[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo nhiều người chăn nuôi, hiện đầu tư một dự án mới trong chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn về mặt hồ sơ, thủ tục. Lập hồ sơ một dự án đầu tư chăn nuôi mới, doanh nghiệp, chủ trang trại mất thời gian cả năm, thậm chí vài năm mới có thể hoạt động. Cùng với đó, khó khăn về quỹ đất đầu tư cho chăn nuôi đang là rào cản không nhỏ cho doanh nghiệp, chủ trang trại khi muốn mở rộng các dự án chăn nuôi.
Một trang trại lợn ở tỉnh Đồng Nai nhìn từ trên cao (Ảnh: Lê Quyên)
Gian nan lập hồ sơ xây dựng trang trại chăn nuôi
Bão giá và bão dịch đã để lại những thiệt hại to lớn cho ngành chăn nuôi lợn Việt Nam nhưng cũng mở ra một cơ hội rộng lớn để những nhà chăn nuôi chuyên nghiệp đổi mới, hoàn thiện phương pháp chăn nuôi, ứng dụng những công nghệ cao trong quản lý, con giống, dinh dưỡng…
Thời điểm này, mỗi con lợn nái như một cỗ máy in tiền thực sự. Giá lợn hơi ở mức rất cao bởi nguồn cung thiếu hụt do tổng đàn giảm mạnh, Chính phủ và các địa phương đều có những chương trình hỗ trợ, khuyến khích tái đàn, tăng đàn lợn để ổn định thị trường mặt hàng này. Tuy nhiên trong thực tế, việc đầu tư dự án mới trong chăn nuôi không phải dễ theo quy định hiện nay.
Hiện các quy hoạch chuyên ngành, trong đó có quy hoạch chăn nuôi đã hết hiệu lực nên dự án đầu tư chăn nuôi sẽ như các dự án đầu tư khác phải theo quy định chung của Luật Quy hoạch. Theo đó, đầu tư một dự án chăn nuôi hiện nay được rà soát, kiểm soát kỹ hơn, phải đáp ứng hàng loạt yêu cầu về thủ tục đất đai, xây dựng, môi trường, an toàn sinh học…
Theo một chủ trang trại đang đầu tư một dự án mới trong chăn nuôi, chỉ những ai có làm thủ tục xin đầu tư dự án mới trong chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay mới cảm nhận được hết sự gian nan của nó. Chỉ tính riêng việc thực hiện các bước thủ tục trong quy hoạch đất chăn nuôi thuận lợi cũng mất thời gian cả năm, chưa kể các thủ tục về giấy phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường…
Nhận xét về những thay đổi trong đầu tư dự án chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay, bà Lê Thị Hiệp, Trưởng phòng NN&PTNT H.Xuân Lộc (Đồng Nai) cho biết, những dự án đầu tư mới trong chăn nuôi trước đây là do huyện thỏa thuận địa điểm nhưng theo quy định mới đều do tỉnh cấp phép. Ngoài ra, các dự án chăn nuôi phải đáp ứng phù hợp quy hoạch kinhb tế của địa phương cũng như nhiều ràng buộc khác về đảm bảo vấn đề môi trường, đủ điều kiện an toàn sinh học trong chăn nuôi…
Chia sẻ thêm về câu chuyện đầu tư dự án mới trong chăn nuôi, ông Nguyễn Tấn Hậu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tám Do (xã Bàu Cạn, H.Long Thành, Đồng Nai) cho biết, từ cả năm trước, trang trại muốn mở rộng đầu tư thêm trại nuôi mới nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai. Khó khăn nhất hiện nay với doanh nghiệp là về quỹ đất phù hợp cho chăn nuôi và đáp ứng được các yêu cầu về mặt hồ sơ, thủ tục.
“Hầu như chúng tôi không thể tìm ra được quỹ đất phù hợp để đầu tư dự án chăn nuôi vì có tình trạng các quy hoạch chồng chéo nhau do đang trong giai đoạn giao thoa, thay đổi Yêu cầu về thủ tục, hồ sơ lại quá phức tạp nên người chăn nuôi có thể mất hàng năm trời để hoàn tất” – ông Hậu nhận xét.
Khó khăn tìm quỹ đất chăn nuôi
Sau 5 năm, Tập đoàn Hòa Phát hiện đứng đầu về sản lượng tiêu thụ bò Úc toàn quốc, với 50% thị phần. Sản lượng trứng gà cũng dẫn đầu miền Bắc với sản lượng 450.000 quả/ngày. Với chăn nuôi lợn, thị phần của Hòa Phát đứng thứ 17, với khoảng 200.000 con. Tại phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Tập đoàn Hòa Phát, ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT khẳng định Hòa Phát luôn dành kinh phí lớn để đầu tư xử lý môi trường tất cả trang trại nuôi bò, nuôi lợn.
Năm 2020, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu mảng nông nghiệp sẽ đóng góp 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 1.200 tỷ đồng, lớn thứ hai sau mảng thép. Trong quý I, lợi nhuận từ mảng nông nghiệp đạt 480 tỷ đồng, chiếm 21% lợi nhuận toàn tập đoàn. Con số này tiếp tục duy trì trong quý II. Nông nghiệp lãi lớn khiến nhiều nhà đầu tư không ngừng đặt câu hỏi liệu Hòa Phát có tập trung đầu tư mảng này bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh thép. Tuy vậy, vị Chủ tịch cũng thừa nhận lãi lớn từ nông nghiệp là do giá thịt lợn tăng mạnh và sẽ không thể mãi giữ ở mức cao này. Đầu tư nông nghiệp, theo ông Long không thể vội. Hòa Phát cũng sẽ tăng đầu tư thêm nhưng rất thận trọng, “làm đến đâu tiêu thụ hết đến đấy“.
Trong ngắn hạn, tập đoàn chỉ đầu tư mở rộng tăng công suất ở mức độ vừa phải. Ông Long còn nhận định đầu tư nông nghiệp, hiện nay không dễ. “Tìm đất để xây dựng trại lợn, trại bò rất khó, khó hơn xin đất làm trại hủi“, ông Long nói. Gặp khó khăn về quỹ đất cho chăn nuôi đang là rào cản lớn trong đầu tư tái đàn, tăng đàn lợn hiện nay. Ông Nguyễn Diên Tường, Giám đốc Công ty CP Nông súc sản Đồng Nai (P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) chia sẻ thêm, khó khăn không nhỏ trong việc tăng đàn, tái đàn hiện nay là do thiếu hụt nguồn lợn giống. Chính phủ, các địa phương nên quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn đủ điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất con giống để sớm khôi phục lại ngành chăn nuôi.
“Doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất đàn lợn giống để phục vụ cho nhu cầu tái đàn, tăng đàn nhưng quy mô trang trại hiện không đáp ứng được nhu cầu này. Mong chính quyền địa phương quan tâm tháo gỡ khó khăn về quỹ đất cũng như về quy trình thủ tục, hồ sơ khi đầu tư dự án mới” – ông Tường kiến nghị.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Tỉnh, Phó viện trưởng Viện Chăn nuôi, Giám đốc Viện Chăn nuôi Nam bộ, đại diện cho trại lợn giống Bình Minh (xã Bình Minh, H.Trảng Bom) nhấn mạnh, đầu tư phát triển đàn giống là cơ sở để khôi phục ngành chăn nuôi lợn trong giai đoạn tới. Sự thành bại trong khôi phục chăn nuôi lợn, đặc biệt là nguồn giống, phụ thuộc rất lớn vào công tác phòng, chống không để ASF tái phát.
“Khó khăn là trang trại đang nằm trong khu dân cư nên công tác phòng, chống không để ASF tái phát gặp rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp mong chính quyền địa phương hỗ trợ về quỹ đất để di dời trại lợn ra khỏi khu dân cư” – ông Tỉnh nói.
Cần ưu tiên quỹ đất đai cho phát triển chăn nuôi
Tại một hội nghị của Bộ NN&PTNT, đại diện Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam chia sẻ, trong bối cảnh ASF, công ty tiếp tục đầu tư và tìm đối tác để liên doanh, mở rộng các trang trại mới với vành đai an toàn sinh học lớn nhất. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về quỹ đất để phát triển các trại vệ tinh. Do vậy, các doanh nghiệp chăn nuôi mong Chính phủ, Bộ NN&PTNT và các địa phương có chính sách ưu tiên quỹ đất đai cho phát triển chăn nuôi lợn.
Còn ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam chia sẻ, doanh nghiệp tái đàn và tăng đàn từ tháng 9/2019, dự kiến cuối 2020 tổng đàn nái sẽ tăng 8%. Song, cũng như Japfa Comfeed Việt Nam, C.P Việt Nam cũng gặp khó khăn về nguồn đất đai để xây dựng những trại trại mới đáp ứng an toàn sinh học.
C.P Việt Nam kiến nghị, cần có những trang trại lớn mới thay thế cho quy mô gia đình nên cần hỗ trợ về nguồn đất và thủ tục. Ngoài ra, công ty muốn các địa phương có ưu đãi cho các doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống nhà máy chăn nuôi, giết mổ, để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, giảm chi phí trung gian, qua đó giảm giá thành sản phẩm thịt lợn
Lê Quyên – Tâm An
Ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát: Tìm đất để xây dựng trại lợn, trại bò rất khó, khó hơn xin đất làm trại hủi
Nông nghiệp lãi lớn khiến nhiều nhà đầu tư không ngừng đặt câu hỏi liệu Hòa Phát có tập trung đầu tư mảng này bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh thép. Tuy vậy, vị Chủ tịch cũng thừa nhận lãi lớn từ nông nghiệp là do giá thịt lợn tăng mạnh và sẽ không thể mãi giữ ở mức cao này. Đầu tư nông nghiệp, theo ông Long không thể vội. Hòa Phát cũng sẽ tăng đầu tư thêm nhưng rất thận trọng, “làm đến đâu tiêu thụ hết đến đấy”. Trong ngắn hạn, tập đoàn chỉ đầu tư mở rộng tăng công suất ở mức độ vừa phải. Ông Long còn nhận định đầu tư nông nghiệp, hiện nay không dễ. “Tìm đất để xây dựng trại lợn, trại bò rất khó, khó hơn xin đất làm trại hủi”, ông Long nói.
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Điều 24 Nghị định này. Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết). Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. (Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi)
LÊ QUYÊN – TÂM AN
- đầu tư dự án li> ul>
4 Comments
Để lại comment của bạn
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Cần vốn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi
Cần chuyển nhượng trang trại chăn nuôi 200ha.
Cần bán trang trại dự án chăn nuôi 200ha
Cần bán 35ha đất thích hợp làm trang trại tại Đắk nông 0376233868.