Để giảm phụ thuộc nhập khẩu về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, các bộ ngành cần nghiên cứu tìm giải pháp, điều chỉnh chính sách nhằm phát triển vùng nguyên liệu như ngô, đậu tương…
Đây là ý kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022.
Cần sự chia sẻ của doanh nghiệp
Chưa bao giờ ngành chăn nuôi chứng kiến giá thức ăn chăn nuôi tăng “phi mã” như thời gian qua. Nhiều nguyên nhân được nêu lên như biến động thị trường, dịch bệnh… Giá thức ăn đầu vào trở thành một gánh nặng lớn với người sản xuất các sản phẩm chăn nuôi.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc HTX Hòa Mỹ cho biết HTX chăn nuôi lợn công nghệ cao ở Ứng Hòa của ông có quy mô 3.000 lợn nái, 1.700 lợn thương phẩm/lứa, đạt doanh thu hơn 10 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi tạo gánh nặng rất lớn cho sản xuất. Ông Thanh nêu câu hỏi: “Chính phủ sẽ có chính sách, biện pháp gì để bình ổn giá vật tư đầu vào, tiếp sức, hỗ trợ nông dân?”
Bà Nguyễn Thị Trâm, Giám đốc Công ty TNHH Hải Phong (xã Minh Tân, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) cũng phân tích sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn chủ yếu đang ở dạng sản xuất thô, các sản phẩm nông sản xuất khẩu cũng dưới dạng thô, chưa có chế biến sâu, giá trị thu về còn thấp.
Bà cũng đặt câu hỏi: “Chính phủ có giải pháp gì để hỗ trợ chế biến nông sản cho nông dân; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển các dự án nông nghiệp công nghệ cao?”.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên
Trả lời những vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết giá cả các mặt hàng tăng cao thời gian qua, trong đó có vật tư nông nghiệp, là vấn đề toàn cầu liên quan tới đứt gãy chuỗi cung ứng. Chính phủ, các bộ, ngành đã nỗ lực kiểm soát tình hình, hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu, vật tư có tính chất chiến lược; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường đảm bảo không bị ách tắc, ép giá; nghiên cứu chính sách điều chỉnh thuế, phí…
Thời gian tới, Bộ Công Thương và các bộ ngành liên qua sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ về giải pháp sớm bình ổn giá các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào.
Cụ thể, Bộ sẽ làm việc với các doanh nghiệp để có những giải pháp phù hợp cho cả đôi bên người bán – người mua. Vật tư đầu vào chiếm 55% giá thành sản phẩm nên nếu tính toán tỉ mỉ hoàn toàn có thể giảm giá thành các nguyên liệu. Đây cũng chính là cách các doanh nghiệp chia sẻ lợi ích với người nông dân, chia sẻ với Chính phủ.
“Nếu giá cả tiếp tục leo thang, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương sẽ kiến nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét trợ giá với một số vật tư thiết yếu để hỗ trợ người nông dân trong giai đoạn hiện nay”, ông Nguyễn Hồng Diên nói.
Có nhiều giải pháp giảm chi phí đầu vào thức ăn chăn nuôi
Tiếp tục câu chuyện về giá sản phẩm bị “đội” cao do chi phí đầu vào tăng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh vào giải pháp chủ động tiết giảm chi phí đầu vào.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ: “Tôi có đi thị sát mô hình ở nhiều địa phương, nông dân đã biết cách giảm chi phí đầu vào bằng cách lựa chọn các mô hình kinh tế tuần hoàn, tận dụng các phế phẩm, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Cách làm này đã giúp nông dân giảm đáng kể tiền mua phân bón, mua vật tư nông nghiệp, đó cũng là cách giảm chi phí”.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho rằng Việt Nam cần tự chủ dần một số nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản, đặc biệt là những nguyên liệu đang phải nhập khẩu với số lượng lớn từ nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại đối thoại-Ảnh: VGP
Liên quan tới vấn đề hỗ trợ cho người nông dân, doanh nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ xác định lực lượng doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong xây dựng chuỗi giá trị sản xuất, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tại khu vực nông thôn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn với các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung.
Cụ thể như, trình tự thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp được rà soát, chỉnh sửa rõ ràng, minh bạch và đồng bộ với các luật nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, thực hiện chính sách.
Đối tượng hỗ trợ được điều chỉnh phù hợp với đối tượng đầu tư vào nông nghiệp theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020; tập trung vào hỗ trợ chủ yếu ngành chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn thị trường và vùng nguyên liệu nhằm phát triển nông nghiệp hiệu quả cao với mức hỗ trợ tối đa 15 tỷ đồng/dự án chế biến, bảo quản nông sản; xác định đây là một “nút thắt” quan trọng để phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững…
Bổ sung quy định đối với trường hợp địa phương không cân đối được nguồn vốn hỗ trợ thì các bộ sẽ tham gia thực hiện hỗ trợ, tạo thêm nguồn lực, điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, giảm gánh nặng chi ngân sách cho các địa phương…
Quan trọng là phải quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu
Nhắc tới vấn đề Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, vấn đề quan trọng là phải quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu.
Các bộ, ngành phải nghiên cứu tìm giải pháp, điều chỉnh chính sách để phát triển vùng nguyên liệu ngô, đậu tương, từ đó giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Chúng ta cùng nhận thức vấn đề, đưa ra giải pháp và hành động để giảm phụ thuộc nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Đây là quyết tâm rất cao của Đảng và Nhà nước”./.
Đỗ Hương
Nguồn: Báo Chính Phủ
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất