Các nghiên cứu cho thấy rằng nhiều trường hợp tiêu chảy ở thú non có nguyên nhân là do dinh dưỡng. Điều này có thể được thay đổi bằng cách lựa chọn nguyên liệu tốt hơn và sự kết hợp các thành phần trong khẩu phần – mà không sử dụng bất cứ kháng sinh nào.
Đối mặt với áp lực của người tiêu dùng và quy định pháp luật, các nhà sản xuất ở EU đang hướng đến việc tuyên bố “không sử dụng thuốc kháng sinh”. Bên ngoài EU, có các định nghĩa khác nhau về sản xuất không có kháng sinh (ABF) đang được lưu hành. Giảm liều sử dụng, chỉ sử dụng các nhóm ionophore, sản xuất hữu cơ không có kháng sinh, inonophore trị cầu trùng, hóa chất kháng cầu trùng hoặc hóa chất diệt khuẩn, như là kháng sinh Sulphonamides, là một số cách được sử dụng.
“Không sử dụng thuốc kháng sinh” được hiểu là động vật lớn lên mà không dùng thuốc kháng sinh trong thức ăn và nước uống và tiêm thuốc kể cả việc không sử dụng ionophores, mặc dù động vật vẫn có thể được dùng thuốc trị cầu trùng. Điều này thách thức nhà sản xuất, đòi hỏi họ phải đặc biệt chú ý tới việc kiểm soát vi khuẩn trong thời điểm ấp nở hay cai sữa và trong quá trình phát triển đường ruột khỏe mạnh. Nó cũng đòi hỏi sự lựa chọn cẩn thận các sản phẩm chất lượng cao cho khẩu phần ăn của thú non. Các thành phần dễ tiêu là chìa khóa để đảm bảo hàm lượng nitơ không tiêu hóa được ở mức thấp trong công thức thức ăn và do đó đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đường ruột, vì chúng đảm bảo ít hợp chất nitơ đi vào ruột già hơn.
Thức ăn dễ tiêu hóa là chìa khóa để giảm thiểu tiêu chảy sau cai sữa. Ảnh: Thomas Priskorn
Các chất dinh dưỡng trong thức ăn heo con
Một nghiên cứu thú y độc lập ở Đan Mạch đã chỉ ra rằng 50% heo con được chẩn đoán bị tiêu chảy mà không phát hiện được mầm bệnh vi khuẩn. Đối với một chuyên gia dinh dưỡng, đây là dấu hiệu trực tiếp để chỉ ra vấn đề nằm ở dinh dưỡng thức ăn. Một phần khác của nghiên cứu cho thấy, trong số 20 đàn có 50% heo con bị nhiễm trùng và 50% heo con không bị nhiễm bệnh, 70% heo con bị viêm ruột. Điều này có nghĩa là có một nguyên nhân nào đó khác hơn nguyên nhân do độc tố vi khuẩn đã gây ra kích ứng và viêm ruột. Trong những trường hợp như vậy, chất dinh dưỡng trong thức ăn phải được kiểm tra – cùng với chất lượng của nguyên liệu thô cung cấp các chất dinh dưỡng này.
Heo con cùng với mầm bệnh có thể bị ảnh hưởng không tốt do các chất dinh dưỡng có vai trò như một chất nền cho các tác nhân gây bệnh này. Ví dụ, nếu thức ăn có hàm lượng nitơ phi Protein (NPN) cao và khả năng tiêu hóa protein thấp hoặc các chất ức chế trypsin cao, điều này sẽ cung cấp chất nền cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Mặt khác, heo con bị viêm ruột nhưng không do mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh, có thể do ảnh hưởng bởi các thành phần nguyên liệu thô khác. Protein kháng nguyên ở dạng beta-conglycinin và haemagglutinin như lectin, cả hai đều có trong nguyên liệu đậu nành và có thể gây hại và làm thay đổi biểu mô ruột. Điều này sẽ làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng của ruột và cung cấp các chất dinh dưỡng cho vi khuẩn.
Sử dụng các nguồn năng lượng và protein có khả năng tiêu hóa cao trong công thức thức ăn giúp giải quyết vấn đề này bằng cách giảm các chất dinh dưỡng khả dụng cho vi khuẩn gây bệnh do đó tăng cường lượng ăn vào từ đó hỗ trợ sự phát triển heo con khỏe mạnh. Các nguyên liệu có hàm lượng chất kháng dưỡng thấp cũng làm giảm tổn thương đường ruột và tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột heo
Bảng 1 Cung cấp tổng quan về các chất dinh dưỡng và chất kháng dưỡng trong các nguyên liệu từ đậu nành. Việc bổ sung nấm men hoặc nguyên liệu có thành phần nấm men vào thức ăn có thể góp phần tăng cường sức khỏe đường ruột ổn định.
Khả năng tiêu hóa của gà con
Gà con mới nở có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng thấp hơn 10-15% so với gà thịt trưởng thành. Điều này có nghĩa là một khẩu phần thức ăn không tối ưu sẽ dẫn đến dư thừa chất dinh dưỡng ở phần ruột già, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và ký sinh trùng. Để tránh điều này, việc quan trọng là phải đánh giá được khả năng tiêu hóa của gà con, sớm thiết lập một hệ vi sinh vật đường ruột và kích hoạt các enzyme tiêu hóa khi xây dựng công thức khẩu phần thức ăn không chứa kháng sinh (ABF).
Thời gian đầu sau khi ấp nở, hàm lượng enzyme tuyến tụy tăng lên. Kết quả nghiên cứu từ Noy & Sklan cho thấy hàm lượng enzyme amylase và trypsin tăng đáng kể trong 21 ngày đầu tiên. Mặt khác, sự hoạt động của enzyme protease không đủ trong giai đoạn đầu sau khi nở để có thể thủy phân protein ngoại sinh và nội sinh- điều này giải thích cho việc gà con tiêu hóa protein kém trong vài ngày đầu sau khi nở
Hình 1 – Lượng ăn vào tối đa của heo con 10kg liên quan đến khả năng tiêu hóa thức ăn.
Vì vậy, tiêu hóa nitơ trong ruột non được báo cáo tăng từ 78% vào ngày thứ 4 đến 92% vào ngày thứ 21 (Hình 1). Nếu chúng ta thêm vào đó những ảnh hưởng của chất kháng dưỡng như chất ức chế trypsin thì khả năng tiêu hóa protein sẽ tồi tệ hơn. Gà con có khả năng sản sinh Enzyme protease bị hạn chế và do đó sẽ không thể bù đắp được sự mất protease do chất ức chế trypsin gây ra. Hoạt tính của phần enzyme còn lại trong ruột thường quá thấp để có thể đảm bảo sự phân giải protein trong thức ăn phần protein dư thừa sẽ bị lãng phí và được sử dụng làm chất nền cho vi khuẩn. Ví dụ như vi khuẩn Clostridia.
Một khía cạnh quan trọng khác của sản xuất thức ăn không kháng sinh ABF là công thức khẩu phần thức ăn phải được điều chỉnh trong suốt quá trình sinh trưởng của gà thịt để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cụ thể trong từng giai đoạn. Cho ăn theo giai đoạn: – với nhiều giai đoạn cung cấp thức ăn hơn so với hiện tại – sẽ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng được đáp ứng chính xác hơn. Khô dầu đậu nành được xử lý bằng enzyme để giảm các yếu tố kháng dinh dưỡng có thể là một cách bắt đầu tốt trong khẩu phần ăn khởi động – điều này đã được chứng minh từ một nghiên cứu so sánh việc sử dụng protein dễ tiêu trong khẩu phần ăn khởi động với kháng sinh kích thích sinh trưởng AGP (Hình 2)
Hình 2: So sánh ảnh hưởng protein đậu nành được xử lý bằng enzyme với kháng sinh kích thích sinh trưởng trong khẩu phần khởi động của gà thịt.
(Bacitracin methylene disalicylate (BMD) được dùng như kháng sinh kích thích sinh trưởng liều 50 g/tấn thức ăn trong suốt vòng đời. ETS là protein đậu nành được xử lý bằng enzyme gồm liều 5% trong 14 ngày đầu)
Tăng trọng (42 ngày)
Bằng cách chọn các nguyên liệu thức ăn có chất lượng tốt, có hàm lượng chất kháng dưỡng tối thiểu thì Nhà sản xuất có thể đảm bảo khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng tối ưu và giảm thiểu thiệt hại cho môi trường đường ruột. Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy những lợi ích này đối với sức khỏe, sinh trưởng và phát triển của thú non. Trong khi vẫn cần phải điều trị một số nguyên nhân gây tiêu chảy, thì việc sử dụng kháng sinh có thể được giảm thiểu thông qua việc sử dụng công nghệ tốt nhất có sẵn- trong trường hợp này chúng ta nên sử dụng các nguyên liệu được hiểu biết nhiều nhất.
Theo Katia Pedrosa, chuyên gia dinh dưỡng gia cầm và Lars Sangill Andersen, chuyên gia dinh dưỡng heo.
Biên dịch: Ecovet Team (theo AllAboutFeed)
Nguồn: Ecovet
- nguyên liệu kháng sinh li>
- thay thế kháng sinh li>
- sử dụng kháng sinh li>
- Giảm sử dụng kháng sinh li>
- thú non li> ul>
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất