Giá heo hơi tăng cao, chênh lệch giá cả giữa Việt Nam và một số nước láng giềng quá lớn. Nhiều đầu nậu đã tìm mọi cách để đưa heo lậu vào Việt Nam.
Để tìm hiểu thực tế, phóng viên VOV đã đến khu vực xã Khánh Bình và thị trấn Long Bình, huyện An Phú, nơi được xem là điểm “nóng” về việc vận chuyển và buôn bán heo lậu trên địa bàn tỉnh An Giang. Tại một số bãi đất trống gần khu vực biên giới, mỗi đêm có hàng chục xe ô tô tải lớn đến chờ chuyển heo vào Việt Nam. Những xe này chủ yếu đến từ TP Cần Thơ, Kiên Giang và TP Long Xuyên của tỉnh An Giang. Heo lậu được vận chuyển về đây bằng xe máy, xe tải nhỏ và thuyền nhỏ…
Dọc bờ sông Bình Di, phía bờ sông bên kia là huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, Campuchia, còn bên này thuộc địa phận xã Khánh Bình và thị trấn Long Bình, huyện An Phú, nhiều xe tải nhỏ đậu sát mé sông đang chờ nhận heo hoặc chờ phà chở sang bên kia sông để nhận heo. Theo một số đầu nậu ở đây, phần lớn heo được các đầu nậu Campuchia nhập lậu từ Thái Lan, sau đó bán lại cho các đầu nậu phía Việt Nam.
Từ đầu tháng 10 đến nay, các lực lượng chức năng của tỉnh An Giang đã phát hiện xử lý 16 vụ vận chuyển heo nhập lậu, với hơn 400 con, tổng trọng lượng khoảng hơn 30 tấn.
Mặc dù thời gian gần đây, lực lượng chức năng của tỉnh An Giang đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nhưng các đầu nậu cho biết, vẫn có cách để vận chuyển heo đến TP Long Xuyên.
“Heo ở bên đó muốn nhận bao nhiêu cũng có, heo từ 1 tạ đến hơn 1 tạ. Đem thợ qua bên đó mổ, mổ xong thảy lên vỏ sắt chạy về bên này, bán mỗi con cũng lời 600.000 đồng. Ngày đêm trực, nằm căn chờ sẵn, căn giờ đi được con nào là mừng con đấy, chỉ cần chạy được qua bên đây biên giới là mình chắc ăn được 90%. Chạy lén lút, đưa một chiếc xe tải xuống đò sắt, đò này chở qua bên Campuchia lấy heo, sau đó xuống đò chở ngược lại qua bên này sông, bên này có xe chờ sẵn, chỉ cần kiếm chỗ yên rồi mình đấu đít xe dồn cho heo qua, tiếp tục chạy đến đoạn vắng sẽ chuyên sang xe ô tô lớn hơn. Do cái đò nhỏ, nên mỗi lần chỉ chở được một xe, mỗi xe chở từ 25 – 30 con heo”, một thương lái cho hay.
Theo đại tá Lý Kế Tùng, Phó Chỉ huy Trưởng Bộ đội biên phòng An Giang, thời gian gần đây, do lợi nhuận cao, các đầu nậu đã dùng đủ mọi hình thức, phương tiện để vận chuyển heo trái phép vào nội địa. Hai bên đầu nậu thường liên lạc với nhau bằng điện thoại để chốt giá và địa điểm giao nhận, sau đó vận chuyển vào ban đêm.
Số heo nhập lậu này đều không rõ nguồn gốc, không chứng minh được giấy tờ. Trong đó có nhiều con bị trầy xước, toàn thân tím tái, thậm chí có con đã chết cứng.
Để tránh né sự kiểm soát của cơ quan chức năng, các đầu nậu phải vận chuyển bằng xe máy, rồi thuê chuồng heo của các hộ dân dọc theo tuyến biên giới để nhốt tạm, khi có thời cơ sẽ cho xe tải nhỏ vận chuyển đến điểm tập kết, rồi chuyển qua các xe tải lớn mang đi các tỉnh tiêu thụ. Đặc biệt, có những đầu nậu còn đưa thợ sang Campuchia để giết mổ, chia nhỏ, dùng phương tiện xe máy vận chuyển về Việt Nam.
“Địa bàn An Giang có nhiều sông, kênh, rạch giáp biên giới, nên các đối tượng đã sử dụng các vỏ lãi, ghe trung bình 5 – 6 tấn để vận chuyển heo qua biên giới. Có những vụ lợi dụng đêm tối đùng phà nhỏ để đi qua bằng xe ô tô để chở heo. Các đối tượng hiện nay có nhiều hình thức tinh vi hơn, đó là xé lẻ, không vận chuyển số lượng nhiều, đi lối ngang lối tắt, buổi đêm tối…”, đại tá Lý Kế Tùng cho biết.
Heo vận chuyển bất hợp pháp đều phải tiêu hủy ngay theo quy định.
Theo ông Trần Tiến Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Thú y An Giang, tính từ đầu tháng 10 đến nay, các lực lượng chức năng của tỉnh An Giang đã phát hiện xử lý 16 vụ vận chuyển heo nhập lậu, với hơn 400 con, tổng trọng lượng khoảng hơn 30 tấn. Số heo nhập lậu này đều không rõ nguồn gốc, không chứng minh được giấy tờ. Trong đó có nhiều con bị trầy xước, toàn thân tím tái, thậm chí có nhiều con đã chết cứng. Nếu vận chuyển trót lọt vào nội địa sẽ kiếm lời trung bình gần 1 triệu đồng/con.
“Trong điều kiện từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thịt heo ngày càng cao, Chi cục chăn nuôi thú y, các trạm phối hợp với đoàn liên ngành tập trung cao độ, quyết liệt bằng nhiều hình thức, biện pháp để phòng chống heo nhập lậu qua biên giới. Chi cục chăn nuôi thú y cũng tham mưu cho Sở Nông nghiệp và đang trình UBND tỉnh phải tăng cường trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn dọc tuyến biên giới. Xã nào, thị trấn nào mà để heo lậu tồn tại trên địa phương đó thì chịu trách nhiệm đối huyện, tỉnh về vấn đề này”, ông Trần Tiến Hiệp nói.
Hiện nay, tình trạng vận chuyển heo và các sản phẩm heo qua biên giới còn diễn biến phức tạp. Để ngăn chặn tình trạng này, không chỉ có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng chức năng và trách nhiệm của các cấp chính quyền mà còn phải chú trọng tuyên truyền, vận động mỗi người dân tại tuyến biên giới không tham gia vận chuyển, không tiếp tay cho việc mua bán, vận chuyển heo, sản phẩm từ heo trái phép qua biên giới như hiện nay./.
Phan Ánh/VOV-ĐBSCL
Nguồn: VOV
- heo lậu li>
- Ngăn chặn heo lậu li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất