Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường ủng hộ Hà Nội xây dựng chợ đầu mối tập trung quy mô lớn, hiện đại với số vốn đầu tư 250 triệu USD. Bộ trưởng cho rằng, đây là một trong những giải pháp căn cơ để đảm bảo nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải phát biểu tại hội nghị
Sáng 16-2, Bộ NN&PTNT đã có buổi làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Làm tốt nhiều việc khó
Theo báo cáo của UBND TP, mặc dù gặp phải những khó khăn nhưng sản xuất nông nghiệp Thủ đô vẫn tăng trưởng trên 2%/năm. Nhiều mô hình sản xuất rau an toàn, hoa, cây ăn quả đặc sản, vùng lúa chất lượng cao và chăn nuôi tập trung xa dân cư đạt giá trị cao được phát huy.
Các chuỗi giá trị trong sản xuất được tăng cường và phát triển. Cơ cấu sản xuất thay đổi theo hướng tích cực; thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô. Công tác VSATTP được chú trọng, tình trạng sử dụng chất cấm được quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm…
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá, hai nội dung lớn là tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đã được Hà Nội quan tâm đầu tư thích đáng; có nhều chương trình tốt như 1 năm sản xuất 1 vạn con bò 3B, làm nền cho chương trình phát triển đại gia súc của cả nước…
Tổng thể diện mạo vùng nông thôn đổi mới rõ nét, đời sống nông dân cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân từ 14 triệu đồng năm 2011 đến nay tăng lên 35 triệu đồng /người/năm. Trong công tác xây dựng nông thôn mới, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá: “Hoàn thiện dồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận hơn 96% là việc rất khó, chưa nơi nào làm được”.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc
Xây dựng chợ đầu mối quy mô lớn
Đánh giá cao công tác phối hợp giữa Bộ và thành phố, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Thành ủy Hoàng Trung Hải phân tích, tuy nông nghiệp phát triển nhanh với tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng vẫn dưới tiềm năng. Các sản phẩm mới đáp dứng 69 % nhu cầu.
Bí thư Thành uỷ phân tích, hiện nay có 3,7 triệu dân Hà Nội sống ở nông thôn, trong đó có 27% làm và thu nhập từ nông nghiệp. Tuy nhiên, giá trị nông nghiệp công nghệ cao mới chiếm 20%. Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu còn rất thấp. “Chúng ta đang phải cạnh tranh cạnh tranh ngay tại Hà Nôi. Rau muống Thái Lan cạnh tranh với rau muống Thanh Trì, Phúc Thọ. Không nâng chất lượng lên thì ta sẽ thua ngay ở sân nhà”, Bí thư Thành uỷ nói.
Nêu vấn đề môi trường của Hà Nội, đặc biệt là ô nhiễm không khí, môi trường nước còn nặng nề, Bí thư Thành uỷ cho rằng, cần tập trung cải tạo, làm sống lại 4 dòng sông phía Tây thành phố là sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch. Bí thư Thành uỷ đề nghị Bộ NN&PTNT cần chủ trì việc này, có chỉ đạo tập trung, tránh tình trạng mỗi nơi làm một cách, gây mất thời gian, lãng phí.
Về vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, Bí thư Thành uỷ nhấn mạnh, 60 chuỗi liên kết được duy trì hiện nay vẫn là chưa đủ, cần phát triển nhiều hơn nữa mới kiểm soát được nguồn thực phẩm. Kiến nghị Bộ NN&PTNT quan tâm tới đề xuất của Hà Nội về xây dựng chợ đầu mối lớn, hiện đại với giá trị đầu tư lên tới 250 triệu USD, Bí thư Thành uỷ khẳng định, đây sẽ bước đi đột phá, là một trong các điều kiện để kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, giúp loại bỏ hơn 100 chợ cóc đang tồn tại.
Đồng tình với đề xuất này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định, Bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội triển khai xây dựng chợ đầu mối quy mô lớn này, hướng tới phục vụ chung cho toàn vùng.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại buổi làm việc
Phối hợp hoàn thành sớm quy hoạch đê điều
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, đến 30-3-2017, thành phố sẽ hoàn thành việc cấp “sổ đỏ” đất nông nghiệp cho người dân sau dồn điền đổi thửa. Đây sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng đề người dân đầu tư phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ tập trung quy hoạch, lựa chọn những địa điểm để phát triển chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn; tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao gắn liền với phát triển du lịch.
Theo Chủ tịch UBND TP, hiện nay mô hình hợp tác xã còn nhiều bất cập. Thành phố đang thí điểm tích hợp một số dịch vụ ở các hợp tác xã này đề nâng cao hiệu quả, giảm giá thành phục vụ nhân dân. Dẫn chứng việc tích hợp dịch vụ cung cấp nước sạch ở Sóc Sơn, Phú Xuyên, Chủ tịch UBND TP cho biết, sắp tới, thành phố sẽ triển khai mô hình này để cung cấp nước sạch cho 450.000 hộ ở nông thôn.
Chủ tịch UBND TP cũng đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp chặt chẽ với Hà Nội khẩn trương hoàn thành quy hoạch đê điều để sớm ổn định cuộc sống của 850.000 dân đang sinh sống ngoài đê… Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định, Bộ sẽ đồng hành cùng thành phố hoàn thành sớm công tác này để đảm bảo đời sống người dân khu vực ngoài đê, tạo căn cứ giải quyết dứt điểm các vi phạm…
P.V
(Theo Báo An Ninh Thủ Đô)
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất