Khác với cảnh xe cộ tấp nập như mọi năm, dịp Tết Đoan Ngọ năm nay, các con đường tại làng vịt Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) vắng “như chùa bà Đanh” do nằm trong khu phong tỏa, cách ly.
Nhà hàng đóng cửa do nằm trong khu cách ly xã hội
Nằm liền kề với thành phố Hà Tĩnh, làng vịt Thạch Tân cũ (nay là xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) từ lâu đã nổi tiếng với các món ăn được chế biến từ vịt.
Hằng ngày, các nhà hàng, quán ăn tại khu vực này nhất là các thôn Trung Hòa, Thắng Hòa luôn tấp nập khách khứa đến thưởng thức. Không chỉ khách trong vùng mà các huyện thị tại Hà Tĩnh cũng thường xuyên ghé tới.
Đặc biệt, vào dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch), hai bên đường Nguyễn Xí luôn chật kín xe cộ. Dịp này, các hàng quán thường thuê thêm nhân viên nhưng vẫn không kịp để phục vụ do nhu cầu lớn.
Thế nhưng, mùa Tết Đoan Ngọ năm nay xã Tân Lâm Hương đang nằm trong khu cách ly, phong tỏa do có người nhiễm COVID-19.
Toàn xã Tân Lâm Hương hiện có 20 nhà hàng phục vụ các món ăn về gà, vịt. Thời điểm này, các nhà hàng vịt trong khu phong tỏa đều treo biển nghỉ bản. Chỉ một số ít nhà hàng nằm ở khu vực cách ly xã hội dán thông báo bán mang về.
Sau khi ghi nhận có trường hợp chùm ca dương tính với Covid-19, ngày 9/6 xã Tân Lâm Hương đã thiết lập vùng cách ly y tế theo Chỉ thị 16 tại 8 thôn trên địa bàn, riêng thôn Trung Hòa đã được phong tỏa trước đó.
Chị Trần Thị Hiếu, chủ nhà hàng Hiếu Thảo (thôn Thắng Hòa, xã Tân Lâm Hương) cho hay: “Từ đầu tháng 4 chúng tôi đã đặt hàng từ các hộ chăn nuôi gia cầm để chuẩn bị cho Tết Đoan Ngọ. Nhưng khi có thông báo cách ly xã hội thì chúng tôi buộc phải hủy đơn”.
Thôn Thắng Hòa là 1 trong 8 thôn tại xã Tân Lâm Hương nằm trong khu vực cách ly xã hội theo Chỉ thị 16. Đây cũng là thôn có số nhà hàng phục vụ các món ăn về vịt nhiều nhất xã Tân Lâm Hương.
Bình quân, mỗi ngày bình thường các hộ kinh doanh tiêu thụ từ 300-400 con vịt. Riêng trong dịp Tết Đoan Ngọ, phần lớn các nhà hàng đều tiêu thụ từ 600 – 700 con, thu về gần 100 triệu đồng.
“Hiện tại TP. Hà Tĩnh cũng đang thực hiện cách ly y tế, tại chốt kiểm soát đường Nguyễn Xí nối Tân Lâm Hương với TP. Hà Tĩnh không được trao đổi thực phẩm nên nhiều người dân thành phố đặt mua về nhà ăn ngày tết mà không thể giao hàng.
Đóng cửa vào thời điểm này sẽ thiệt hại rất lớn nhưng chúng tôi phải chấp hành để đồng hành cùng chính quyền đẩy lùi dịch bệnh”, chị Hiếu cho biết.
Các hộ chăn nuôi gia cầm tại xã Tân Lâm Hương cũng rơi vào cảnh không có người mua do phải thực hiện cách ly đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Để phục vụ cho Tết Đoan Ngọ, gia đình ông Trần Viết Sơn (thôn Bình Tiến, xã Tân Lâm Hương) đã mua hơn 1.000 vịt giống về nuôi bán cho các nhà hàng. Đến thời điểm hiện tại, số vịt đã đến kỳ xuất bán với trọng lượng từ 2,4 kg -3,3kg/con.
Gia đình ông Sơn có hơn 1.000 con vịt đã đến thời kỳ xuất bán
Tuy nhiên, từ ngày hôm qua đến nay ông Sơn chỉ mới bán được hơn 3 con do người dân đặt mua. Theo ông Sơn, năm ngoái, mỗi con vịt được làm sạch sẽ bán lẻ với giá 90.000 đồng/con nhưng không đủ để bán. Mỗi mùa Tết Đoan Ngọ gia đình ông thu nhập khoảng 2 triệu đồng/ngày. Năm nay vịt chật kín cả ao nhà ông nhưng không có người mua.
“Giờ chỉ có thể bán cho những gia đình xung quanh, ai đặt mua thì tôi sẽ làm thịt và giao tận nhà. Giá vịt làm sẵn cũng khoảng tầm 70.000 đồng -80.000 đồng/con”, ông Sơn cho biết.
Cũng như hộ ông Sơn, hộ bà Tâm (thôn Đông Tân) cũng đìu hiu không có khách mua. Nhà Bà Tâm có hơn 500 con vịt đã đến kỳ xuất bán. Mỗi năm đến dịp Tết Đoan Ngọ, bà Tâm thường huy động thêm con cháu về làm vịt để kịp giao cho nhà hàng. Tuy nhiên do đang cách ly xã hội nên gia đình bà cũng đóng kín cổng, hạn chế ra ngoài.
“Thời điểm này, nếu bán lẻ thì cũng chỉ được vài ba chục con, chẳng lời lãi là bao nhiêu. Trong khi đó, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, 2 vợ chồng tôi quyết định dừng mọi hoạt động buôn bán để phòng chống dịch. Chỉ mong sao dịch bệnh sớm ổn định để người dân chúng tôi được sinh hoạt bình thường”, bà Tâm nói.
Tác giả: Phượng Vũ
Báo: Giáo dục & Thời đại
- làng vịt Tân Lâm Hương li>
- Hà Tĩnh li>
- Tân Lâm Hương li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất