“Trong công tác phòng chống dịch bệnh đàn gia súc gia cầm, hoạt động kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm có vai trò rất lớn để đảm bảo an toàn thực phẩm”, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định..
Theo số liệu từ Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Nội, Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm ở top đầu cả nước với tổng đàn trâu bò 153 nghìn con, tổng đàn lợn hiện tại khoảng 1,2 triệu con (thời điểm trước khi xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi khoảng 1,87 triệu con), đàn gia cầm 34 triệu con, đàn chó mèo 466 nghìn con.
Trên địa bàn TP có nhiều cơ sở, trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung của các công ty liên doanh nước ngoài như Cty CP chăn nuôi C.P Việt Nam, Cty CP Giống gia cầm Lương Mỹ, RTD, Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi, Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Trung tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi, Cty CP Việt Pháp Pro Conco…).
Trong công tác phòng chống dịch bệnh đàn gia súc gia cầm, hoạt động kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm có vai trò rất lớn để đảm bảo an toàn thực phẩm. Trên địa bàn TP, do chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao nên có hệ lụy là kéo theo hoạt động giết mổ gia súc gia cầm cũng nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao. Toàn TP có tới 749 cơ sở, điểm, hộ giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó 61 cơ sở giết mổ trâu, bò; 220 cơ sở giết mổ lợn; 456 cơ sở giết mổ gia cầm; 12 cơ sở giết mổ động vật khác. Số cơ sở giết mổ công nghiệp 7 cơ sở; Số cơ sở giết mổ bán công nghiệp 24 cơ sở; Số cơ sở giết mổ thủ công 718 cơ sở.
Cán bộ kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm gặp nhiều khó khăn khi thực thi nhiệm vụ. Ảnh: Ngọc Sơn
Ngoài ra, trên địa bàn TP có 99 kho lạnh bảo quản sản phẩm động vật làm thực phẩm, 385 cơ sở sơ chế sản phẩm động vật cần được kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Tất cả các cơ sở này đều phải có sự quản lý của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng mà thực tế là lực lượng cán bộ chuyên môn thú y là lực lượng trực tiếp.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Nội, đặc thù của nghề giết mổ gia súc gia cầm là hoạt động vào ban đêm, khoảng 11g đêm hôm trước đến 6g sáng hôm sau. Sau thời điểm này sản phẩm động vật đã qua kiểm tra cung cấp đến các siêu thị chợ truyền thống, các sạp hàng để bán đến người tiêu dùng. Hơn nữa việc giết mổ thường vào ban đêm để cung cấp cho các cơ sở sơ chế, chế biến (giò, chả, súc xích …) để phục vụ cho người tiêu dùng vào các sáng, trưa, chiều theo tập quán, thói quen người tiêu dùng. Với đặc thù của nghề như vậy, cán bộ thú y phải thực hiện nhiệm vụ vào ban đêm theo các cơ sở giết mổ, đáp ứng yêu cầu thực tế xã hội.
Theo quy trình làm công tác kiểm soát giết mổ phải thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi giết mổ. Trước khi giết mổ phải kiểm tra gia súc gia cầm mang về cơ sở giết mổ phải đảm bảo khỏe mạnh, kiểm tra việc nhập gia súc gia cầm về có nguồn gốc không. Khi đủ điều kiện cho vào giết mổ, khi giết mổ xong thực hiện việc kiểm tra thân thịt và phủ tạng, nếu đảm bảo không mắc bệnh sẽ đóng dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt cho lưu hành.
Quy trình trên được thực hiện trong đêm tại các cơ sở giết mổ nên những cán bộ thú y phải thực hiện theo yêu cầu thực tế. Đây cũng chính là những gian nan với nghề, hơn nữa nghề đi làm kiểm soát giết mổ vì phải tiếp xúc trực tiếp với gia súc gia cầm kể cả gia súc gia cầm bệnh, việc lây nhiễm bệnh giữa người và gia súc gia cầm là những điều khó tránh khỏi. Một số bệnh lây nhiễm sang người (như cúm gia cầm, liên cầu khuẩn, dai…), đây cũng chính là những nguy hiểm mà cán bộ Thú y phải đối mặt.
Ngoài ra, các cơ sở giết mổ hiện nay còn quá nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, nằm giải rác ở các khu dân cư, có cơ sở giết mổ chỉ vài con (3- 5 con), có cở sở nằm sâu trong khu dân cư chưa đảm bảo vệ sinh thú y nhưng vẫn phải kiểm tra để ngăn chặn dịch bệnh. Trong khi đó việc kiểm tra, kiểm soát lại phải thực hiện vào ban đêm nên cán bộ thú y phải đi đêm, nhất là cán bộ nữ phải đối mặt cả với những rủi ro do điều kiện xã hội mang lại (giao thông, tệ nạn xã hội …).
Trong công tác kiểm soát giết mổ cũng như phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trong giai đoạn hiện nay đó là thời tiết khí hậu hiện nay diễn biến phức tạp, môi trường ô nhiễm nặng nên dịch bệnh gia súc gia cầm phát sinh và phát triển mạnh nhất là một số bệnh nguy hiểm (dại, cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, Tai xanh …).
Ở một số nơi chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm xây dựng được các cơ sở giết mổ tập trung, chưa xử lý được các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nên việc quản lý của các cơ quan chuyên môn gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó tập quán thói quen của người tiêu dùng vẫn sử dụng thịt tươi, thịt gia súc gia cầm chưa qua kiểm soát của cơ quan thú y đã phần nào tạo điều kiện để các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, chưa đủ điều kiện vẫn ngang nhiên hoạt động.
Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, hiện nay số lượng cơ sở, điểm chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm lớn nằm rải rác tại nhiều xã, nhiều huyện trên địa bàn TP Hà Nội đòi hỏi cán bộ thú y thực hiện nhiệm vụ phải đi lại và di chuyển rất nhiều. Công việc kiểm soát giết mổ mang tính chất đặc thù, không ổn định về thời gian. “Công việc kiểm soát chủ yếu vào ban đêm và sáng sớm, nhiều điểm giết mổ nằm phân tán trên địa bàn rộng nên việc đi lại, di chuyển khó khăn, vất vả, thời gian sinh hoạt cá nhân và dành cho gia đình, người thân rất hạn chế, nhất là cán bộ nữ”, ông Sơn nhấn mạnh.
“Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, cán bộ thú y đã và đang mong muốn sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền đó là triển khai đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở giết mổ công nghiệp, khi có các cơ sở giết mổ tập trung vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm vừa dễ kiểm soát, giúp cho lực lượng thú y quản lý chặt chẽ”, ông Nguyễn Ngọc Sơn kiến nghị.
Văn Biên
Nguồn: Pháp luật và Xã hội
- gia súc gia cầm li> ul>
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất