[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 2/10/2023, tại Hà Nội và ngày 5/10/2023 tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam đồng tổ chức hội thảo với chủ đề: “Giải pháp thay thế kháng sinh phòng và trị bệnh cho lợn và gia cầm bằng phụ gia thức ăn chăn nuôi”.
Tham dự hội thảo có nhiều doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, phụ gia thức ăn chăn nuôi…
Hội thảo đã đưa đến cái nhìn tổng quan về tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi trên thế giới và tại Việt Nam; cùng với đó, đưa ra những giải pháp hiệu quả, an toàn, bền vững từ các nhà dinh dưỡng vật nuôi hàng đầu đến từ Hoa Kỳ.
TS Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam
Theo TS Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thời gian qua, cộng đồng chăn nuôi đã nỗ lực kiểm soát sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi được Chính phủ đề ra vào năm 2018. Việt Nam đã và đang chủ động kiểm soát lượng kháng sinh dùng trong động vật và đặc biệt là gia súc, gia cầm. Mục tiêu vào năm 2025 ngành chăn nuôi Việt Nam không còn trường hợp sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh mà chỉ dùng trong trị bệnh có kê đơn của bác sĩ thú y. Điều này không dễ thực hiện, nhưng chúng ta cần phải quyết tâm hoàn thành để bảo vệ ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển một cách bền vững.
Bà Gina, Giám đốc cấp cao về Chiến lược, Chính sách và Thương mại Toàn cầu tại Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Hoa Kỳ (AFIA)
Bà Gina, Hiệp hội Công nghiệp Thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ (AFIA) cho rằng, Hoa Kỳ có một khung pháp lý mạnh mẽ để đảm bảo sự an toàn, chất lượng và phúc lợi của các ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi của mình. Các quy định và biện pháp giám sát quản lý việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, sức khỏe động vật và quy trình sản xuất tổng thể tại Hoa Kỳ cũng rất chặt chẽ.
Thạc sĩ Paul-Antoine Croize, Lallemand Animal Nutrition
Theo Thạc sĩ Paul-Antoine Croize, Lallemand Animal Nutrition, cho rằng, nhờ chiến lược R&D có khả năng thích ứng cao, Lallemand đã sử dụng thành công bí quyết kỹ thuật về vi sinh nhằm góp phần thúc đẩy tiến bộ khoa học về dinh dưỡng, sức khỏe và quản lý vật nuôi. Trong những năm gần đây, nhiều giải pháp vi sinh vật sống và/hoặc có nguồn gốc từ vi sinh vật đã được chứng minh là có tác dụng tối ưu hóa tình trạng dinh dưỡng, khả năng miễn dịch và sức khỏe của động vật cũng như góp phần vào tiềm năng/biểu hiện di truyền của chúng. Các công nghệ mới mới nổi như chất chuyển hóa và metagenomics cũng đã góp phần to lớn cho phép xác định và lựa chọn chủng vi sinh vật nhanh hơn, cho phép tạo ra các phương pháp mới độc đáo hơn và các giải pháp dựa trên visinh vật tiếp theo.
Thạc sĩ Vivek Kuttappan, Công ty Diamond V
Thạc sĩ Vivek Kuttappan, Công ty Diamond V đưa ra quan điểm, thuốc kháng sinh đã được sử dụng trong chăn nuôi chủ yếu để cải thiện sức khỏe và năng suất. Tuy nhiên, do mối lo ngại ngày càng tăng về việc sử dụng kháng sinh quan trọng về mặt y tế trong chăn nuôi và những thách thức liên quan, người chăn nuôi cần có cách tiếp cận toàn diện hiệu quả bao gồm quản lý và dinh dưỡng để hỗ trợ quản lý kháng sinh. Hiện nay, một số biện pháp cải thiện khẩu phần ăn đang được thực hiện để nâng cao sức khỏe vật nuôi trong chăn nuôi không có kháng sinh. Trong số này, việc sử dụng postbiotic và phytogenics trong chế độ ăn uống đã cho thấy nhiều hứa hẹn sẽ là một phần của phương pháp tiếp cận toàn diện này. Được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau, postbiotic và phytogenics đều có hiệu quả trong việc hỗ trợ năng suất, phúc lợi động vật và an toàn thực phẩm của chăn nuôi không dùng kháng sinh.
Thạc sĩ Yanbin Shen, Công ty APC
Còn Thạc sĩ Yanbin Shen, Công ty APC chia sẻ, để đối phó với thách thức hạn chế sử dụng kháng sinh, các chiến lược thay thế đang được nghiên cứu để bảo vệ sức khỏe và năng suất vật nuôi. Một phương pháp đặc biệt hứa hẹn là sử dụng protein huyết tương sấy phun (SDP) để thay thế cho kháng sinh. Protein huyết tương sấy khô, bao gồm globulin miễn dịch, các yếu tố tăng trưởng và enzyme có cấu hình rất giống sữa non, đã chứng minh vai trò trong việc củng cố tính toàn vẹn của niêm mạc ruột, điều chỉnh đáp ứng miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi. Những protein này có thể giúp ngăn chặn sự rò rỉ các chất có hại từ ruột vào máu, từ đó hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột hài hòa. Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng SDP có thể nâng cao sức khỏe hô hấp ở lợn bằng cách tăng cường các khả năng miễn dịch. Nghiên cứu thực địa liên quan đến lợn và gia cầm đã chỉ ra rằng các nhóm sử dụng SDP cho thấy sự cải thiện nâng suất tăng trưởng tương đương với những nhóm sử dụng kháng sinh.
Ông Gustavo Sa Ribeiro, Công ty Alltech
Ông Gustavo Sa Ribeiro, Công ty Alltech, đưa ra vấn đề sức khỏe đường ruột có thể là chất xúc tác giúp vật nuôi có năng suất và lợi nhuận tốt hơn không? Sự đa dạng của vi sinh vật là chìa khóa tổng thể để kiểm soát mầm bệnh, giúp làm giảm sự đề kháng kháng sinh. Vì vậy, chương trình Hạt giống, Thức ăn, Cỏ dại của Alltech là một giải pháp tiết kiệm chi phí để thúc đẩy quần thể vi sinh vật đa dạng hơn và hiệu suất vật nuôi vượt trội.
Bà Hoàng Hương Giang, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam
Bà Hoàng Hương Giang, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, Việt Nam đã chú trọng kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi từ năm 2011 và đưa ra lộ trình giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ 2016. Quy định không được sử dụng kháng sinh kích thích sinh trưởng được áp dụng từ ngày 01/01/2018, đồng thời quy định sử dụng kháng sinh phòng bệnh chỉ được áp dụng ở vật nuôi giai đoạn con non và trị bệnh theo đơn thuốc. Từ ngày 01/01/2026, kháng sinh sẽ không được sử dụng với mục đích phòng bệnh mà chỉ được dùng để trị bệnh theo đơn thuốc của người được kê đơn.
Các đại biểu tham dự hội thảo tại Hà Nội chụp ảnh lưu niệm
Hội thảo mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa các nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và các doanh nghiệp dinh dưỡng vật nuôi hàng đầu tại Hoa Kỳ, để hướng tới ngành chăn nuôi Việt Nam thực sự bền vững và hiệu quả.
Hà Ngân
- giải pháp thay thế kháng sinh li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất