Hà Nội: Quyết liệt thực hiện các giải pháp để không còn chăn nuôi trong nội thành, nội thị - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Hà Nội: Quyết liệt thực hiện các giải pháp để không còn chăn nuôi trong nội thành, nội thị

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Cái được lớn nhất khi thực hiện việc cấm chăn nuôi tại các vùng nội thành, nội thị đó là người dân đồng thuận cao, phù hợp với tốc độ đô thị hoá, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, kết quả trên so với tiến độ, yêu cầu thực hiện còn chậm so với yêu cầu nhiệm vụ và thời gian thực hiện.

     

    Là Thủ đô song Hà Nôi luôn có tổng đàn gia súc gia cầm lớn, đứng tốp đầu cả nước, nhất là đàn gia cầm và đàn lợn, đàn gia cầm hiện có 41,9 triệu con, đàn lợn 1,5 triệu, đàn trâu bò 158.5 ngàn con. Số lượng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện có 130 trang trại quy mô lớn, 1.593 trang trại quy mô vừa, 4.658 trang trại quy mô nhỏ, 173.708 hộ chăn nuôi.

    Chăn nuôi gia cầm tại huyện Đông Anh

     

    Chăn nuôi Hà Nội đáp ứng yêu cầu cấp bách của Luật Chăn nuôi

     

    Những năm qua tốc độ đô thị hoá quá nhanh, đặc biệt 5 huyện đã có lộ trình lên quận (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng) đồng nghĩa với việc chăn nuôi sẽ phải có bước chuyển mạnh đáp ứng yêu cầu cấp bách theo Luật Chăn nuôi.

     

    Theo quy định tại Điều 61 Luật Chăn nuôi 2018, khu vực không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường), gồm các khu đô thị, khu dân cư tập trung; khu vực xung quanh các cơ sở y tế, trường học, cơ sở văn hóa, du lịch, danh lam thắng cảnh; khu vực xung quanh các nguồn nước, ao hồ, sông suối, kênh rạch, mương máng; khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao do hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt; các khu vực khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

     

    Cụ thể, các thành phố, thị xã, thị trấn và khu dân cư sẽ được xác định là khu vực không được phép chăn nuôi theo lộ trình như đối với thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, hoàn thành việc di dời chăn nuôi ra khỏi khu vực đô thị, khu dân cư tập trung trước ngày 31 tháng 12 năm 2025. Đối với thị trấn, hoàn thành việc di dời chăn nuôi ra khỏi khu vực đô thị, khu dân cư tập trung trước ngày 31 tháng 12 năm 2030.

     

    Để đẩy nhanh tiến độ theo Luật Chăn nuôi, Hà Nội là thành phố đi đầu trong việc ban hành Nghị quyết quy định vùng không được phép Chăn nuôi (Nghị quyết 02/2020/NQ HĐND ngày 7/7/2020 cùa HĐND Thành phố); theo đó có 04 vùng quy định không được phép chăn nuôi đó là các phường của các quận thuộc Thành phố; 04 phường thuộc thị xã Sơn Tây (Sơn Lộc, Quang Trung, Ngô Quyền và Lê Lợi); Các thị trấn của 05 huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng); Các khu chung cư, tập thể cũ, khu đô thị nằm trên địa bàn các huyện, thị xã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời Thành phố cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với các khu vực nêu trên, thời gian thực hiện hỗ trợ đến 31/12/2023.

     

    Tiến độ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực cấm còn chậm do nhiều nguyên nhân

     

    Đến nay sau gần 3 năm thực hiện, kết quả có 04 thị trấn thuộc 03 huyện (Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm) và 04 phường thuộc thị xã Sơn Tây chấm dứt không còn hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm; Các khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm giảm về số hộ chăn nuôi trên 80% bao gồm Nam Từ Liêm (96,17%), Hà Đông (82,93%), thị trấn Phùng huyện Đan Phượng (87,1%). Các khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm giảm số hộ chăn nuôi từ 60% đến 80% bao gồm Hoàng Mai (71,87%), Long Biên (71,74%), Bắc Từ Liêm (70,26%), Tây Hồ (67,34%), Hoài Đức (60%).

     

    Cái được lớn nhất khi thực hiện việc cấm chăn nuôi tại các vùng nội thành, nội thị đó là người dân đồng thuận cao, phù hợp với tốc độ đô thị hoá, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên kết quả trên so với tiến độ, yêu cầu thực hiện còn chậm so với yêu cầu nhiệm vụ và thời gian thực hiện.

     

    Nguyên nhân chủ yếu đó là một số quận, huyện chưa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt nhất là chính quyền cấp phường, trực tiếp triển khai đến các hộ chăn nuôi trong việc thực hiện các giải pháp dừng, chấm dứt hoạt động chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi. Công tác kiểm tra, xử lý các sai phạm chưa kịp thời, xử lý chưa dứt điểm. Việc bố trí quỹ đất và các thủ tục có liên quan đến chính sách di dời các cơ sở chăn nuôi từ khu vực không được phép chăn nuôi ra khu vực chăn nuôi đã được quy hoạch khó triển khai thực hiện do thủ tục phức tạp, xa địa giới hành chính.

     

    Bên cạnh đó do tập quán chăn nuôi tận dụng gắn liền với thói quen sinh hoạt của người dân đặc biệt là ngươi dân tại khu vực bãi ven sông Hồng như là một nghề sinh kế có thu nhập (phát triển kinh tế, tăng thu nhập hàng ngày …). Lao động phục vụ hộ chăn nuôi chủ yếu là lớn tuổi, chuyển đổi nghề rất khó khăn.

     

    Ngoài ra mức hỗ trợ học nghề thấp, thủ tục đăng ký học nghề còn phức tạp nên nhiều hộ chăn nuôi không mặn mà. Do đó việc giải quyết tận gốc vấn đề còn nhiều bất cập tiềm ẩn nguy cơ một số nơi các hộ sẽ tái chăn nuôi để giải quyết việc làm và thu nhập. Nhiều người chăn nuôi chưa thích ứng, tiếp cận được với các nghề nghiệp khác (kể cả trồng hoa, cây cảnh tại các khu vực ven sông); thiếu vốn, thiếu trình độ khi chuyển đổi nghề. Ý thức của một số cơ sở chăn nuôi còn hạn chế do vậy vẫn còn hiện tượng chống đối, chưa nghiêm túc trong việc chấp hành quy định. Chính vì nhừng lý do này mà chính sách của Thành phố hỗ trợ cho người trực tiếp chăn nuôi gần như không thực hiện được. Đây cũng là những lý do cơ bản làm chậm tiến độ thực hiện của Thành phố trong việc di dời, không chăn nuôi trong khu vực nội thành nội thị trong thời gian qua.

     

    Cần có những giải pháp đồng bộ, căn cơ

     

    Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc di dời cũng như việc triển khải các quy định vùng không được phép chăn nuôi trên địa bàn Thành phố, Hà Nội cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới. Đó là làm tốt hơn công việc rà soát số hộ còn lại chưa thực hiện, nhất là ở một số quận trọng điểm (như Hoàng Mai, Hà Đông) để hiểu rõ lý do, có biện pháp xử lý kịp thời (kể cả xử lý vi phạm hành chính sau thời điểm 31/12/2023).

     

    Tiếp tục thực hiện việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đến các hộ chăn nuôi, đây là giải pháp cần thiết để nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về quy định vùng không được phép chăn nuôi. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần được thực hiện thường xuyên, đa dạng về hình thức và nội dung. Như kinh nghiệm ở một số quận, huyện đã thực hiện việc ký cam kết với các hộ còn chăn nuôi, tạo điều kiện có lộ trình để các hộ thực hiện đồng thời với xử lý nghiêm vi phạm hành chính. Các hành vi vi phạm được xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai cũng là giải pháp để răn đe, phòng ngừa vi phạm, tái diễn. Nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu (nên có buổi làm việc với các lãnh đạo quận, huyện tiến độ còn chậm để có giải pháp quyết liệt hơn nữa).

     

    Làm tốt hơn việc áp dụng chính sách hỗ trợ di dời, hiện nay Thành phố đã có Nghị quyết 08 NQ/2023/HĐND ngày 4/7/2023 quy định về một số chính sách về Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố; Đối với các quận huyện cần có giải pháp áp dụng phù hợp hiệu quả, tạo điều kiến tốt nhất để người chăn nuôi thực hiện. Đồng thời Thành phố cũng đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch phát triển chăn nuôi theo quy hoạch đã được phê duyệt, chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư, chăn nuôi tập trung gắn với sơ chế chế biến tạo ra sản phẩm có chất lượng. Chăn nuôi gắn với liên kết chuỗi, chăn nuôi hữu cơ, thu hút người dân, doanh nghiệp thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh trong chăn nuôi cũng là những giải pháp căn cơ đẻ chăn nuôi phát triển, đẩy nhanh tiến độ thực hiện không còn chăn nuôi tại các vùng nội thành, nội thị. 

     

    Chắc chắn với các giải pháp trên được các cấp các ngành triển khai quyết liệt, đồng bộ, sự đồng thuận của các tổ chức xã hội, người dân việc không chăn nuôi tại khu vực nội thành, nội thị trên địa bàn Hà Nội sẽ sớm hoàn tất./.

     

    Nguyễn Ngọc Sơn

    Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.