Hải Dương: Tái đàn gia súc, gia cầm - "đặt cược" vào vụ Tết - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Hải Dương: Tái đàn gia súc, gia cầm – “đặt cược” vào vụ Tết

    Nông dân Hải Dương đang chạy đua tái đàn gia súc, gia cầm, đặt niềm tin và sự kỳ vọng vào vụ Tết năm nay.

    Anh Từ An Biên ở thôn Vành Liệng, xã Bắc An (Chí Linh) vừa tái đàn gà hàng nghìn con đón thị trường Tết Ất Tỵ 2025

     

    Hồi sinh chuồng trại chăn nuôi

     

    Bão số 3 đã khiến hàng trăm chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm của nông dân Hải Dương bị đổ sập, tốc mái. Hơn 800 con gia súc, hơn 388 nghìn con gia cầm đã chết và một lượng lớn phải bán “chạy” bão, gây thiệt hại không ít. Đó là chưa kể đến thiệt hại về chuồng trại, thiết bị chăn nuôi.

     

    Vượt qua những khó khăn do thiên tai gây ra, ngay sau khi bão đi qua, nông dân khắp nơi trong tỉnh nhanh chóng bắt tay khôi phục chuồng trại, tái đàn gia súc, gia cầm. Gần 4 tháng nữa mới đến Tết Ất Tỵ 2025 – đây là khoảng thời gian vừa đủ để bà con có thể quay vòng một vụ chăn nuôi. Nếu thời tiết, thị trường thuận lợi, chắc chắn sẽ có nguồn thu.

     

    Trên khắp các trang trại nuôi gà đồi ở xã Bắc An (Chí Linh), không khí khôi phục sản xuất đang diễn ra hết sức khẩn trương. Nhiều trang trại đã hồi sinh sau bão, đi tới đâu cũng nghe ríu rít tiếng gà con.

     

    Hơn 1 tháng sau bão, anh Từ An Biên ở thôn Vành Liệng đã khôi phục được 2 trong số 5 chuồng nuôi bị thiệt hại. Trong lúc đợi thợ sửa 3 dãy chuồng còn lại, anh Biên đã đầu tư mua 5.000 con gà về nuôi được gần 10 ngày tuổi. Mặc dù chịu nhiều thiệt hại và phải vay tiền ngân hàng để khôi phục sản xuất, song anh vẫn rất lạc quan.

    Gia đình anh Từ An Biên đang gấp rút khôi phục 3 dãy chuồng nuôi gà còn lại để tập trung sản xuất phục vụ thị trường cuối năm

     

    “Thiệt hại nhiều nhưng giờ không phải lúc ngồi than vãn. Vợ chồng tôi quyết tâm làm lại từ đầu, phấn đấu trong tháng này sẽ khôi phục tất cả các dãy chuồng, bảo đảm nuôi 10.000 con gà. Mọi việc mà diễn ra suôn sẻ thì đàn gà này được bán đúng dịp Tết, sẽ có tiền để trả nợ và tiếp tục duy trì sản xuất. Chúng tôi coi như đặt cược tất cả vào lứa gà này”, anh Biên cho hay.

     

    Gia đình ông Lê Văn Liêm ở thôn Đông Nghĩa, xã An Lâm (Nam Sách) cũng đã khôi phục xong 2 dãy chuồng nuôi gà bị thiệt hại do bão số 3. Cách đây 1 tuần, ông mới nhập 4.000 con gà trắng về tái đàn. Theo tính toán của ông Liêm, vì gà trắng là giống ngắn ngày nên từ nay đến Tết Nguyên đán vẫn có thể nuôi 2 lứa. Đây là giống gà được các doanh nghiệp chế biến thực phẩm rất ưa chuộng nên không lo ế.

     

    Để yên tâm sản xuất lần này ông Liêm đã khôi phục, cải tạo lại chuồng trại chắc chắn hơn, đầu tư hệ thống băng chuyền, quạt thông gió hiện đại. Ngày nào ông cũng dành gần như toàn bộ thời gian chăm sóc đàn gà từ việc theo dõi, tiêm các loại vaccine phòng bệnh đến vệ sinh khử khuẩn…

    Ông Lê Văn Liêm ở thôn Đông Nghĩa, xã An Lâm (Nam Sách) thường xuyên vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn chuồng trại chăn nuôi

     

    Ông Liêm cho biết: “Kinh tế của cả gia đình tôi bao năm qua phụ thuộc phần lớn vào việc nuôi gà. Đầu tư bao tiền của nhưng chỉ mỗi cơn bão đi qua đã cuốn phăng tất cả. Do đó, vụ tái đàn này cần phải chuẩn bị kỹ càng, tập trung cao để còn gỡ gạc vốn liếng, có động lực để duy trì sản xuất”.

     

    Sau bão, gia đình ông Nguyễn Đình Mạnh ở thôn Đươi, xã Đoàn Thượng (Gia Lộc) đã khôi phục lại chuồng trại, mua 160 con lợn giống về nuôi với mục tiêu bán vào vụ Tết sắp tới. Mỗi con lợn trong trang trại của ông hiện nặng khoảng 35 kg, đến Tết dự kiến sẽ đạt từ 110-120 kg.

     

    Vợ chồng ông Mạnh hằng ngày theo dõi, chăm sóc, phòng bệnh cho đàn lợn rất cẩn thận, coi trọng việc chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Ông không cho bất kỳ ai vào khu vực chuồng nuôi lợn, nhằm hạn chế phát sinh dịch bệnh.

     

    Giữ đàn vật nuôi an toàn

    Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh giám sát công tác tiêm phòng vụ thu cho đàn lợn ở huyện Ninh Giang

     

    Theo ông Lê Văn Tùng, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, qua nắm bắt tình hình, ước có khoảng 70-80% chuồng trại chăn nuôi ở Hải Dương bị sập, tốc mái do bão số 3 đã được khôi phục. Đa số chủ các trang trại, gia trại trong tỉnh đã và đang khôi phục lại việc chăn nuôi, đặt kỳ vọng vào thị trường Tết sắp tới.

     

    Đồng hành cùng nông dân, đến nay, chi cục đã cấp hơn 3,6 triệu liều vaccine về các huyện, thị xã, thành phố để tiêm phòng các loại dịch bệnh vụ thu cho đàn gia súc, gia cầm thuộc diện phải tiêm. Cán bộ, nhân viên Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác tiêm phòng, đồng thời trực tiếp hỗ trợ tư vấn kiến thức chăm sóc, phòng bệnh cho đàn vật nuôi.

     

    Ông Tùng khuyến cáo bà trước khi tái đàn cần vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại sạch sẽ và duy trì hoạt động này định kỳ hằng ngày, hằng tuần trong suốt quá trình chăn nuôi. Trong chọn mua con giống cần tìm đến các cơ sở có uy tín, nếu mua từ tỉnh ngoài cần bảo đảm có giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận kiểm dịch…

     

    “Hiện đang là thời điểm giao mùa, dịch bệnh dễ phát sinh trên đàn vật nuôi. Bà con cũng cần đặc biệt lưu ý tiêm vaccine theo quy định, hướng dẫn. Ở đàn lợn, chú ý tiêm phòng các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như dịch tả, tụ dấu, tả lợn châu Phi… Trên đàn gia cầm cần đề phòng dịch bệnh như hen, cúm, newcastle, gumboro (một loại bệnh suy giảm miễn dịch)”, ông Tùng nói.

     

    Anh Trần Văn Theo, chủ một trang trại chuyên cung cấp lợn giống có uy tín ở Gia Lộc cho biết trước khi xuất bán, lợn giống đều đã được tiêm 4 loại vaccine chống viêm phổi, còi cọc, tai xanh, dịch tả. Tuy nhiên, chủ trang trại, gia trại cần tiếp tục tiêm các loại vaccine theo từng giai đoạn phát triển của vật nuôi kết hợp bổ sung thuốc, men tiêu hoá để tăng sức đề kháng…

     

    TM

    Nguồn: Báo Hải Dương

    1 Comment

    1. Thế Anh

      Phòng xét nghiệm thú y V-lab hân hạnh được đồng hành cùng bà con trong việc xét nghiệm chẩn đoán, kiểm tra dịch bệnh vật nuôi. Chi tiết xin liên hệ hotline: 098 401 54 54

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Phạm văn hiệp
  • 0379889599

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.