[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhờ thành tựu của việc tái cơ cấu, tỷ trọng ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của Hà Nội chiếm trên 54,17% giá trị sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi chiếm 45,58%. Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã hình thành rõ nét theo hướng chuyên canh, tập trung phù hợp với xu hướng tái cơ cấu ngành, phát huy tiềm năng, lợi thế từng vùng sinh thái, gia tăng giá trị sản phẩm.Chăn nuôi của Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm luôn đứng tốp đầu cả nước.
Chăn nuôi bò tại xã Minh Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội
3800 trang trại chăn nuôi và 75 vùng nuôi trồng thủy sản
Theo báo cáo của Sở NN &PTNT Hà Nội, hiện Hà Nội có 76 xã chăn nuôi sản phẩm chủ lực gồm: 15 xã chăn nuôi bò sữa tại các huyện Gia Lâm, Ba Vì, Quốc Oai, Đan Phượng, 19 xã chăn nuôi bò thịt tại các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Mê Linh, Gia Lâm, Sơn Tây,…, 13 xã chăn nuôi lợn tại các huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Sơn Tây, Ba Vì,…, 29 xã chăn nuôi gia cầm tại Ba Vì, Chương Mỹ, Sơn Tây, Sóc Sơn,…với trên 3.800trại/trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư, trong đó có 81 trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Thủ đô đã hình thành 75 vùng nuôi trồng nuôi trồng thủy sản tập trung với hơn 5.397 ha tập trung tại các huyện Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ba Vì, Chương Mỹ, Thanh Trì, Thường Tín,…
Sản xuất con giống đạt hiệu quả cao
Những năm gần đây, Hà Nội tập trung sản xuất con giống bằng việc đưa những giống mới chất lượng cao vào sản xuất bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, cụ thể:
Đối với sản xuất giống bò, cụ thể giống bò sữa có tỷ lệ bò HF thuần chủng là 12%; HFF3 là 70%; HFF2 là 12%; HFF1 là 6%. Giống bò thịt: Tỷ lệ bò lai Zebu chiếm trên 90% (trong đó: bò lai sind 60%, bò lai Brahman, Droughtmaster, BBB, Angus trên 30%). Nhập ngoại tinh bò chất lượng cao (như BBB, Wagyu, Angus…).
Từ năm 2018 đến nay, Hà Nội đã sản xuất được tinh bò chất lượng cao (như BBB, Brahman,…) cung cấp cho thị trường.
Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo trên đàn bò cái sinh sản đạt gần 80%, màng lưới dẫn tinh viên được đào tạo có tay nghề cao là hơn 80 người. Hàng năm, Hà Nội cung cấp cho thị trường khoảng10.000 bê sữa và 80.000 bê thịt các loại, 100.000 liều tinh cọng rạ.
Thành phố đã triển khai Dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu, lai tạo giống bò thịt BBB trên nền bò cái lai Sind tạo thành đàn bò F1 hướng thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đến nay, dự án đã lai tạo và sản xuất được trên 130 nghìn bê lai F1BBB, mang lại giá trị thu nhập tăng thêm đối với chăn nuôi bò thịt gần 1.000 tỷ đồng.
Đối với giống lợn, thành phố hiện có 3.600 con nái ngoại ông bà được nuôi tại 20 cơ sở, trong đó: doanh nghiệp nhà nước có 650 con, doanh nghiệp nước ngoài 300 con, doanh nghiệp tư nhân, HTX, đơn vị nghiên cứu, trại chăn nuôi có 2.650 con; Đàn lợn nái bố mẹ ngoại thuần chủng 44.000 con được nuôi chủ yếu tại 1.086 trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư.
Đàn gà bố mẹ được nuôi tại các cơ sở sản xuất giống khoảng 414.000 con, chủ yếu là các giống gà Lương Phượng, gà mía lai ri, gà hoa và một số giống gà màu, Sasso,Ross 208, Brown, Ai Cập…. Bảo tồn giống gà Mía Sơn Tây.Hàng năm, thành phố Hà Nội sản xuất ra trên 100 triệu gia cầm giống.
Sản xuất giống nuôi trồng thủy sản, từ năm 2009-2013, đã thực hiện hỗ trợ đàn cá bố mẹ hậu bị và thay thế đàn cá bố mẹ hàng năm cho 11/17 cơ sở giống cụ thể như sau: 7.600 kg cá Trắm cỏ bố mẹ, 4.500 con cá Chép bố mẹ hậu bị, 3.200 kg cá Mè, 5.200 kg cá Trôi; và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị cho 8/17 cơ sở.
Kết quả sản xuất giống năm 2019 ước đạt 1.800 triệu con trong đó chủ yếu tập trung vào hai đối tượng nuôi chính là cá Chép, cá Trắm. Chất lượng con giống của các cơ sở đã được cải thiện đáng kể, đáp ứng cơ bản nhu cầu của người nuôi nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Thành phố.
52 chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
Thành phố hiện có 52 chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, hàng ngày cung cấp cho thị trường khoảng 60 tấn thịt các loại; 300 nghìn quả trứng và 78 tấn sữa. Các chuỗi đã thu hút được gần 3.000 hộ chăn nuôi và hàng nghìn chủ thể sản xuất và dịch vụ tham gia.
Một số chuỗi tiêu biểu là chuỗi thịt lợn AZ của HTX Hoàng Long, Chuỗi Trứng gà 729 Ba Vì của Công ty TNHH Chăn nuôi và Trồng trọt Phú An,… Chuỗi thực phẩm sạch Organic green; Mô hình chuỗi thực phẩm Tiên Viên; Mô hình Chuỗi sữa Ba Vì do Công ty CP Sữa Ba Vì là đầu mối liên kết, cung cấp ra thị trường các sản phẩm sữa mang nhãn hiệu “Sữa Ba Vì”…vv;
Một số doanh nghiệp đã xây dựng các chuỗi liên kết, chuỗi an toàn thực phẩm như Công ty cổ phần thực phẩm Lan Vinh, Công ty cổ phần thực phẩm Vinh Anh, HTX Hoàng, Công ty TNHH Thực phẩm sạch Organic green (Công suất giết mổ và sơ chế trung bình 1,5 tấn thịt lợn/ngày tại khu giết mổ tập trung xã Vạn Phúc, Thanh Trì), Công ty cổ phần CP Việt Nam (khu Công nghiệp Phú Nghĩa, Chương Mỹ), Công ty CP Thực phẩm Hoa Kỳ (Công suất giết mổ và sơ chế trung bình 1,2 tấn thịt gà/ngày tại khu Hàm Rồng, Đông Lai, Quang Tiến, Sóc Sơn), Công ty CP Nam Hà Nội…Đây cũng chính là các Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hà nội đang tổ chức, sản xuất theo chuỗi đảm bảo an toàn thực phẩm với sản lượng lớn.
Hiện nay, Thanh phố đã xây dựng 05 nhãn hiệu tập thể (gồm gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình – Ứng Hòa, trứng vịt Liên Châu – Thanh Oai);trên 30 nhãn hiệu hàng hóa (trứng gà Tiên Viên, trứng gà 729 Ba Vì, thực phẩm AZ,…); 01 nhãn hiệu chứng nhận (do Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội chứng nhận cho sản phẩm an toàn – sản xuất theo chuỗi và truy xuất được nguồn gốc).
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bước đầu đã thực hiện được sự kết nối giữa người sản xuất và cơ sở kinh doanh để tiêu thụ sản phẩm cho người dân.
Ngoài ra, nhờ thành tựu của tái cơ cấu, hệ thống thú y được kiện toàn đến cơ sở, hỗ trợ 100% vắc xin đối với một số bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi. Thành phố cũng thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (giống, sản xuất, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm). So với trước khi tái cơ cấu, chăn nuôi bò sữa tăng từ 5-6 triệu đồng/con; bò thịt tăng từ 7-10 triệu đồng/con; lợn nái tăng từ 3-4 triệu đồng/con…
TÂM AN
Ông Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX, người dân tham gia chuỗi giá trị, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm
UBND TP Hà Nội đánh giá cao những kết quả mà các trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã và Sở NN&PTNT đã đạt được trong thời gian qua. Đặc biệt, năm 2019, bệnh Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp nhưng ngành nông nghiệp cùng với các địa phương đã thực hiện các biện pháp phòng, chống hiệu quả; bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng.
Thời gian tới, thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các đơn vị cần làm tốt hơn nữa công tác sản xuất con giống để cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh lân cận; tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng nâng cao, gà thả vườn, nuôi trồng thủy sản tập trung… bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân. Các sở, ngành phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục xây dựng chuỗi liên kết, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tham gia chuỗi giá trị, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm…
Ông Phạm Thanh Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Ba Huân Hà Nội: Mong muốn có nhiều chính sách tốt hơn hỗ trợ trong sản xuất công nghệ cao
Năm 2016, công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào việc xây dựng nhà máy xử lí và chế biến trứng công nghệ cao với công suất 65.000 quả/giờ. Ngoài liên kết các vùng nguyên liệu ở Hà Nam, Vĩnh Phúc, thì công ty đặc biệt ưu tiên phát triển tại Ba Vì, Ứng Hòa theo hướng bao tiêu sản phẩm và chuyển giao kỹ thuật. Với hình thức liên kết đặc biệt bao tiêu sản phẩm, Ba Huân hi vọng mang lại sự bền vững và hiệu quả cho công ty và người chăn nuôi.
Việc hình thành các chuỗi liên kết đặt ra những khó khăn và thử thách, nhưng dù khó khăn đến đâu Ba Huân cũng quyết tâm vượt qua và tin tưởng để tái cơ cấu ngành chăn nuôi của Thành phố. Công ty Ba Huân mong muốn các cấp quản lí có biện pháp thiết thực trong kiểm tra, giám sát để doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao không phải đối mặt với nghịch lí sản phẩm sạch cạnh tranh với sản phẩm không sạch. Ba Huân cũng mong muốn các cơ quan chức năng hướng dẫn các công ty để được hưởng chính sách liên kết chuỗi cùng, sản xuất công nghệ cao để hướng tới sản xuất bền vững. Cùng với đó, công ty mong muốn có nhiều hơn nữa những chính sách tốt, hỗ trợ trong sản xuất công nghệ cao để doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn, tạo điều kiện hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
- ngành chăn nuôi việt nam li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Anh, chị cho em xin Sỗ Báo cáo kết quả quản lý tái cơ cấu ngành chăn nuôi và nuôi và nuôi trồng thủy sản TH HN, do của SNN và PTNN (đã trình bày số liệu ở trên ạ). em xin cảm ơn nhiều