[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, nhận thấy chồn hương dễ nuôi, ít dịch bệnh, quá trình nuôi không tốn nhiều công chăm sóc nhưng đem lại hiệu quả kinh tế ca, vì thế mô hình nuôi chồn sinh sản đang được Hà Tĩnh nhân rộng.
Hà Tĩnh hiện có trên 100 mô hình nuôi chồn hương với số lượng khoảng trên 110.000 con
Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, được thuần hóa để nuôi lấy thịt và xạ hương. Thời gian qua, ngành chức năng cũng đã cấp phép cho người dân nuôi loài động vật có nguồn gốc tự nhiên này nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường một cách hợp pháp. Thịt chồn hương có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Xạ hương chồn hương cũng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương đang phát triển mạnh mẽ tại Hà Tĩnh. Điển hình là trang trại nuôi chồn hương Đức Thắng của anh Nguyễn Văn Đức (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc). Xuất phát từ sự đam mê và nhận thấy nuôi chồn hương mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giá cả ổn định và chi phí thức ăn hàng ngày rất ít, dễ kiếm, đầu ra thuận lợi nên trong gần 5 năm qua, anh Đức đã lựa chọn hướng phát triển kinh tế từ loài vật này.
Anh Đức chia sẻ: “Năm 2019, tôi đầu tư xây dựng trang trại nuôi chồn hương và mua 50 con chồn giống về nuôi. Ban đầu, tôi gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau khi được tập huấn kỹ thuật và học hỏi từ các mô hình nuôi chồn hương thành công, tôi đã dần làm chủ được kỹ thuật nuôi và đàn chồn hương phát triển tốt. Hiện nay, với 2 khu chuồng diện tích hơn 500 m2, tôi đang nuôi khoảng 700 con chồn hương, chủ yếu nuôi sinh sản để bán con giống. Năm 2024, tôi dự định cung ứng ra thị trường từ 1.800-2.000 con chồn giống với doanh thu trên 3 tỷ đồng”.
Ông Nguyễn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc đánh giá về hiệu quả bước đầu mô hình của anh Đức: “Những năm qua, trên địa bàn xã đã phát triển được nhiều mô hình mới, đặc biệt về mô hình nuôi chồn hương của anh Nguyễn Văn Đức cho thấy rất hiệu quả, phát triển tốt, đã tạo công ăn việc làm cho 5-6 công nhân với mức lương 5-6 triệu đồng/tháng. Mô hình đã phát huy lợi thế của địa phương và tạo cơ hội cho nhiều bà con học hỏi để nhân rộng trong thời gian tới”.
Ông Võ Tá Khương, khối phố Tiền Giang, phường Thạch Quý cũng là một trong những hộ dân tiên phong xây dựng chuồng trại để nuôi chồn hương trên địa bàn TP. Hà Tĩnh. Hiện nay, trong tổng số 35 con chồn đang nuôi của hộ ông Võ Tá Khương, có 14 con nái sắp sinh, ước nhân đàn lên đạt gần 50 con chồng giống baby. Với giá bán con giống khá cao, 12 triệu đồng/cặp chồn hương giống, 1,6 triệu đồng/kg chồn thương phẩm, năm 2023 đã giúp ông Khương bỏ túi khoảng 100 triệu đồng, dự kiến năm 2024, thu về 200 triệu đồng.
Theo ông Khương, nuôi chồn hương không tốn nhiều công chăm sóc, chồn phát triển tốt, gia đình cũng đang tiếp tục nhân đàn và bán con giống cho những ai có nhu cầu. Tuy nhiên, đối với chồn hương, khâu phòng chống dịch bệnh rất quan trọng, vì khi chồn bị bệnh rất khó chữa. Để phòng bệnh tốt, khu vực nuôi cần hạn chế người ra vào, phun khử khuẩn thường xuyên; chuồng nuôi lắp đặt hệ thống uống nước tự động, đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Đặc biệt, trong quá trình nuôi chồn sinh sản, người chăn nuôi cần bổ sung thêm thịt gà, tôm, ghẹ, phổi động vật… thường xuyên để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho chồn.
Nhận thấy mô hình nuôi chồn hương là hướng phát triển kinh tế có nhiều triển vọng, vì vậy mô hình đang được nhân rộng tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh như: Can Lộc, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, TP. Hà Tĩnh…
Theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì chồn hương thuộc danh mục IIB – Danh mục các loài động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ. Chính vì vậy khi nuôi chồn hương, cần đăng ký giấy phép chăn nuôi với chính quyền địa phương.
Theo số liệu từ Chi cục Kiểm Lâm Hà Tĩnh, hiện nay cả tỉnh có trên 100 mô hình nuôi chồn hương với số lượng khoảng trên 110.000 con. Quá trình nuôi đã có sự đầu tư bài bản, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình và tiến hành đăng ký cấp phép chăn nuôi đúng theo quy định.
Ông Nguyễn Đình Kỳ, Phó Trưởng phòng thanh tra pháp chế (Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh) cho biết: “Thời gian qua, được sự tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, đồng thời cơ quan kiểm lâm trực tiếp hướng dẫn nên cơ bản những người dân có nhu cầu nuôi đã chủ động tìm hiểu quy định trước khi nuôi. Cụ thể, việc mua bán động vật hoang dã đưa vào cơ sở nuôi hoặc khi bán ra cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, vì vậy, trong những năm qua, cơ bản các chủ cơ sở nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh không vi phạm các quy phạm pháp luật đề ra”.
Để mô hình nuôi chồn hương phát huy hiệu quả, mang tính bền vững, người nuôi cần nắm rõ các đặc tính, quy trình chăn nuôi và yếu tố về thị trường. Đồng thời, người chăn nuôi nên mua con giống ở các trại giống hợp pháp, con giống có nguồn gốc rõ ràng. Trong quá trình nuôi phải lập sổ theo dõi, định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh
- chăn nuôi chồn hương li>
- mô hình nuôi chồn hương li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất