Tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương, có nhiều diện tích hoa Bạc hà, huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển đàn ong mật, giai đoạn 2021 – 2025 nhằm thúc đẩy phát triển nghề nuôi ong lấy mật.
- Hà Giang: Đẩy mạnh phát triển nuôi ong mật Bạc hà
- Hà Giang: Mèo Vạc rộn ràng mùa mật ong bạc hà
- Nam Định: Hỗ trợ người nuôi ong ở Vườn quốc gia Xuân Thủy
Anh Hạng Mí Vư, thôn Đầu Cầu II, xã Cán Tỷ (Quản Bạ) chăm sóc đàn ong mật.
Từ việc khai thác các tổ ong rừng tự nhiên về làm mật theo cách truyền thống, đến nay, người dân Quản Bạ đã nuôi ong lấy mật đạt tiêu chuẩn, năng suất chất lượng cao, sau khi trải qua một quá trình dài học hỏi, đúc rút kinh nghiệm. Anh Hạng Mí Vư, hộ nuôi ong mật, thôn Đầu Cầu II, xã Cán Tỷ, chia sẻ: “Nhà tôi nuôi ong từ nhiều năm nay, đến nay gia đình có hơn 100 tổ ong, cho thu nhập khoảng 60 – 70 triệu đồng/năm. Nuôi ong không mất nhiều thời gian và công chăm sóc, song đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, cần mẫn. Để nuôi ong hiệu quả, người nuôi cần quan tâm lựa chọn giống tốt, chọn địa điểm đặt đàn ong. Trong quá trình nuôi ong các hộ cũng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để phát triển đàn ong mật tốt hơn”.
Phó Chủ tịch UBND xã Cán Tỷ Hạng Mí Ngọc cho biết: “Toàn xã có 25 hộ nuôi ong, với số lượng đàn ong trên 850 tổ. Thực hiện Nghị quyết về phát triển đàn ong trên địa bàn, chính quyền địa phương đã tuyên truyền đến bà con về việc phát triển nghề nuôi ong, mở rộng diện tích cây Bạc hà và hỗ trợ đào tạo nghề nuôi ong. Qua đó, nhiều hộ đã có thu nhập khá từ nghề nuôi ong, sản phẩm mật ong của xã cho chất lượng tốt, được thị trường đánh giá cao, góp phần vào phát triển KT-XH tại địa phương”.
Sản phẩm mật ong Bạc hà Mèo Vạc được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, huyện Quản Bạ nằm trong khu vực được bảo hộ của Chỉ dẫn địa lý, từ đó góp phần thúc đẩy phong trào nuôi ong và nâng cao giá trị sản phẩm mật ong vùng Cao nguyên đá. Đến nay, toàn huyện Quản Bạ có khoảng 6.200 tổ ong; sản lượng mật ước đạt trên 60.000 lít. Để đẩy mạnh nghề nuôi ong lấy mật theo chuỗi giá trị, huyện chỉ đạo thành lập được 3 hợp tác xã (HTX) làm đầu mối liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho các hộ nuôi ong. Các HTX hiện đã chế biến được nhiều sản phẩm chất lượng, có tem, nhãn, truy xuất nguồn gốc cung cấp cho thị trường và được khách hàng ưa chuộng. Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), mật ong Quản Bạ đã có 4 sản phẩm đạt sao cấp tỉnh gồm 1 sản phẩm đạt 4 sao, 3 sản phẩm đạt 3 sao.
Để tiếp tục phát triển nghề nuôi ong trong thời gian tới, huyện đã chỉ đạo tập trung làm tốt việc bảo tồn và phát triển diện tích cây Bạc hà tại các xã trọng điểm vùng nuôi ong của huyện gồm: Thanh Vân, Cán Tỷ, Lùng Tám, Thái An… Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng tổng đàn ong hàng năm đạt từ 6-8%, đến năm 2025 tổng đàn ong đạt trên 7.000 tổ, có 5 sản phẩm đạt sao OCOP cấp tỉnh; bảo tồn và phát triển diện tích cây Bạc hà tại các xã trọng điểm đạt trên 500 ha.
Bài, ảnh: VIỆT TÚ
Nguồn: Báo Báo Hà Giang
- mật ong bạc hà li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất