Hà Nội: Nông dân Ba Vì lao đao vì bò sữa… - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Hà Nội: Nông dân Ba Vì lao đao vì bò sữa…

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] –  Hàng nghìn nông dân nuôi bò sữa ở Ba Vì rơi vào cảnh điêu đứng vì giá sữa tươi bán cho công ty thu mua dưới giá thành sản xuất!

     

    Đau đớn: 1 kg sữa bò bằng 1 chai nước lọc

     

    Cuối năm 2016, nhiều cơ quan báo chí đã phản ánh về sự khó khăn của người nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì (Hà Nội) do doanh nghiệp thu mua sữa tươi với giá rất rẻ, chỉ từ 5.000 – 7.000 đồng/ kg tức là chỉ bằng một chai nước lọc.

     

    Ngay sau đó, Thành ủy Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan để tháo gỡ cho người chăn nuôi. Song tới thời điểm này, tháng 8/2017, đời sống của người chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì vẫn rất khó khăn.

     

    Nằm ở phía Tây Hà Nội, Ba Vì không chỉ là vùng chăn nuôi bò sữa lớn của thủ đô, mà nơi đây còn là một trong ba trung tâm nuôi bò sữa của cả nước bên cạnh huyện Mộc Châu (Sơn La) và Đà Lạt (Lâm Đồng). Toàn huyện có 20/31 xã, thị trấn có nông dân chăn nuôi bò sữa với tổng đàn là trên 7.000 con, trong đó tập trung chủ yếu 3 xã Yên Bài, Vân Hòa và Tản Lĩnh.

     

    Ông Nguyễn Văn Thu (xã Yên Bài), là một trong những hộ gia đình điển hình chăn nuôi bò sữa tiêu biểu. Ông nuôi bò sữa bắt đầu nuôi từ năm 1998. Lúc cao điểm, gia đình ông Thu nuôi tới 15 con bò sữa. Nhưng do giá sữa xuống thấp nên hiện tại, ông chỉ giữ lại 4 con.

     

    Từ ngày 1/1/2017, giá sữa đạt tiêu chuẩn được Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) đưa ra là 12.200 đồng/kg, giá cũ là 10.200 đồng nhưng đến thời điểm này, thực tế sữa giá sữa quá rẻ, số lượng hộ bán được giá 11.000 đồng/kg rất ít. Số người bán với giá từ 5.000 – 7.000 đồng/kg lại chiếm phần đông. Tiền bán sữa thấp nên người chăn nuôi có tư tưởng chán và không muốn thúc đẩy chăn nuôi.

     

    Như vậy so với năm 2016, thì tình hình chăn nuôi bò sữa của xã Yên Bài không có gì chuyển biến, thậm chí còn u ám hơn, đàn bò vẫn đang giảm về số lượng. Được biết hiện tại, IDP là đơn vị duy nhất thu mua sữa cho bà con nông dân xã Yên Bài. Tùy chất lượng sữa mà giá thu mua khác nhau.

    Hà Nội: Nông dân Ba Vì lao đao vì bò sữa…

    Sữa rẻ: Đua nhau bán bò

     

    Là một trong những hộ bán được sữa giá cao cho Công ty IDP nhưng gia đình ông Thu cũng chỉ bán được quanh mức 9.200 – 9.400 đồng/kg. Ba năm trước, một con bò có giá từ 60 – 70 triệu đồng, còn đầu năm nay ông Thu chỉ bán được 35 triệu/con. Gắn bó với bò sữa gần 20 năm, phải bán bò sữa đi là điều không hề muốn nhưng ông không thể làm khác được nữa, bởi hiện tại với 4 con bò sữa, trừ công chăm sóc, đầu tư ông chỉ được khoảng 50.000 đồng/ngày. Nếu giữ đàn bò như trước, ông Thu phải thuê thêm lao động và sẽ lỗ. Trong khi đó, làm thuê bên ngoài cũng được 180.000 – 200.000 đồng/ngày, không phải đầu tư con giống hay bất cứ chi phí nào.

     

    Nuôi bò chẳng ăn thua nhưng chế độ ăn của bò, ông Thu cũng không dám cắt giảm vì nếu giảm sẽ gây bệnh tật. Thà rằng chẳng có lãi nhưng phục vụ cho bò ăn uống đầy đủ, bởi giá một con bò sữa cao gấp giá trị rất cao.

     

    Thức ăn chủ yếu của bò sữa là cỏ voi và cám, trong đó cỏ voi chiếm 70 – 80%. Mỗi con bò trung bình 1 con 50 kg cỏ, 4 con là 200kg/ngày. Hiện tại, gia đình ông Thu có hơn 8.000 m² trồng cỏ. Từ khi nuôi bò sữa, gia đình ông chuyển từ trồng lúa sang trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho bò, cũng như tiết giảm chi phí. Để trồng được 1 sào cỏ, ông Thu mất từ 4 -6 công để cày bừa, bỏ phân, đặt hom rồi chăm sóc. Song, hiện nay, khi số bò đã bán đi rất nhiều, đồng nghĩa với việc cỏ của gia đình ông dư thừa và bao công sức chăm cỏ trở thành lãng phí.

     

    Ông đành cho các hộ khác vì cỏ đã “tới thì” nhưng hầu như hộ nuôi bò nào ở Yên Bài cũng trồng cỏ. Trong tình hình chăn nuôi bò sữa như hiện nay, không hộ gia đình nào dám đẩy mạnh chăn nuôi và trồng cỏ. Yên Bài đang dưa thừa cỏ rất nhiều.

     

    Một ngày, ông Thu cho bò ăn 2 bữa cỏ, sáng và chiều lúc trước khi vắt sữa. Mỗi lần ăn bò sữa phải ăn 25kg cỏ mới đảm bảo cho sữa nhiều. Nếu không chủ động được cỏ, phải đi mua. Nếu bò nhịn đói thì nó không cho sữa và nó tụt sữa, ví dụ con bò 25kg tụt sữa nhưng cho ăn hàng tháng thì nó không lên được nữa. Bên cạnh đó, cám cũng là thành phần quan trọng giúp bò cho sữa. Với bò béo, ông Thu sẽ cho bò ăn với tỷ lệ 3,5 lạng cám/1kg sữa, nếu bò gầy là 4 lạng/kg sữa. Tỷ lệ này được ông vận dụng khi đi học được tập huấn chăn nuôi qua Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội. Cỏ đang trong tình trạng dư thừa giá cám đang ngày càng tăng. Tính từ 2015, giá cám tăng 20.000 đồng/bao (từ 300.000 lên 320.000 đồng/bao). Nếu có tiền ngay từ giảm được 15.000 – 20.000 đồng. Công ty thu mua sữa cũng không hỗ trợ về cám. Giá sữa đầu ra giảm nhưng giá đầu tư vào lại tăng, vì thế, người tâm huyết với bò sữa như ông Thu cũng phải chùn chân.

     

    Đây cũng chỉ là một phần bất cập của người nông dân Ba Vì đang gặp phải. Ông Thu ký với nhà máy là 50kg/ngày nhưng nó vượt quá tỷ lệ lên 55 – 60kg thì công ty thì không cân cho, nếu cân thì giá với rẻ chỉ từ 6.000 – 7.000 đồng/kg.

     

    Ông Thu cho biết: bò sữa đang chuẩn bị sinh sản nên lượng sữa giảm dần so với lúc trước vì vậy sữa không vượt mức tối đa so với hợp đồng. Tuy nhiên, thời gian trước tình trạng này thường xuyên diễn ra, nó cũng ảnh hưởng con bò nó không như vòi nước vặn bao nhiêu thì được, thời tiết mát bò ăn khỏe thì nhiều sữa và ngược lại. Mặc dù quy định trên gây bất lợi cho người nông dân nhưng vẫn cứ phải ký vì nếu không ký thì chẳng biết bán cho ai.

     

    Nhà chị Bùi Thị Nhớ (xã Yên Bài) cho biết, chị vẫn đang vắt sữa bằng tay vì chưa có điều kiện để mua máy. Đợt đầu chị bán được 10.000 đồng, sau chỉ được 5.000 – 7.000 đồng do công ty nói tế bào sô ma trong sữa cao. Tuy nhiên, chị không nhận được sự hỗ trợ nào của công ty để khắc phục tình trạng trên. Thậm chí tháng 6 vừa qua, gia đình chị bị đình chỉ không được xuất bán sữa. Chị cho biết, ở mức 7.000 đồng/kg sữa, thu nhập khó khăn, chi tiêu vất vả, mình không có tí công nào, gọi chỉ là nuôi thôi. Gia đình chị 6 người nên gánh nặng kinh tế dồn lên vợ chồng chị. Ở nhà chỉ có mình chị chăn mấy con bò, còn chồng thì đi làm thuê. Trong căn nhà giản dị, hai mái đầu bạc của bố mẹ chồng chị cũng không khỏi suy nghĩ, cứ trông coi vài con bò thì hết hơi…

     

    Chuyển sang chăn nuôi bò “đỏ”… cũng chưa khá hơn!

     

    Giá sữa tươi sụt giảm khiến những hộ gia đình chăn nuôi hoang mang và chuyển sang chăn nuôi bò đỏ (bò thịt) là hướng đi mới sau khi từ bỏ bò sữa. Chị Nguyễn Thị Nguyệt (xã Yên Bài), cho biết bò sữa thì hôm nào cũng có thu nhập nhưng bò đỏ thì mãi khi bán bê con đi mới có tiền. Trong suốt 2 năm qua, vợ chồng chị Nguyệt phải đi làm thuê, thu nhập bấp bênh. Bò chưa cho thu, số tiền nợ ngân hàng 50 triệu mua bò vẫn chưa trả được.

     

    Vẫn biết chăn nuôi bò sữa thực sự hiệu quả cần chăn nuôi quy mô lớn, đồng bộ nhưng để đi đến mục tiêu này, người chăn nuôi bò sữa đang đi một mình. Họ rất cần sự đồng hành, quan tâm của các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp và thực sự rất cần sự công khai minh bạch trong kiểm định chất lượng sữa. Nguyện vọng của người chăn nuôi là công ty cần báo cho các hộ chăn nuôi sớm để khắc phục.

     

    Tâm An

    Tại trạm cân sữa, công ty lấy túi sữa mẫu và được lấy công khai nhưng quá trình kiểm định thì người dân lại không hề hay biết. Kiểm định thực sự thì không có ai chứng kiến và giám sát, chỉ tới khi, hộ nào bán sữa không đảm bảo chất lượng thì bị niêm yết công khai trên bảng tin. Nhưng điều gây bức xúc là tất cả sữa đều được đổ chung vào một bồn, nghĩa là sữa đạt chất lượng hay không thì đều bị đánh đồng thành một. Có quá nhiều bất cập trong trách nhiệm giữa người nông dân và doanh nghiệp.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.