu nạc lớn nhanh, tỷ lệ nạc cao phục vụ nuôi cạn, nuôi công nghiệp. Vịt bố mẹ có thể đạt năng suất trứng 230-235 quả/mái/68 tuần tuổi. Vịt thương phẩm nuôi nhốt 7 tuần tuổi thậm chí sớm hơn đã xuất chuồng đạt 3,2 kg/con; tiêu tốn thức ăn chỉ 2,45 kg/kg tăng khối lượng. Tỷ lệ nạc cao. Giống vịt này thích hợp với phương thức nuôi công nghiệp ngắn ngày.
Bộ giống vịt siêu trứng
Trung tâm VIGOVA đang được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao nuôi giữ các đàn giống gốc vịt siêu trứng. Bên cạnh đó đơn vị cũng đang có chương trình chọn lọc tạo ra một số dòng vịt siêu trứng mới cải tiến năng suất sinh sản, trong đó chú trọng nâng cao năng suất trứng lên 280 quả/mái/năm đẻ và khối lượng trứng nâng lên 68-70 gam (hiện nay vịt Triết Giang đang nuôi trong sản xuất đại trà có khối lượng tương đối thấp, trung bình chỉ đạt 63-65 gam, cần phải cải tiến).
Bộ giống gà thịt lông màu LV (nguồn gốc là gà Lương Phượng)
Trung tâm đã nghiên cứu chọn lọc nhiều dòng gà LV có năng suất thịt cao như LV1, LV2, LV3, LV4, LV5. Tổ hợp các dòng tạo giống bố mẹ và thương phẩm để nuôi lấy thịt. Hiện nay trung tâm VIGOVA là một đơn vị chủ lực tại các tỉnh phía Nam cung cấp giống bố mẹ Lương Phượng năng suất cao cho nhiều công ty, trang trại, hộ chăn nuôi.
Năng suất gà bố mẹ LV: Khối lượng cơ thể vào đẻ: Gà trống 3,2 kg, gà mái 2,35-2,4 kg/con; tuổi đẻ 23-24 tuần tuổi; năng suất trứng đạt cao, 185-190 quả/mái/68 tuần tuổi; khối lượng trứng trung bình 55 gam/quả; tỷ lệ phôi 97%; tỷ lệ nở trên tổng số trứng ấp 85-86%.
Năng suất gà thương phẩm: Tỷ lệ nuôi sống 98%; khối lượng cơ thể 8-9 tuần tuổi đạt trung bình 1,7-1,9 kg/con; tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng 2,60 kg.
Gà BT2
Giống gà trước đây được chọn tạo tại Trung tâm Bình Thắng. Gà BT2 có năng suất trứng cao, đạt 185-190 quả/mái/68 tuần tuổi và lông chủ yếu màu vàng nên làm mái nền để lai tạo.
Gà ta thả vườn VIGOVA
Giống gà này hiện nay Trung tâm đang chọn tạo, có chất lượng thịt thơm ngon, da vàng, chân vàng. Nuôi 12-14 tuần tuổi con trống đạt 1,8-2 kg, con mái 1,5 kg/con. Sẽ cung cấp cho sản xuất vào năm 2016.
Các quy trình nuôi dưỡng, ấp nở: Trung tâm đã xây dựng tương đối hoàn thiện các quy trình cho từng loại con, cả bố mẹ và thương phẩm.
Tư vấn, tập huấn kỹ thuật: Trung tâm tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con chăn nuôi tại các tỉnh.
TS Dương Xuân Tuyển
Một số giải thưởng VIGOVA đạt được gần đây
Sản phẩm vịt VSM6 của VIGOVA đạt TOP 10 sản phẩm vàng chăn nuôi Việt Nam 2018; Hai dòng vịt V52, V57 và con lai VSM6 của nhóm tác giả VIGOVA được trao thưởng Bông Lúa vàng VN lần thứ 3 năm 2018. Trung tâm VIGOVA nhận giải thưởng trang trại vịt tốt nhất do BTC VIETSTOCK và Cục chăn nuôi chủ trì…
- chăn nuôi gia cầm li>
- năng suất li>
- giống gia cầm li>
- VIGOVA li>
- năng suất giống gia cầm li> ul>
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Phát triển chăn nuôi hàng hóa, an toàn sinh học
- Hiểu được tiếng lợn nhờ AI
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
CN,03/11/2024
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Phát triển chăn nuôi hàng hóa, an toàn sinh học
- Hiểu được tiếng lợn nhờ AI
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất