Hội thi Vịt Cỏ Vân Đình lần thứ nhất năm 2021 lần đầu tiên được Hà Nội tổ chức với sự tham gia của 10 đội thi gồm 2 DN nghiên cứu, sản xuất giống gia cầm, thủy cầm và 8 hộ chăn nuôi vịt tiêu biểu của huyện Ứng Hòa.
Ngày 12/12, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Hội thi Vịt Cỏ Vân Đình lần thứ nhất năm 2021.
Để bảo đảm an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19, các hoạt động của Hội thi tuân thủ nghiêm theo các quy định hiện hành về phòng chống dịch. Hội thi được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại UBND huyện Ứng Hòa và trực tuyến trên các nền tảng truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin.
Ban giám khảo chấm thi tại Hội thi Vịt Cỏ Vân Đình lần thứ nhất năm 2021. Ảnh: Ánh Ngọc
Trước đó, hội thi Vịt cỏ Vân Đình đã được từ tháng 11/2021 với vòng thi sơ tuyển. Sau vòng thi sơ tuyển đã chọn 10 đội thi gồm: 2 đội là DN nghiên cứu, sản xuất giống gia cầm, thủy cầm và 8 đội là các hộ chăn nuôi vịt tiêu biểu của 8 xã trên địa bàn huyện Ứng Hòa vào vòng thi Chung khảo.
Đội thi Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên trả lời câu hỏi của Ban giám khảo tại phần thi kiến thức chăn nuôi vịt. Ảnh: Ánh Ngọc
Hôm nay (12/12), hội thi tổ chức phần thi kiến thức chăn nuôi vịt và thi các giống vịt. Ngày 18/12 tới, hội thi sẽ tổ chức phần thi chế biến từ sản phẩm thịt vịt và công bố kết quả trao giải Hội thi vịt Cỏ Vân Đình lần thứ nhất năm 2021.
Phát biểu tại hội thi, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, việc tổ chức cuộc thi chính là dịp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá đặc sản của huyện Ứng Hòa đến các địa phương cũng như các tỉnh, thành trong cả nước. Thông qua đó để bảo tồn, phát triển giống cũng như tôn vinh các đơn vị, cá nhân chăn nuôi giống vịt cỏ bản địa của TP Hà Nội. Đặc biệt là thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vịt cỏ Vân Đình, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần thực hiện hiệu quả tái cấu trúc chăn nuôi trên địa bàn TP.
Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Ngô Tiến Hoàng kiến nghị, sau hội thi, Sở NN&PTNT cần tiếp tục có cơ chế hỗ trợ người dân Ứng Hòa nuôi giống vịt Cỏ Vân Đình bản địa, góp phần bảo tồn nguồn giống gia cầm quý, tăng giá trị thu nhập cho người chăn nuôi từ giống vịt đặc sản.
Giống vịt Cỏ Vân Đình đã được cấp nhãn hiệu tập thể
Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, tổng đàn vịt của Hà Nội ước đạt 10,4 triệu con, tập trung chủ yếu tại các huyện Ứng Hòa, Thanh Oai, Phú Xuyên. Nếu như trước đây, phương thức chăn nuôi truyền thống chủ yếu là vịt thả đồng, vịt nuôi trong ao, kênh mương để tận dụng nguồn nước thì đến nay, người chăn nuôi đã tiếp cận với phương thức chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi trong chuồng kín (100% sử dụng hệ thống điện điều hòa nhiệt trong chuồng nuôi). Nhờ vậy, người chăn nuôi từng bước làm chủ được công nghệ, khoa học kỹ thuật giúp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
Trong những năm qua, chăn nuôi của Hà Nội luôn giữ top đầu cả nước về tổng đàn, năng suất, chất lượng và giúp ngành nông nghiệp của Thủ đô luôn ở mức tăng trưởng khá, dự kiến năm 2021 đạt khoảng 4,2%. Một số giống vật nuôi bản địa, có thương hiệu đã và đang được phủ khắp cả nước như: Gà Mía Sơn Tây, vịt cỏ Vân Đình. Đây là động lực quan trọng để TP phát triển chăn nuôi theo quy hoạch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có của từng địa phương.
Đặc trưng của giống vịt Cỏ Vân Đình là có mỏ màu vàng, lông cánh dài màu cà cuống (màu gần như màu đất hay màu lông chim sẻ), chân cao; trọng lượng nhỏ, con đực khoảng 1,4kg, con cái khoảng 1,2 kg. Giống vịt này có thớ thịt dày vừa phải, thịt thơm, xương nhỏ. Chất lượng thịt ngon nhất là khi vịt được nuôi theo phương thức “đuổi đồng”, vịt được ăn những hạt thóc rơi vãi, cua, ốc xứ đồng chiêm trũng Ứng Hòa. Đến nay, giống vịt Cỏ Vân Đình đã được cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể “vịt Cỏ Vân Đình”; được TP Hà Nội hỗ trợ xây dựng và phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi vịt Cỏ Vân Đình.
Ánh Ngọc
Nguồn: Kinh tế Đô thị
- Vịt cỏ Vân Đình li> ul>
- Người nuôi gà ở Tiền Giang điêu đứng vì giá giảm sâu
- Kỹ thuật phối giống cho bò sinh sản
- Hiệu quả mô hình nuôi gà đen thương phẩm ở xã Mông Hoá
- VNF & AFIEX: Hợp tác phân phối sản phẩm, “chung tay” vì Nông nghiệp bền vững
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
Tin mới nhất
T5,05/12/2024
- Người nuôi gà ở Tiền Giang điêu đứng vì giá giảm sâu
- Kỹ thuật phối giống cho bò sinh sản
- Hiệu quả mô hình nuôi gà đen thương phẩm ở xã Mông Hoá
- VNF & AFIEX: Hợp tác phân phối sản phẩm, “chung tay” vì Nông nghiệp bền vững
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất