[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Để chủ động phòng chống dịch cúm A/H7N9 và các chủng cúm gia cầm khác, ngành Thú y Hà Nội đã và đang tập trung cao độ triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
Kinh nghiệm của các nhà chuyên môn cho thấy vào dịp trước, trong và sau tế Dương lịch, tết Nguyên Đán dịch bệnh nói chung, dịch cúm (A/H5N9, H5N1, H5N6 .. ) thường diễn ra. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết khi hậu thời điểm này chuyển giao mùa, mưa nắng thất thường, hay có mưa phùn, mưa dầm kéo dài, thời tiết se lạnh, đây là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển và di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Mặt khác việc vận chuyển lưu thông gia cầm trong dịp này là rất lớn, việc kiểm soát từ nơi này sang nơi kia, tỉnh này sang tỉnh kia còn hạn chế, việc kiểm dịch nội tỉnh không thực hiện theo quy định thì nguy cơ lây truyền bệnh là rất lớn.
Theo Cục Thú y cho biết hiện nay vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm khác (A/H5N2, A/H5N8) xâm nhiễm vào nước ta là rất cao vì những lý do như diễn biến dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đang rất phức tạp, vẫn liên tục xuất hiện các ca bệnh trên người và ổ dịch lâm sàng trên gia cầm. Giá gia cầm và sản phẩm gia cầm hiện đang giảm mạnh do người tiêu dùng tẩy chay vì lo ngại cúm A/H7N9 kết hợp với các biện pháp đóng cửa chợ gia cầm sống, cấm buôn bán, giết mổ gia cầm tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây sẽ làm gia tăng hoạt động buôn bán vận chuyển qua biên giới gia cầm lậu vào nước ta tiêu thụ.
Cuối năm là thời điểm dịch cúm gia cầm diễn biến rất phức tạp
Dịch cúm A/H7N9 đang có xu hướng dịch chuyển xuống các tỉnh phía Nam tại Trung Quốc trong đó có các tỉnh như Quảng Tây, Vân Nam giáp với biên giới nước ta. Các hoạt động vận chuyển, buôn bán tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc tại các tỉnh biên giới phía Bắc vẫn còn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó hoạt động thương mại, du lịch của nhân dân hai nước trong dịp tết Dương lịch, tết Nguyên Đán là những nguyên nhân gây bùng phát dịch cúm A/H7N9 là rất lớn. Nguy hiểm hơn Cúm A/H7N9 có khả năng lây nhiễm sang người song trên gia cầm lại không biểu hiện lâm sàng rõ ràng như các chủng cúm gia cầm khác (như Cúm A/H5N1 gây chết nhanh, chết hàng loạt có biểu hiện triệu chứng điển hình).
Hà Nội hiện có tổng đàn gia cầm đứng ở tốp đầu cả nước với trên 26 triệu con, hơn nữa Hà Nội giáp ranh với 8 tỉnh, thành và có trục đường huyết mạnh với các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai … việc vận chuyển lưu thông kinh doanh, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm hàng ngày từ các tỉnh về Hà Nội là rất lớn. Mặ khác Hà Nội hiện có một số chợ đầu mối lớn kinh doanh gia cầm sống như chợ Hà Vĩ – huyện Thường Tín (hàng ngày có khoảng 40 – 50 tấn thịt gia cầm xuất nhập tại chợ). Chợ Hải Bối – Đông Anh (hàng ngày có khoảng 3 tấn gia cầm xuất nhập tại chợ) nên nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H7N9 và các chủng Viruts cúm gia cầm khác là rất cao.
Để chủ động phòng chống dịch cúm A/H7N9 và các chủng cúm gia cầm khác, ngành Thú y Hà Nội đã và đang tập trung cao độ triển khai thực hiện một số giải pháp cụ thể:
Tăng cường hợp tác với các tỉnh thành để kiểm soát dịch bệnh, trong tháng 9/2017 Chi cục Thú y Hà Nội đã tổ chức Hội nghịvới 24 tỉnh, thành phố phía Bắc (gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn, Điện Biên, Ninh Bình, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang)để ký kết việc phối hợp phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm. Trong đó trọng tâm trọng điểm là tập trung các giải pháp về trao đổi thông tin dịch bệnh, thông tin số lượng kiểm dịch đến các tỉnh, thành phố. Phối hợp trong tuyên truyền, xử lý các vi phạm đối với các chủ hàng, chủ cơ sở kinh doanh vận chuyện giữa các vùng giáp gianh với các tỉnh, thành phố.
Giám sát dịch bệnh, đây là một tỏng những giải pháp trọng tâm để chủ động ngăn chặn dịch bệnh. Ngành thú y đã chỉ đạo mạng lưới thú y bám sát cơ sở, giám sát chặt chẽ biến động đàn, diễn biến dịch bệnh, phát hiện sớm , báo cáo, khoanh vùng, xử lý không để lây lan diện rộng. Triển khai công tác lấy mẫu chủ động giám sát sự lưu hành của virus Cúm gia cầm A/H5N1, H5N6, H7N9 tại một số chợ buôn bán gia cầm lông trên địa bàn. Tổng số đã lấy 200 mẫu huyết thanh, 1.181 mẫu swabs gộp, 888 mẫu swab đơn, 166 mẫu môi trường. Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng đại trà với tỷ lệ mẫu bảo hộ với vắc xin cúm gia cầm đạt từ 67%-80,1%.
Tổ chức tiêm phòng cho đàn gia cầm để tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia cầm hiện có. Mười tháng đầu năm 2017 tổng số tiêm 23.937.872 lượt con (trong đó vắcxin Cúm: 13.861.726 lượt con đạt 64.6% kế hoạch năm; vắcxin Newcastle: 3.796.895 lượt con; vắcxin Dịch tả vịt: 2.894.579 lượt con; vắcxin Tụ huyết trùng: 552.838 lượt con; vắcxin Gumboro: 2.831.834 lượt con). Triển khai vê sinh tiêu độc, khử trùng môi trường nhằm ngăn chặn mầm bệnh. Từ đầu năm đến này đã triển khai vệ sinh tiêu độc 05 đợt với tổng diện tích phun 207.717.000 m2. Trong tháng 10 đến tháng 11/2017 đã hưởng ứng phát động toàn thành phố phát động “tháng hành động tổng tẩy uế vệ sinh môi trường” theo phát động của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Có thể nói đây là một trong những giải pháp rất quan trọng vừa phát huy được sức mạnh toàn dân vừa làm trong lành môi trường phòng chống dịch bệnh cho người và vật nuôi trên địa bàn cả nước.
Chi cục Thú y tham mưu để Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND thành phố thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đi kiểm tra công tác chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trên địa bàn. Kiểm tra các hoạt động kinh doanh, giết mổ vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm. Bên cạnh đó ngành Thú y tập trung nâng cao năng lực cho mạng lưới thú y cơ sở chủ động xây dựng kế hoạch tại các địa phương sát với thực tế sản xuất. Chuẩn bị đầy dủ vật tư, hóa chất, trang thiết bị chuyên ngành để sẵn sàng đối phó khi có dịch xảy ra. Trực tiếp hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong phòng chống dịch bệnh. Thống kê, báo cáo, giám sát dịch bệnh, kịp thời xử lý tình huống ngăn chặn dịch bệnh ngay từ cơ sở.
Chi cục Thú y Hà Nội tích cực tiêm phòng cho đàn gia cầm của thủ đô
Đồng thời đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân chủ đông, tích cực tham gia thực hiện tổng tẩy uế, vệ sinh môi trường và nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là các hộ chăn nuôi thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp về phòng chống cúm gia cầm. ). Tuyên truyền đầy đủ, đúng mức độ để người dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng dịch những vẫn đảm bảo phát triển sản xuất, sử dụng gia cầm rõ nguồn gốc làm thức ăn, không hoang mang, không quay lưng lại với thịt gia cầm để ngành chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển ổn định.
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện cũng còn một số khó khăn vướng mắc rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền đó là ở một số nơi còn có sự chủ quan lơ là, chưa tập trung cao độ triển khai các hoạt động chuyên môn nên tỷ lệ tiêm phòng và diện tích phun phòng vệ sinh tiêu độc chưa cao. Việc giết mổ nhỏ lẻ vẫn có khá phổ biến, toàn thành phố còn 712 điểm, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nên rất khó kiểm soát. Địa bàn rộng với nhiều cơ sở kinh doanh vận chuyển buôn bán gia cầm nên việc kiểm soát còn gặp nhiều khó khăn nhất là khi kiểm dịch nội tỉnh hiện nay bãi bỏ không thực hiện. Hiện tại riêng vác xin Cúm A/H7N9 chưa có nên việc chủ động phòng bệnh là một khó khăn rất lớn.
Những khó khăn bất cập trên đang cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp các ngành, các nhà chuyên môn, đặc biệt sự vào cuộc của người dân, người chăn nuôi để các giải pháp trên được thực hiện đồng bộ ngăn chặn dịch cúm A/H7N9 và các chủng virut cúm gia cầm khác trên địa bàn Thành phố./.
Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội
- dịch cúm gia cầm li>
- cúm gà li>
- h7n9 li>
- cúm gia cầm li>
- phòng chống cúm A li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất