Hà Nội giải bài toán môi trường trong chăn nuôi
Bên cạnh lợi ích kinh tế, chăn nuôi cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường khiến nhà quản lý, chính quyền địa phương và người chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội đau đầu. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ đang gợi mở nhiều hướng để giải bài toán hóc búa này.
Đau đầu giải bài toán hóc búa
Hà Nội là Thủ đô, nhưng chăn nuôi gia súc, gia cầm luôn đứng trong tốp đầu cả nước. Toàn TP hiện có 76 xã chăn nuôi trọng điểm, với 7,528 trại, gia trại chăn nuôi. Đàn trâu hiện có 28.481 con; đàn bò 14.770 con; đàn lợn 1,6 triệu con; đàn gia cầm 38 triệu con. Sự phát triển chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, nhưng đi kèm là thách thức không hề nhỏ về ô nhiễm môi trường.
Với tổng đàn gia súc, gia cầm lớn như hiện nay, mỗi năm hoạt động chăn nuôi thải ra môi trường trên 3 triệu tấn chất thải rắn. Đặc biệt, theo tính toán của các nhà khoa học, chăn nuôi lợn thải ra môi trường khoảng 24 lít/con/ngày. Như vậy mỗi năm Hà Nội có trên 422 triệu lít nước thải từ chăn nuôi lợn. Đây là một gánh nặng lớn đối với môi trường Thủ đô.
Xã Minh Châu, huyện Ba Vì là địa phương phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt. Với tổng đàn gần 5.000 con bò, nhưng chủ yếu chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình nên vấn đề ô nhiễm môi trường chăn nuôi đang là bài toán đau đầu với chính quyền địa phương. Phó Chủ tịch UBND xã Minh Châu Nguyễn Danh Hưng cho biết, những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường xả thải trực tiếp ra cống rãnh thoát nước, chảy tập trung về các ao nằm xen kẽ trong khu dân cư, ứ đọng lại gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ngầm nghiêm trọng.
Theo TS Lê Văn Trí – Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Sinh học và Môi trường, khi một khối lượng lớn chất thải chăn nuôi mang theo các chất hữu cơ, mầm bệnh và dư lượng hóa chất xả thẳng ra môi trường sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Trong đó, có một số vi sinh vật là các vi khuẩn gây bệnh, một số hóa chất là kháng sinh, thuốc sát trùng, hóa chất phân giải từ chất hữu cơ, kim loại nặng phát tán vào không khí, hòa vào nguồn nước, ngấm vào đất tạo ra mùi và chất độc ảnh hưởng xấu đến đời sống cộng đồng. Chất thải của gia súc tạo ra 65% lượng N2O trong khí quyển, cùng với các khí khác như CO2, CH4…
Chia sẻ về những khó khăn trong xử lý môi trường chăn nuôi, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn trăn trở, hiện nay tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún của Hà Nội vẫn cao. Trong khi, chăn nuôi nhỏ lẻ thường thiếu diện tích nên việc xử lý ô nhiễm môi trường đúng quy trình gần như không thực hiện được. Hiện, trên 50% chất thải chăn nuôi tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không qua xử lý được xả thải thẳng ra môi trường.
Nhiều gợi mở từ công nghệ
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội chia sẻ thêm, vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi thực sự là một bài toán hóc búa. Để giải bài toán này, trong những năm gần đây Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp, như thúc đẩy, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung; tuyên truyền nâng cao ý thức người dân. Trong đó, giải pháp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi an toàn sinh học được xem là căn cơ, hiệu quả nhất.
Cụ thể, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý và xử lý chất thải, xây dựng hệ thống chuồng kín, xây dựng quy trình xử lý chất thải, nước thái khép kín tại trang trại chăn nuôi. Sử dụng công nghệ cao như chuồng trại có hệ thống cảnh báo và điều tiết nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng nuôi phù hợp với đặc tính của từng loại gia súc, dọn phân tự động và xử lý chất thải, quản lý đàn bằng phần mềm công nghệ thông tin trong chăn nuôi.
Cùng với đó, ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý chất thải như xây hầm biogas; xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học; xử lý nước thải bằng cây thủy sinh; xử lý chất thải bằng công nghệ ép tách phân; xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học cùng việc che phủ kín…
TP cũng đã có một số đề tài xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi đạt hiệu quả tích cực, như mô hình ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bò tại Gia Lâm; Dự án sản xuất thử nghiệm ứng dụng giải pháp khoa học công nghệ trong xử lý chất thải động vật, thực vật làm phân bón cho sản xuất một số loại rau hữu cơ tại huyện Thạch Thất; Đề tài nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp thông qua chất độn lót chuồng trong chăn nuôi đại gia súc…
Chia sẻ về kinh nghiệm xử lý môi trường trong chăn nuôi, Tổng Giám đốc Công ty CP giống gia súc Hà Nội Bùi Đại Phong cho biết, trước đây với phương thức chăn nuôi cũ, số lượng đàn bò nuôi tại công ty khá lớn, nên việc xử lý chất thải chăn nuôi rất khó khăn. Hàng ngày phải tắm rửa cho đàn bò, cào phân, vệ sinh chuồng trại mất khá nhiều thời gian nên đòi hỏi nhân lực lao động lớn mới đáp ứng được công việc.
Tuy nhiên, bài toán đã được giải khi công ty ứng dụng khoa học kỹ thuật để nuôi bò trên nền đệm lót sinh học. Đây là công nghệ mới, nếu làm được và vận hành đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Bên cạnh làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các chất thải được phân giải, từ đó mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống không ô nhiễm.
Bên cạnh đó, ruồi muỗi, ve ký sinh trên bò và ở trong chuồng trại đã giảm rất nhiều. Mặt khác, không cần thu phân và rửa chuồng trong quá trình nuôi do đó giảm nhân công, đồng thời tiết kiện được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm hay rửa chuồng cho đàn bò. Tận dụng làm nguồn phân bón hữu cơ vi sinh sau mỗi vụ chăn nuôi nhờ mật độ vi sinh vật hữu ích dồi dào.
Tuy nhiên, để triển khai rộng rãi các mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội Nguyễn Ngọc Giang kiến nghị, trong thời gian tới, TP cần có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi xây dựng hệ thống xử lý chất thải, bao gồm hỗ trợ tín dụng cho hộ và cơ sở chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học, công trình xử lý chất thải bằng nguồn vốn từ quỹ bảo vệ môi trường. Cùng với đó, có chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng khí sinh học như vốn xây dựng hạ tầng, miễn giảm thuế… Tạo điều kiện về diện tích xây dựng chuồng trại có khu xử lý chất thải…
Nguồn tin: thegioitiepthi.vn
Từ khóa
- hộ chăn nuôi li>
- lợi ích kinh tế li>
- địa bàn hà nội li>
- người chăn nuôi li>
- ô nhiễm môi trường li>
- xử lý chất thải li> ul>
Tin liên quan
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất