[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là tên bài trình bày của ông Antoine Bertho, Giám đốc kỹ thuật Adisseo Việt Nam tại hội thảo do Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm tổ chức ngày 13/10/2023 tại TP. Hồ Chí Minh. Đây cũng là hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện của triển lãm VIETSTOCK 2023.
Tham dự hội thảo có nhiều doanh nghiệp và người chăn nuôi gia cầm là khách tham quan triển lãm Vietstock.
Ông Antoine Bertho đã chia sẻ về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam như 60-80% kháng sinh được bán từ cửa hàng thuốc Thú y là dùng cho gia cầm, xảy ra tình trạng bán kháng sinh không cần kê đơn; lạm dụng và dùng quá liều kháng sinh. Điều này đã dẫn đến tình trạng kháng thuốc (AMR) ngày càng tăng (FAO, 2023). Từ tháng 1, 2026 tại Vietnam, kháng sinh sẽ không được dùng để phòng bệnh; chỉ dùng để trị bệnh kèm theo chỉ định.
Vì vậy, cần có các sản phẩm thay thế kháng sinh tốt nhất để giảm viêm mạn tính, với mục đích gián tiếp là hỗ trợ đường tiêu hóa và trực tiếp là diệt mầm bệnh. Đồng thời các sản phẩm đó không kháng thuốc; an toàn với người tiêu dùng (nếu có tồn dư trong thịt, trứng); được khoa học chứng minh; đảm bảo hiệu suất chăn nuôi cao (ADG, FCR, Tỷ lệ chết); giá cả phải chăng;
Axit hữu cơ từ lâu đã được sử dụng với nhiều tác dụng như giảm giảm pH dạ dày để tăng tiêu hóa, khả năng đệm và tạo hàng rào kháng khuẩn; kích thích đường ruột phát triển và bảo vệ lông nhung; tác dụng kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch.. Tuy nhiên nhược điểm của axit hữu cơ tự do: không bền khi vào trong đường ruột (bay hơi); hoạt động ở đoạn ruột trước; bị hấp thu ở ruột trước; nặng mùi (đặc biệt là Axit Butyric); đặc tính kháng khuẩn phụ thuộc độ pH; có tính ăn mòn…
Cách loại bỏ các nhược điểm này là chuyển hóa axit hữu cơ tự do thành dạng glyceride. Glyceride = Axit hữu cơ được este hóa với một phân tử glycerol… Glyceride của axit Butyric có tác dụng diệt khuẩn trực tiếp và gián tiếp bởi -monobutyrin; cân bằng sức khỏe đường ruột…
Ông Antoine Bertho cũng dẫn các kết quả nghiên cứu khoa học Adisseo France S.A.S. Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Adisseo tại Pháp (CERN), tháng 6, 2023: Glyceride của Axit Butyric tác động trực tiếp và gián tiếp lên tế bào ruột gia cầm giúp chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh.
Bà Mai Thị Sáng, Đại diện Adisseo tại miền Bắc Việt Nam (bên phải) và ông Antoine Bertho, Giám đốc kỹ thuật Adisseo Việt Nam chia sẻ tại hội thảo
Cụ thể, Glycerides có hiệu quả tốt cho sự phát triển lông nhung ruột khi thử nghiệm trên gà thịt tại Thái Lan năm 2019. Cụ thể thí nghiệm được thực hiện trên gà trống (Cobb 500), 2 nghiệm thức x 8 lần lặp lại x 27 con gà, gà phân ướt dính. Cho sử dụng hỗn hợp Tributyrine + α-monobutyrine @ 1 kg/tấn, từ 0-42 ngày tuổi, kết quả cho thấy độ dài lông nhung tăng 11,8%, độ sâu của hốc nhung giảm 2,1%, so với nhóm đối chứng.
Thử nghiệm tại Brazil 2018 trên gà đẻ (White Hisex), 48 tuần tuổi với 2 nghiệm thức x 10 lần lặp lại x 8 con. Gà từ 51-70 tuần tuổi cho ăn hỗn hợp Tributyrine + α-Monobutyrine @ 2 kg/ton so với nhóm đối chứng cho thấy FCR giảm, độ bền vỏ trứng tăng lên, trọng lượng trứng/con/ngày tăng,
Hay thử nghiệm tại Poland 2019 trên gà thịt (Ross) một ngày tuổi khi cho gà ăn Tributyrine + α-Monobutyrine @ 1 kg/tấn cũng cho ra kết quả tăng trọng bình quân/ngày tăng 3,1%, tỷ lệ thịt ức tăng 2,1%, FCR giảm 4,5%…
Axit Butyric dạng glyceride có những hiệu quả khác gián tiếp và trực tiếp kích thích lên biểu mô ruột và diệt khuẩn trực tiếp. Glyceride của Axit Butyric rất bền (bền trong quá trình sản xuất, bền trong đường ruột) và có thể tiếp cận đến ruột non. Chính vì vậy, Glyceride của Axit Butyric sử dụng an toàn và không gây kháng thuốc. “Và đây cũng là giải pháp đầy hứa hẹn để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi”, ông Antoine Bertho khẳng định.
TÂM AN
- giảm kháng sinh li>
- Glyceride li>
- Axit Butyric li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất