[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong năm 2022 và những năm tới, Hà Nội tập trung phát triển chăn nuôi bò và lợn để tăng giá trị gia tăng trong nông nghiệp, giữ ổn định trong chăn nuôi trâu và gia cầm.
Chăn nuôi gia cầm tại xã Cấn Hữu, Quốc Oai
Nhìn lại năm 2021, ngành Chăn nuôi của Hà Nội cũng như các ngành khác đứng trước thách thức khó khăn lớn đó là nguy cơ tái phát dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là quá cao do ảnh hưởng của thời tiết, diễn biến dịch bệnh tại một số tỉnh lân cận (Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục, Dịch tả lợn châu Phi …). Hơn nữa đại dịch Covid-19 khiến giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao trên 30. Mặt khác Thành phố đã có quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung song việc triển khai phát triển còn gặp nhiều khó khăn. Còn có nhiều trang trại chăn nuôi phát triển theo hướng tự phát. Trong sản xuất: các chuỗi khép kín, chuỗi liên kết còn chưa nhiều, lượng sản xuất và quy mô còn nhỏ chưa đáp ứng tiềm năng lợi thế của một Thủ Đô.
Khó khăn là vậy song ngành Chăn nuôi của Thủ đô luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự cố gắng nỗ lực của người chăn nuôi, của hệ thống thú y cơ sở từ Thành phố đến các xã thị trấn, ngành Chăn nuôi vẫn có những chuyển biến đáng ghi nhận cả về số lượng và chất lượng.
Định hướng phát triển chăn nuôi năm 2022 và những năm tới
Tập trung phát triển chăn nuôi bò và lợn để tăng giá trị gia tăng trong nông nghiệp, giữ ổn định trong chăn nuôi trâu và gia cầm.
Cụ thể phát triển đàn trâu 27-28 ngàn con, đàn bò khoảng 135 nghìn con; phấn đấu sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng đạt khoảng 12-13 nghìn tấn (tập trung nâng cao chất lượng). Tập trung phát triển đàn bò trên địa bàn các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Mê Linh, Mỹ Đức.
Phát triển đàn đàn lợn khoảng 1,6-1,8 triệu con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 250 nghìn tấn. Tập trung phát triển đàn lợn trên địa bàn các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Thạch Thất, Mê Linh.
Giữ ổn định đàn gia cầm 40 triệu con (chủ yếu nâng cao chất lượng không phát triển số lượng) trong đó 28-29 triệu con gà; 11-12 triệu con vịt, ngang, ngỗng và gia cầm khác. Phấn đấu sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 165-170 nghìn tấn. Tập trung phát triển chăn nuôi gia cầm trên địa bàn các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, Phúc Thọ, Mỹ Đức và Thị xã Sơn Tây.
Về các giải pháp, Hà Nội sẽ tập trung vào thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi (với 6 nội dung chính)
Một là, cơ cấu lại chăn nuôi theo vùng xã trọng điểm với các đối tượng nuôi chủ lực.
Hà Nội phát triển 76 xã chăn nuôi sản phẩm chủ lực gồm 15 xã chăn nuôi bò sữa (tại các huyện Ba Vì, Quốc Oai …); 19 xã chăn nuôi bò thịt (tại các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Mê Linh, Gia Lâm, Sơn Tây…); 13 xã chăn nuôi lợn (tại các huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Sơn Tây, Ba Vì); 29 xã chăn nuôi gia cầm (tại Ba Vì, Chương Mỹ, Sơn Tây, Sóc Sơn,…. ) với 7.528 trại/trang trại chăn nuôi lớn, vừa, nhỏ. Về chất lượng đàn gia súc gia cầm hiện nay được cải thiện đáng kể do Hà Nội có các chính sách về hỗ trợ phát triển con giống.
Tiếp tục rà soát, tập trung thực hiện việc hạn chế, không chăn nuôi tại các quận và các huyện (Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì) đã có lộ trình lên quận theo Nghị quyết 02 ngày 7/7/2020 của HĐND Thành phố.
Hai là, cơ cấu lại giống và nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi
Những năm gần đây, Hà Nội tập trung sản xuất con giống bằng việc đưa những giống mới chất lượng cao vào sản xuất bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Cụ thể về sản xuất giống bò, đối với giống bò sữa, tỷ lệ đàn bò sữa Holstein Friesian (HF) theo hướng tiệm cận với chất lượng giống thuần chủng (đàn bò sữa có tỷ lệ máu lai 7/8 trở lên chiếm trên 90%). Năng suất sữa đạt 5.000 kg/con/chu kỳ (tăng 100 kg/con/chu kỳ).
Với giống bò thịt, tỷ lệ bò lai Zebu chiếm trên 60% (lai Senepol, lai Sind, lai Brahman). Các giống bò thịt chất lượng cao (BBB, Wagyu, Angus…) chiếm khoảng trên 30%.
Về sản xuất giống lợn, Thành phố hiện có 3.600 con nái ngoại ông bà được nuôi tại 20 cơ sở. Đàn lợn nái bố mẹ ngoại thuần chủng 44 ngàn con được nuôi chủ yếu tại 1.086 trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Giống lợn hiện được nuôi phổ biến là con lai Yorkshire, Landrace với lợn nội địa hoặc lai 3 máu. Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo trên địa bàn toàn Thành phố đạt 80%, hàng năm sản xuất ra 4 triệu con lợn giống (trong đó có gần 40 nghìn con lợn bố mẹ).
Sản xuất giống gia cầm, hình thành 9 vùng phát triển chăn nuôi gà tập trung quy mô lớn: 4 vùng chăn nuôi gà đẻ, gà thịt công nghiệp với trên 4 triệu con (tại Ba Vì, Sơn Tây, Chương Mỹ, Quốc Oai, Đông Anh …); 2 vùng chăn nuôi gà thả vườn với gần 900 ngàn con (tại Ba Vì, Sóc Sơn …); 3 vùng chăn nuôi vịt với trên 733 ngàn con (tại Ứng Hòa; Phú Xuyên và Thanh Oai …).
Đối với các vật nuôi khác, phát triển chăn nuôi dê sữa, dê thịt tại các vùng đồi núi tại các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn…Tổng đàn dê hiện nay khoảng 14.297 con. Chăn nuôi thỏ khoảng trên 11 ngàn con để cung cấp huyết thanh phục vụ y học và sản phẩm thịt cho những người có sở thích, nhu cầu.
Ba là: Cơ cấu lại phương thức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị.
Duy trì và phát triển 52 chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, hàng ngày cung cấp cho thị trường khoảng 60 tấn thịt các loại; 300 nghìn quả trứng và 78 tấn sữa. Tập trung thu hút các doanh nghiệp sản xuất gắn kết với các trang trại chăn nuôi để cùng đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm, ký kết hợp tác với các tỉnh, thành phố đảm bảo mục tiêu về tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
Bốn là: Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi
Trong sản xuất con giống: Nâng cao năng suất sinh sản đàn vật nuôi bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến thụ tinh nhân tạo, tiến tới phương thức cấy truyền phôi, nhân giống có năng xuất chất lượng, để cải thiện đàn sinh sản.
Trong chăn nuôi, sử dụng các chế phẩm sinh học, cây thảo dược để phục vụ chăn nuôi theo hướng sinh học, hữu cơ. Ứng dụng kỹ thuật chế biến, bảo quản các loại phụ phẩm nông nghiệp (thân cây ngô, rơm,…), công nghiệp (rỉ mật đường, bã sắn,…) làm thức ăn cho bò, đảm bảo đủ nguồn thức ăn vào mùa đông, mùa khô. Sử dụng các trang thiết bị hiện đại, nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi như hệ thống chuồng kín, hệ thống máng ăn, máng uống tự động, hệ thống xử lý môi trường.
Sử dụng công nghệ làm hầm Biogas bằng nhựa Composite, nhựa HDPE và máy ép phân vừa xử lý chất thải, vừa tạo ra khí đốt phục vụ sinh hoạt và là nguồn nguyên liệu để nuôi giun quế. Đưa chế phẩm vi sinh EM vào lĩnh vực xử lý môi trường và đệm lót sinh học trong chăn nuôi góp phần giảm 80-90% mùi hôi thối của chuồng nuôi, tăng khả năng kháng bệnh cho vật nuôi.
Năm là: Cơ cấu lại hệ thống giết mổ, sơ chế sản phẩm gia súc, gia cầm
Mục đích là để có thể quản lý tốt nhất cơ sở giết mổ tập trung và hạn chế giết mỏ nhỏ lẻ trong khu dân cư, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung gắn với sơ chế, chế biến sâu tại 29 điểm đã được Thành phố phê duyệt (tại Quyết định 761 ngày 17/2/2020). Đảm bảo gia súc gia cầm có kiểm soát trước khi ra thị trường đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Giết mổ lợn tại Công ty Cổ phần thực phẩm Vinh Anh (Thường Tín – Hà Nội)
Sáu là, cơ cấu lại công tác quản lý chăn nuôi thú y
Tiếp tục kiện toàn tổ chức cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi thú y, duy trì hệ thống quản lý chăn nuôi thú y từ cấp thành phố đến xã, phường, thị trấn. Thực hiện tốt các giải pháp về giám sát, tiêm phòng, vệ sinh môi trường để đảm bảo an toàn dịch bệnh động vật. Kịp thời phát hiện khống chế, ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nhất là các bệnh mới, chủng mới xuất hiện thời gian qua (DTLCP, Viêm da nổi cục, Cúm A/H5N8, A/H5N9 …). Tập trung xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh để đảm bảo cho việc xuất nhập gia súc gia cầm trên địa bàn được thuận lợi.
Đồng thời làm tốt hơn công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trong lĩnh vực phát triển chăn nuôi, xây dựng trang trại, khai báo chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để các cấp các ngành, người chăn nuôi người tiêu dùng chủ động thực hiện các giải pháp phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh ngay từ cơ sở, từng bước đưa Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Luật ATTP vào thực tiến sản xuất./.
Nguyễn Ngọc Sơn – Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội
Đến nay trên địa bàn thành phố có 7.528 chăn nuôi trang trại quy mô lớn, vừa, nhỏ, bao gồm 110 trang trại lớn, 1.609 trang trại vừa, 5.809 trang trại nhỏ. Với quy mô đàn tiếp tục có bước tăng với đàn trâu 27,5 nghìn con tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020; đàn bò 130,5 nghìn con, tăng 0,1% so với cùng kỳ; đàn lợn 1,37 triệu con tăng 09% so với cùng kỳ; đàn gia cầm là 39,9 triệu con, tăng 2,1% so với cùng kỳ; Về năng xuất, sản lượng trâu hơi xuất chuồng ước tính 1.871 tấn, tăng 6,2%; bò hơi xuất chuồng 10.608 tấn, tăng 0,4%; lợn hơi xuất chuồng 228,3 nghìn tấn, tăng 11,1%; gia cầm hơi xuất chuồng 164,6 nghìn tấn, tăng 5,9%; trứng gia cầm 2.564 triệu quả tăng 7,4%; sữa bò tươi đạt 38,7 nghìn tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2020.
- Hà Nội li>
- tái cơ cấu li> ul>
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
Tin mới nhất
T2,16/12/2024
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất