Hiện doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất giống không đủ nguồn cung để phục vụ nhu cầu tái đàn của các hộ chăn nuôi. Vì vậy, Hà Nội sẽ hỗ trợ kinh phí cho các hộ chăn nuôi tái đàn, từ đó phấn đấu mục tiêu trong quý II, quý III cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng thịt lợn và giảm giá thịt lợn.
Không đủ nguồn cung con giống để phục vụ nhu cầu tái đàn
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (NN&PTNT), hiện nay đàn lợn của Hà Nội ở mức 1,1 triệu con, các hộ chăn nuôi chưa mạnh dạn tái đàn hoặc tái đàn cầm chừng. Cùng với đó, giá lợn giống quá cao (khoảng 2,5-2,8 triệu đồng/con) và rất khó mua do nguồn cung thiếu. Hiện nay, đàn lợn giống của thành phố là hơn 130.000 con, thiếu rất nhiều so với nhu cầu thực tế sản xuất.
Là hợp tác xã (HTX) có 2.500 con lợn nái, xuất bán ra thị trường 1.000 con lợn giống/tháng nhưng đến nay HTX chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa) cũng chỉ cung cấp được 80% nhu cầu của người dân.
Tương tự, Công ty TNHH MTV chăn nuôi Việt Hưng (thị xã Sơn Tây) mỗi tháng sản xuất ra 500 con lợn giống, nhưng chỉ đủ để nuôi thành lợn thương phẩm, không có nguồn giống bán cho các hộ dân trên địa bàn… Thậm chí, hiện đơn hàng đăng ký mua lợn giống của công ty đã đến hết tháng 9/2020, công ty không có hàng cung cấp cho người dân…
Trước tình trạng này, ông Vũ Anh Tuấn – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam Hà Nội cũng cho hay, Hà Nội cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp về lãi suất vay ưu đãi cho các doanh nghiệp nhập khẩu giống lợn về phục vụ sản xuất. Đồng thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chăn nuôi xây dựng chuồng trại và nhà máy chế biến giết mổ khép kín để cung cấp thịt lợn cho người tiêu dùng.
Nhiều doanh nghiệp còn cho rằng, ngành nông nghiệp Hà Nội cần tham mưu thành phố tạo cơ chế chính sách về nguồn vốn, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; đồng thời hỗ trợ thuốc sát trùng, giải quyết những vấn đề về thức ăn chăn nuôi để các hộ dân yên tâm tái đàn…
Ngành Nông nghiệp tăng cường nhập khẩu lợn giống để hỗ trợ công tác tái đàn. Ảnh: NNK
Hỗ trợ 30% kinh phí mua lợn nái với mức hỗ trợ 3 -5 triệu đồng/con
Đến nay TP.Hà Nội đã chi trả 1.150 tỷ đồng hỗ trợ người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy bởi dịch tả châu Phi. Quá trình chi trả kinh phí hỗ trợ tiêu hủy lợn không xảy ra tiêu cực, không có khiếu kiện, không xuất hiện tình trạng trục lợi
Chia sẻ với PV TBTCO, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19, ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt là đối với nhiệm vụ bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho khoảng 10 triệu dân đang cư trú trên địa bàn Thủ đô.
Trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, tổng đàn lợn của TP. Hà Nội có trên 1,8 triệu con nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu. Sau khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, thời điểm thấp nhất Hà Nội chỉ còn 0,9 triệu đầu lợn, giảm xấp xỉ 50%. Đến nay, tổng đàn lợn đã phục hồi lên 1,2 triệu con nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Để đạt mục tiêu nâng tổng đàn lợn lên 1,8 triệu con vào cuối năm 2020 cũng như phấn đấu quý II, quý III cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng thịt lợn, TP.Hà Nội đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp, trong đó, ưu tiên dành 150 tỷ đồng hỗ trợ cho lĩnh vực chăn nuôi, chủ yếu tập trung cho chăn nuôi lợn.
Cụ thể, Hà Nội hỗ trợ 30% kinh phí mua lợn nái với mức hỗ trợ 3 -5 triệu đồng/con, số lượng 5.000 con; hỗ trợ 100% chi phí tinh lợn ngoại; hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng cho các cơ sở chăn nuôi tái đàn lợn sau dịch bệnh tả lợn châu Phi với mức 100% lãi suất tiền vay đối với cá nhân, tổ chức trong thời gian 6 tháng…
Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT cũng phối hợp với các địa phương khác nhằm cung cấp nguồn giống đảm bảo chất lượng và phối hợp với các huyện rà soát các trang trại, hộ chăn nuôi có điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học nhằm tái đàn, tăng đàn.
Ông Nguyễn Huy Đăng cũng cho biết, để tái đàn đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về tiến độ, TP.Hà Nội đã đề xuất Bộ NN&PTNT cần có chính sách đối với doanh nghiệp hiện đang giữ đàn lợn cụ kỵ, ông bà quy mô lớn bởi vì đây là thành tố, nguyên liệu quan trọng hàng đầu cho việc tăng đàn nái và tăng đàn lợn thịt trong tương lai. Đồng thời, Hà Nội đề nghị Chính phủ, Bộ NN&PTNT có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay về lãi vay…
Để hỗ trợ các hộ chăn nuôi về nguồn giống, về phía Bộ NN&PTNT cũng cho biết, Bộ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa tăng cường nhập khẩu lợn giống bố mẹ để nhân giống phục vụ tăng đàn và tái đàn. Việc nhập khẩu lợn nái hậu bị nói chung và lợn giống là không có “hạn ngạch”. Theo đó, rạng sáng ngày 13/5, lô lợn 250 con bố mẹ đã về đến Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đây là lô lợn đầu tiên trong tổng số 20 nghìn con lợn nái và 200 con lợn đực giống được nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam để nhân giống phục vụ tăng đàn, tái đàn lợn đối với các trang trại, gia trại và HTX đủ điều kiện an toàn sinh học.
Khánh Linh
Thời báo Tài Chính Việt Nam
- lĩnh vực chăn nuôi li>
- gói hỗ trợ li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất