[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 và dịch bệnh động vật nhưng Hà Nội vẫn giữ được tốc độ phát triển tăng trưởng đàn gia súc gia cầm.
Chăn nuôi lợn tại huyện Chương Mỹ
Đến thời điểm hiện tại có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, đứng tốp đầu của cả nước, với đàn trâu 28.677 con; đàn bò 142.836 con; đàn lợn 1.417.441 con; đàn gia cầm (cả chim cút) 40, 5 triệu con; đàn chó mèo trên 460 nghìn con; đàn dê trên 13 nghìn con. Đặc biệt những năm qua Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư đang mang lại hiệu quả rõ nét cả về số lượng, chất lượng.
Hiện tại Hà Nội các trang trại quy mô lớn có xu hướng tăng nhanh và giảm dần quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ. Cụ thể trên địa bàn Thành phố hiện có 110 trang trại quy mô lớn; 1.609 trang trại quy mô vừa; 5.809 trang trại quy mô nhỏ; 195.539 hộ chăn nuôi.
Về tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, hiện tại Hà Nội có khoảng trên 10 triệu dân sinh sống học tập và làm việc, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm rất lớn đặc biệt là nhu cầu về thực phẩm có nguồn gốc động vật. Trung bình mỗi ngày tiêu thụ khoảng 800 đến 1.000 tấn sản phẩm động vật các loại, trong đó có nguồn gốc từ Thành phố chiếm khoảng trên 60%, số còn lại là từ các tỉnh, thành phố khác trong cả nước và nhập khẩu từ nước ngoài.
Với nhu cầu như vậy, Hà Nội hiện có nhiều cơ sở giết mổ lớn, chợ đầu mối phục vụ cho các hoạt động giết mổ cung cấp, tiêu thụ động vật. Tiêu biểu như cơ sở giết mổ Vạn Phúc (Thanh trì) hàng ngày giết mổ khoảng 1500 đến 1700 con/ngày, cơ sở giết mổ Minh Hiền (Thanh Oai) giết mổ 600 – 800 con/ngày; cơ sở giết mổ gia cầm thuộc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (tại Chương Mỹ) giết mổ 35- 40 ngàn con/ngày; cơ sở giết mổ gia cầm Lan Vinh (Gia Lâm) khoảng 4000 – 5000 con/ngày; các cơ sở giết mổ trâu bò tại Đông Anh, Phú Xuyên, Đan Phượng hiện đang giết mổ khoảng 20 – 40 con/ngày; chợ Hà Vĩ (Thường Tín) hiện có số lượng kinh doanh gia cầm sống lớn nhất khu vực Miền Bắc với khoảng 40 – 60 ngàn con/ngày… Các sơ sở đã tạo thuận lợi cho việc cung ứng cho người tiêu dùng, song đây cũng chính là những nguy cơ bùng phát lây lan dịch bệnh nếu không được kiểm soát tốt.
Tình hình dịch bệnh năm 2021 và đầu năm 2022
Trong năm 2021 trên địa bàn Thành phố đã xả ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại 09 quận, huyện phải tiêu hủy gần 12 ngàn con lợn; bệnh Cúm gia cầm xảy ra tại 10 huyện, tiêu hủy trên 65 ngàn con; bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò tại 04 huyện, thị xã phải tiêu hủy 5 con. Hầu hết các bệnh đều xảy ra ở quy mô nhỏ lẻ, được khống chế kịp thời, không lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, đáng chú ý là trong năm 2021 trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 02 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 là chủng vi rút cúm gia cầm mới xâm nhiễm vào Việt Nam, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh diện rộng trong thời gian tới. Đối với các bệnh thông thường xảy ra với tính chất lẻ tẻ, tỷ lệ ốm, chết thấp, tỷ lệ chữa khỏi cao. Từ đầu năm 2022 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phát sinh (tiêu hủy 09 con tại hộ cũ) 01 ổ dịch cúm gia cầm Cúm A/H5N1tại huyện Ba Vì (tiêu hủy 5.500 con gà).
Dự báo tình hình bệnh dịch và những khó khăn thời gian tới
Nguy cơ tái, bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên động vật trong thời gian tới vẫn rất cao do một số nguyên nhân chính đó là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đến nay chưa có vắc xin phòng, thuốc chữa bệnh. Một số bệnh như bệnh Cúm gia cầm đã xuất hiện các biến chủng mới (Cúm A/H5N8, A/H5N9 …).
Tổng đàn gia súc, gia cầm của Thành phố lớn nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 55%). Nhiều hộ chăn nuôi nhập đàn nhưng chưa thực hiện tốt việc khai báo với chính quyền địa phương.
Trên địa bàn Thành phố còn nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; việc triển khai “Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội” còn chậm. Một số địa phương, người chăn nuôi còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Việc áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học còn hạn chế nhất là ở các quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ. Thời tiết, khi hậu hiện đang diễn biến phức tạp vào dịp cuối năm 2021 và đầu năm 2022 (rét đậm, rét hại và mưa phùn) tạo điều kiện cho mầm bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển.
Giải pháp thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm năm 2022 và giai đoạn tới
Trên cơ sở các Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, Thành phố đã ban hành các kế hoạch để triển khai thực hiện các nội dung Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đó là Kế hoạch về phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025; phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020-2025; phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025; phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò giai đoạn 2022-2030; phòng chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030. Đặc biệt tập trung triển khai thực hiện Đề án tăng cường năng lực hệ thống Thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn Thành phố. Trên cơ sở các Chương trình, kế hoạch của Thành phố sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện, đặc biệt tại các khu vực chăn nuôi lớn, các xã trọng điểm về chăn nuôi.
Hàng năm Thành phố bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí, vật tư cho các nội dung của các kế hoạch đã được UBND Thành phố phê duyệt và các chỉ đạo của Trung ương. Đảm bảo vật tư hóa chất được kịp thời, tổ chức tiêm phòng đúng thời điểm tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc gia cầm. Thời điểm tổ chức tiêm phòng đại trà vào tháng 3-4 hàng năm (đợt 1), tháng 9-10 (đợt 2); tổ chức tổng tẩy uế môi trường tập trung ở các khu vực chăn nuôi lớn, các khu có ổ dịch cũ, các chợ lớn, tiêu thụ động vật và sản phẩm động vật, khu vực bãi rác công cộng, nơi có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh.
Hà Nội cũng tập trung thực hiện xây dưng các cơ sở giết mổ tập trung, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng tại 29 cơ sở giết mổ đã được UBND Thành phố phê duyệt (tại Quyết định 761 ngày 17/2/2020 về phê duyệt mạng lưới giết mổ trên địa bàn TP). Xây dựng chuỗi liên kết phát triển chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt chế biến sâu các sản phẩm từ động vật (pate, xúc xích, giò, chả, thịt mảnh …) để vừa đảm bảo quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, hiệu quả.
Đối với các cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo lực lượng kiểm soát tốt, đặc biệt việc kiểm tra trước và sau giết mổ, đảm bảo các sản phẩm đưa ra thị trường có kiểm soát. Tiếp tục duy trì các Chốt kiểm dịch tại các đầu mối giao thông trọng điểm (Cầu Rẽ – Phũ Xuyên; Đường Hồ Chí Minh; Trung Giã – Sóc Sơn) và các cơ sở giết mổ tập trung (tại Đông Anh, Hà Vĩ, Vạn Phúc, Thanh Oai) để kiểm soát chặt gia súc gia cầm về các chợ đầu mối và cơ sở giết mổ tập trung. Cương quyết xử lý vi phạm gia súc gia cầm không đủ điều kiện, không rõ nguồn gốc đưa vào Thành phố.
Tuyên truyền, phổ biến mạnh các quy định của Luật Chăn nuôi, Luật Thú y để các chủ trang trai, chủ cơ sở chăn nuôi về khai báo chăn nuôi, chấp hành quy định về thực hiện đăng ký điều kiện chăn nuôi; xử lý nghiêm vi phạm về việc không khai báo chăn nuôi khi để xảy ra dịch bệnh, cương quyết không thực hiện việc hỗ trợ thiệt hại khi gia súc gia cầm chết do dịch bệnh nguy hiểm theo quy định khi hộ chăn nuôi không đăng ký kê khai chăn nuôi. Tập trung xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong đó tập trung xây dựng vùng an toàn bệnh Dại đối với 08 quận còn lại trong năm 2022; xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh đối với các bệnh lở mồm long mong, cúm gia cầm để tạo điều kiện các cơ sở vẫn đảm bảo xuất bán đi các tỉnh trong bối cảnh trên địa bàn có thể xảy ra dịch bệnh.
Chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh gia súc gia cầm, sẵn sàng ứng phó với các bệnh mới, bệnh không rõ nguyên nhân, các bệnh có nguy cơ biến chủng cao (Cúm A/H5N6, A/H5N7, A/H5N8. A/H5N8 …); đặc biệt không chế tốt bệnh Dại để hạn chế bệnh lây sang người. Thực hiện kiện toàn, củng cố hệ thống thú y các cấp theo đúng quy định Đảng, Luật thú y, tăng cường năng lực hệ thống thú y đảm bảo thực thi nhiệm vụ và chủ động tham mưu cho chính quyền cơ sở; chủ động tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý dịch bệnh; tổ chức kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết gia súc, gia cầm theo đúng quy định.
Cùng với đó, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra trong đó tập trung về các giải pháp phòng chống dịch bệnh tại các địa phương, trang trại chăn nuôi, hoạt động giết mổ, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi. Thành lập các đoàn thanh, kiểm tra tiến hành thanh tra, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ trên địa bàn Thành phố để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Phối hợp với các tỉnh, thành phố trong công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, đặc biệt kiểm soát việc vận chuyển kinh doanh gia súc, gia cầm lưu thông trên địa bàn Hà Nội. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng – Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội
Nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi
Thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi, người tiêu dùng để người chăn nuôi trực tiếp, chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh. Nhân rộng các mô hình điển hình đảm bảo an toàn dịch bệnh đặc biệt nhân rộng các cơ sở đã xây dựng thành công cơ sở an toàn dịch. Phối hợp với các tổ chức chuyên ngành, các tổ chức phi Chính phủ thực hiện các chương trình dự án về giám sát dịch bệnh, nâng cao trình độ năng lực cho mạng lưới thú y cơ sở đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới trong tình hình mới vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 vừa phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững./.
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất