[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngành chăn nuôi sẽ gặp nhiều hơn các thách thức trong tương lai. Điều mà người chăn nuôi có thể làm, đó là không ngừng học hỏi, đổi mới sáng tạo để nhận diện chính xác những thách thức đó; từ đó, đưa ra chiến lược thực tế đúng đắn và lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, phù hợp nhằm đảm bảo sức khỏe vật nuôi, tăng năng suất, hạ giá thành.
Đó là thông điệp được chia sẻ tại hội thảo với chủ đề “Giải pháp toàn diện để vượt qua những thách thức trong chăn nuôi” do Công ty EW Nutrition tổ chức ngày 28/5/2024, tại TP. Hồ Chí Minh.
Toàn cảnh hội thảo
Tham dự hội thảo có hơn 70 khách mời đến từ EW Nutrition toàn cầu, EW Nutrition châu Á Thái Bình Dương, các chuyên gia dinh dưỡng, sức khỏe vật nuôi hàng đầu tại Việt Nam và nhiều doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi tại Việt Nam.
Hội thảo đã tập trung vào các vấn đề nghiêm trọng đang gặp phải trong chăn nuôi và cung cấp cấp các giải pháp. Cụ thể, từ việc giảm sự biến động của nguyên liệu thô đến giảm thiểu rủi ro của đề kháng kháng sinh, giải pháp thay thế kháng sinh. Hội thảo đã đưa ra một chiến lược thực tế để đảm bảo sức khỏe và năng suất cho vật nuôi, tối ưu hóa năng suất của vật nuôi.
Ông Jan Vanbrabant, CEO của EW Nutrition phát biểu chào mừng tại hội thảo
Nhận diện những vấn đề nghiêm trọng của ngành chăn nuôi: Từ trở ngại trong nguyên liệu ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn chăn nuôi đến nội độc tố nấm mốc, các yếu tố gây căng thẳng cho đường ruột và bệnh cầu trùng!
Thức ăn chăn nuôi chiếm từ 65-70% giá thành sản phẩm chăn nuôi, nhưng hiện nay có nhiều khó khăn, trở ngại ảnh hưởng đến chất lượng, giá thành sản phẩm tại nước ta.
Theo PGS.TS Dương Duy Đồng, Giảng viên Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, các khó khăn, trở ngại giá thành sản phẩm TĂCN ở Việt Nam đó là phần lớn các nguyên liệu đều được nhập khẩu. Giá thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của các biến cố địa chính trị; biến đổi thời tiết bất thường; phương tiện vận chuyển, lưu trữ; tỷ giá hối đoái;
Cùng với đó, có nhiều hạn chế về nguyên liệu thức ăn và nhu cầu dưỡng chất vật nuôi cả trong khâu cung ứng, sản xuất thức ăn chăn nuôi, lẫn sử dụng thức ăn khi nuôi dưỡng động vật.
PGS. Tiến sĩ Dương Duy Đồng, chuyên gia dinh dưỡng, Giảng viên Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Thứ nhất, có nhiều hạn chế trong hiểu biết về các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như hiểu biết về thành phần dưỡng chất và sự biến động, nguồn gốc của sự biến động thành phần dưỡng chất nội tại của từng loại nguyên liệu thức ăn; hiểu biết về sự biến động, nguồn gốc của sự biến động các tính chất ngoại lai tạp nhiễm; màu sắc, mùi vị của từng nguyên liệu từ nuôi trồng đến bảo quản; hiểu biết về việc sử dụng NLTĂ đối chiếu với đặc điểm sinh lý tiêu hóa của từng loài, từng giai đoạn phát triển của vật nuôi.
Thứ hai, hạn chế hiểu biết về việc sử dụng nguyên liệu đối chiếu với đặc điểm sinh lý tiêu hóa của từng loài, từng giai đoạn phát triển của vật nuôi. Nhiều chuyên viên lập công thức thức ăn hay bỏ qua công việc này do thiếu các nội dung liên quan đến tập tính của vật nuôi.
“Thứ ba, hạn chế trong xác định nhu cầu dưỡng chất vật nuôi bởi rất nhiều nhóm giống vật nuôi chưa có tài liệu cụ thể như gà lông màu ở nước rất đa dạng về ngoại hình, sức tăng trưởng và thị hiếu người tiêu thụ. Vịt thịt và vịt đẻ trứng thì tài liệu ít và phương thức nuôi đa dạng, rất khác biệt trong cả nước…”, PGS.TS Dương Duy Đồng chia sẻ thêm.
Tiến sĩ Trần Sĩ Trung, Giám đốc Kỹ thuật châu Á, Thái Bình Dương EW Nutrition
Theo Tiến sĩ Trần Sĩ Trung, Giám đốc Kỹ thuật châu Á, Thái Bình Dương EW Nutrition, một sát thủ thầm lặng làm giảm lợi nhuận trong chăn nuôi đó chính là độc tố nấm mốc. Độc tố nấm mốc là chất chuyển hóa thứ cấp của nấm, thường gây ô nhiễm hàng hóa nông nghiệp.
Hiện nay, có hơn hơn 400 loại nhưng có hiện nay có 6 loại độc tố nấm mốc chủ yếu là Fumonisins, Trichothecenes (DON, T-2/HT-2 Toxin), Aflatoxins, Zearalenone, Ochratoxins. Đây là vấn đề cũ, nhưng vẫn tồn tại trong ngành chăn nuôi và cần giải quyết.
Tiến sĩ Trần Sĩ Trung nhấn mạnh, cần quan tâm đến độc tố nấm mốc ẩn mặt, sự tương tác của các loại độc tố và nhất là nội độc tố. Bởi nội độc tố làm cơ thể vật nuôi gây ra phản ứng miễn dịch, sử dụng nhiều năng lượng hơn và đó là chi phí. Đối với DON: cứ thêm 100 ppb → FCR tăng 0,01. Nội độc tố cũng rất bền nhiệt, nên không xử lý được bằng ép viên được. Cùng với đó, độc tố nấm cũng có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch và tăng cường tính nhạy cảm với các bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi.
PGS.TS Chế Minh Tùng, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
PGS.TS Chế Minh Tùng, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cho rằng, sức khỏe, năng suất vật nuôi được quyết định phần lớn bởi sức khỏe đường ruột.Sức khỏe đường ruột là khả năng ruột thực hiện các chức năng sinh lý bình thường và duy trì cân bằng nội môi, từ đó hỗ trợ khả năng chống lại nhiễm trùng và các tác nhân gây căng thẳng.
Tuy nhiên, hiện nay, có một loạt các yếu tố gây căng thẳng cho sức khỏe đường ruột đó là các yếu tố môi trường, dinh dưỡng, vi sinh và công nghệ. Căng thẳng oxy hóa (sản xuất quá mức ROS/RNS) là nguồn gốc của tất cả các yếu tố gây căng thẳng, tác động tiêu cực đến sức khỏe đường ruột và năng suất gia cầm. Cùng với đó, những thách thức liên quan đến stress oxy hóa như hiện tượng nóng lên toàn cầu, hậu quả của việc cải thiện gen, cấm sử dụng kháng sinh, thiếu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.. cũng khiến cho sức khỏe đường ruột suy giảm.
Tiến sĩ Ajay Bhoyar Global, Giám đốc kỹ thuật toàn cầu EW Nutrition
Tiến sĩ Ajay Bhoyar – Giám đốc kỹ thuật toàn cầu EW Nutrition cho rằng, bệnh cầu trùng là một trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn nhất, gây thiệt hại khoảng 22 cent USD mỗi con gà; khiến cho ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm ước tính thiệt hại trên 14 tỷ US $ mỗi năm (Blake et al., 2020).
Ngoài ra, tình trạng kháng thuốc cầu trùng hiện có đang lan rộng. Các chủng Eimeria kháng thuốc là nguyên nhân chính gây ra bệnh cầu trùng cận lâm sàng – một sát thủ tiêu diệt lợi nhuận ẩn mặt. Bệnh cầu trùng cận lâm sàng gây nhiều tổn thất trong sản xuất hơn vì làm tổn thương tế bào ruột, trọng lượng cơ thể thấp hơn, FCR cao hơn, độ đồng đều của đàn kém, ảnh hưởng về sắc tố da và cuối cùng là tỷ lệ tử vong cao.
Chiến lược cho các vấn đề nghiêm trọng trong chăn nuôi
Theo PGS.TS Dương Duy Đồng, đối với các trở ngại liên quan đến nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cần xác định tỷ lệ % và khối lượng sử dụng từng nguyên liệu ở mức trung bình, tối thiểu, tối đa, nhất là với các nguyên liệu nhập để có kế hoạch thu mua tương đối ổn định trong năm và theo từng tháng.
Chọn lựa các nguyên liệu phù hợp theo đặc điểm sinh lý từng loài động vật như hạn chế dùng nguyên liệu chứa nhiều chất xơ, tinh bột cho các loài thủy sản ăn mồi động vật; hiểu biết về các thành phần chất xơ trong thức ăn: Xơ thô; NDF – ADF; NSP (non-starch polysaccharides– đường không phải tinh bột); oligo-saccharides..
Ứng dụng hiểu biết về chất xơ để: Vận dụng các NSP enzyme làm tăng giá trị dinh dưỡng và giảm giá thành thức ăn; áp dụng mức giới hạn tối đa, max. hay tối thiểu, min cho phù hợp với từng đối tượng vật nuôi khác nhau (heo con hay heo nái mang thai; gà con hay gà đẻ; thức ăn cho bò sữa; các loài thủy sản ăn động vật).
“Cần tận dụng tối đa các giải pháp kỹ thuật đã có để nâng cao chất lượng nguyên liệu thức ăn, khắc phục các hạn chế vốn có của từng loại nguyên liệu: Dùng đúng loại NSP enzyme cho đặc điểm về NSP của từng loại khẩu phần; kết hợp với phytase enzyme sẽ tiết kiệm được hơn 100 đồng/kg thức ăn; Protease enzyme có dùng hay không tùy theo loại khẩu phần có chứa nguyên liệu protein động vật khó tiêu hóa (bột lông vũ, bột thịt xương, bột phụ phẩm gia cầm) hay không. Và cần hiểu rõ về chức năng để sử dụng các chất bổ sung cho phù hợp, PGS.TS Dương Duy Đồng nhấn mạnh.
Theo Tiến sĩ Ajay Bhoyar: với công nghệ enzyme mới cho ra đời sản phẩm hoàn toàn khác biệt. Với việc ứng dụng sử dụng sản phẩm Axxess XY có thể giúp bạn cân đối năng lượng trong khẩu phần với 100 Kcal/kg thức ăn đồng thời giúp cải thiện FCR và năng suất vật nuôi tốt hơn. Đó là nhờ vào dòng sản phẩm thế hệ mới có các tính năng như: Sản phẩm có độ ổn định tuyệt đối dưới nhiệt độ ép viên cao – Giúp phá vỡ cấu trúc Arabinoxylans hòa tan và cả Arabinoxylans không hòa tan. Kháng các chất ức chế xylanase trong hạt ngũ cốc. các đặc tính trên giúp khác biệt so với các sản phẩm thế hệ cũ.
Còn theo PGS.TS Chế Minh Tùng, để bảo vệ tốt sức khỏe đường ruột, cần chú trọng đến các yếu tố như:
1. Môi trường: Thông gió không tốt và nhiệt độ cao khiến cho sự phát triển và hoạt động kém của biểu mô ruột.
2. An toàn sinh học: Quản lý kém và an toàn sinh học không đúng cách làm vi khuẩn gây bệnh trong ruột thống trị.
3. Dinh dưỡng: Thành phần thức ăn, độc tố nấm mốc trong thức ăn làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, mô ruột bị tổn thương
4. Tình huống khó khăn: Tiêm chủng, dịch bệnh, kích hoạt hệ thống miễn dịch, phân chia việc sử dụng chất dinh dưỡng
5. Dinh dưỡng sớm: Chất dinh dưỡng có sẵn ngay sau khi nở, phát triển đường ruột và hệ miễn dịch.
PGS.TS Chế Minh Tùng cũng cho rằng, các chiến lược tiềm năng: sử dụng nước lạnh, vitamin C, chất kết dính độc tố nấm mốc, hợp chất phytogenic, giảm mật độ chăn thả và lập chương trình dinh dưỡng sớm… giúp cho việc tăng cường sức khỏe đường ruột của vật nuôi. Cùng với đó, cần nghiên cứu sâu hơn thử nghiệm sự kết hợp của các phương pháp khác nhau để cải thiện tình trạng stress oxy hóa, để đảm bảo tính hiệu quả và lợi ích chi phí trong chăn nuôi gia cầm.
Giải pháp cho bệnh cầu trùng, Tiến sĩ Ajay Bhoyar Global, Giám đốc kỹ thuật toàn cầu của EW Nutrition cho rằng, mỗi công cụ phòng bệnh cầu trùng đều có ưu và nhược điểm nên chúng có thể cần kết hợp để khắc phục những thiếu sót của mỗi loại. Thuốc kháng cầu trùng tự nhiên (Sp Pretect D) hiệu quả trong chương trình kiểm soát cầu trùng. Có thể kết hợp với vắc-xin, ionophores và hóa chất.
Giải pháp toàn diện về sức khỏe vật nuôi đến từ EW Nutrition
Ông Ramakanta Nayak, Giám đốc EW Nutrition khu vực Đông Nam Á/Thái Bình Dương chia sẻ tại hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, ông Ramakanta Nayak, Giám đốc EW Nutrition khu vực Đông Nam Á/Thái Bình Dương chia sẻ, EW Nutrition là một trong thành viên của EW Group – sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như Aviagen, Hubbard, Lohman, Hyline, H&N, Novogen, AquaGen, GenoMar, Planasa, Hygiena& BioCheck, Vaxxinova .. đang xây dựng các giải pháp phù hợp cho tương lai cho chăn nuôi, cũng như dinh dưỡng bền vững cho động vật và con người.
Theo ông Ramakanta Nayak, EW Nutrition có giải pháp tích hợp từ R&D, thử nghiệm, chứng nhận và sản xuất các sản phẩm về quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi; sức khỏe đường ruột và tiêu hóa.
Các sản phẩm tiêu biểu của EW Nutrition đó là:
+ Phytogenics: Sự kết hợp tối ưu của các chất phytogenic, cơ chế tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm, kích thích tiêu hóa sản xuất với công nghệ vi bọc, chi phí sử dụng hợp lý. Các sản phẩm tiêu biểu là Activo, Ventar D, Pretect D, grippozon….
+ Enzyme: Công nghệ enzyme mới với nguồn gốc từ vi khuẩn tiêu biểu là sản phẩm Axxess XY.
+ Carotenoids: Màu đỏ và màu vàng tự nhiên sắc tố có đặc điểm là bền vững, chất lượng cao, bền vững cung ứng; thời gian sử dụng lâu dài, ổn định, an toàn, tập trung. Các sản phẩm tiêu biểu là Colortek yellow B, Xamacol, Xarocol,….
+ Globigen: kháng thể IgY cho heo con, heo nái, bê và thú cảnh.
+ Về quản lý chất lượng thức ăn với các dòng sản phẩm: Hấp phụ độc tố: Mastersorb, Solis; chống oxy hóa cho thức ăn với Santoquin và Stabilon.
+ Đồng thời cho feed hygiene có dòng sản phẩm Formycine Gold giúp xử lý thức ăn sạch khuẩn và virus.
“Chúng tôi phục vụ các khách hàng chính tại hơn 50 quốc gia với đội ngũ nhân viên kỹ thuật và bán hàng của riêng mình. Chúng tôi ở gần khách hàng với các nguồn lực sản xuất, kỹ thuật và thương mại”.
Tại hội thảo, các diễn giả của EW Nutrition còn đi sâu vào giới thiệu vào các sản phẩm mới của công ty đến khách hàng Việt Nam đó là Ventar D, Axxess XY, và dịch vụ kiểm tra độc tố nấm mốc qua máu của vật nuôi, OPGenius – kiểm tra cầu trùng tại trang trại…. Và nhận được sự quan tâm của khách hàng.
Ông Châu Điền Nhật Minh, Giám đốc thương mại của EW Nutrition Việt Nam
Chia sẻ tại hội thảo, ông Châu Điền Nhật Minh, Giám đốc thương mại của EW Nutrition Việt Nam gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả Quý khách hàng tại Việt Nam đã nhiệt tình tham dự và giúp sự kiện diễn ra thành công tốt đẹp.
“EW Nutrition sẽ tiếp tục cung cấp các giải pháp phù hợp để quí khách hàng đạt được thành công liên tục trong chăn nuôi”, ông Châu Điền Nhật Minh khẳng định.
Một số hình ảnh khác tại hội thảo:
Tiến Sĩ Sabiha Kadari, Giám đốc kỹ thuật khu vực EW Nutrition Đông Nam Á/Thái Bình Dương trình bày tại hội thảo chủ đề “Ventar D – một khái niệm phytogenic thế hệ mới để tối ưu hóa sức khỏe đường ruột”.
Ông Jerico de Sagun Quản lý kỹ thuật khu vực EW Nutrition Đông Nam Á/Thái Bình Dương trình bày chủ đề “Bệnh cầu trùng- Sát thủ thầm lặng tiêu diệt lợi nhuận của người chăn nuôi” tại hội thảo.
Khách hàng trao đổi tại sự kiện
Các diễn giả trả lời thắc mắc của khách hàng
Các đại biểu tại hội thảo chụp hình lưu niệm
HÀ NGÂN
Quý độc giả có nhu cầu biết thêm về các bài trình bày tại hội thảo và các sản phẩm của EW Nutrition theo liên hệ sau:
Mr Châu Điền Nhật Minh
Giám đốc Việt Nam
Phone: + 84913 926 036
Email: [email protected]
- Axxess XY li>
- Mastersorb li>
- OPGenius li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- Phytogenics li>
- EW Nutrition li>
- Ventar D li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất