Đam mê sản xuất nông nghiệp sạch, anh Nguyễn Văn Cần ở xã Hiệp Hòa (Kinh Môn) đã dốc hết công sức, thời gian và tiền bạc vào xây dựng trang trại nuôi bò quy mô lớn và hiện đại
Trang trại chăn nuôi bò của anh Cần hội đủ các điều kiện đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn để thực hiện đề tài nghiên cứu
Hướng đi đúng
Sau khi xuất ngũ năm 2015, với mong muốn xây dựng được một quy trình sản xuất nông nghiệp khép kín, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao cung cấp cho người tiêu dùng, anh Cần quyết định gắn bó với lĩnh vực nông nghiệp. Vốn là người ngoại đạo nên khi bắt tay vào làm, băn khoăn lớn nhất của anh là chọn mô hình sao cho phù hợp với các tiêu chí đặt ra và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2019, đúng thời điểm anh Cần chuẩn bị xây dựng chuồng trại, dịch tả lợn châu Phi bùng phát khiến nhiều người nuôi lợn lao đao, phá sản. Dịch tả lợn châu Phi lại chưa có vaccine nên công tác phòng bệnh càng khó khăn hơn. Trong khi đó, khu đất của anh Cần lại gần đường đi nên nguy cơ nhiễm dịch bệnh rất cao. Sau khi đi nhiều nơi, học hỏi nhiều mô hình, anh quyết định đầu tư nuôi bò vì dễ chăm sóc, ít bệnh. Thịt bò giàu dinh dưỡng, chênh lệch giá giữa thịt bò và thịt lợn không lớn nên xu hướng người dân chuyển sang dùng thịt bò ngày càng nhiều. “Trên địa bàn tỉnh cũng như các tỉnh lân cận chưa có nhiều người đầu tư chăn nuôi bò quy mô lớn, khép kín”, anh Cần nói.
Anh Cần không tiếc thời gian, công sức, tiền bạc đầu tư vào chăn nuôi, xây dựng chuồng trại. Để có trang trại rộng 1 ha với 2 dãy chuồng nuôi 150 con bò, trong đó có 100 con bò nái sinh sản như hiện nay, anh đã đầu tư trên 8 tỷ đồng xây dựng chuồng trại, mua bò giống. Các loại bò được anh lựa chọn kỹ, đều là những giống chất lượng cao, siêu thịt, lớn nhanh. Chuồng trại được phân theo chức năng với các dãy nuôi bò thịt và bò sinh sản khác nhau. Mỗi con bò có một ngăn riêng, được đeo số và có phần mềm theo dõi ngày nhập, ngày tiêm phòng… Sau gần 2 năm, anh Cần đã bán được 40 con bò thịt ra thị trường. Mỗi con bò xuất chuồng đạt trọng lượng từ 7-8 tạ, anh thu lãi từ 20-25 triệu đồng.
Coi trọng chất lượng
Khi bắt tay vào chăn nuôi, anh Cần xác định phải tạo ra sản phẩm có chất lượng cao thì mới đứng vững trên thị trường. Anh dành nhiều thời gian nghiên cứu để nâng cao chất lượng thịt bò. Qua một thời gian thử nghiệm, đến nay anh đã đưa ra được quy trình chăm sóc, phối trộn thức ăn, thời điểm cho ăn hợp lý, bảo đảm chất lượng thịt như mong muốn.
Sau mỗi vụ thu hoạch, tận dụng lợi thế của địa phương, anh Cần mua lại rơm rạ của người dân và dùng máy đóng cuộn, đưa về kho làm thức ăn cho bò. Để đa dạng dinh dưỡng, anh phối hợp với các hộ dân trồng ngô làm thức ăn cho chúng. Anh Cần cung cấp ngô giống, nông dân bỏ công sức, đất đai ra trồng. Cuối vụ, anh thu mua bắp ngô với giá 10.000 đồng/kg. Hạt ngô anh dùng để nấu rượu, còn thân ngô cũng được thu gom cất vào kho. Anh còn thuê 5 ha để trồng các loại cỏ làm thức ăn cho bò.
Không chỉ cho ăn cỏ thông thường, anh Cần còn phối trộn các loại thức ăn cho bò. Bỗng rượu được dùng để ủ trộn với các loại cỏ, rơm rạ, thêm các vị thuốc bắc tạo thành món ăn bổ dưỡng và tăng cường khả năng kháng bệnh cũng như nâng cao chất lượng thịt. Buổi sáng, bò được ăn thức ăn tinh gồm cám, gạo, ngô trộn với bỗng rượu. Buổi trưa chúng ăn cỏ tươi và buổi tối ăn cỏ ủ lên men. Hằng ngày bò được tắm rửa, nghe nhạc để giảm căng thẳng. Giai đoạn gần xuất chuồng, bò được cho ngủ nhiều hơn, giảm vận động để thịt mềm nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Cùng với sản xuất, anh Cần còn đặc biệt quan tâm môi trường chăn nuôi. Các chất thải của bò được thu gom, một phần để khô bón cho cỏ, một phần dùng để nuôi giun quế. Giun nuôi đến kỳ thu hoạch anh Cần sẽ sấy khô trộn cùng các loại nguyên liệu khác làm thức ăn cho bò. Nước thải từ việc rửa chuồng trại cũng được thu gom vào bể biogas và sử dụng làm chất đốt nấu rượu. “Trong các công đoạn nuôi bò, chúng tôi tận dụng triệt để nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra, vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường”, anh Cần nói.
Hội đủ các điều kiện nên trang trại chăn nuôi bò của anh Cần vừa được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn để thực hiện Đề tài nghiên cứu mô hình sản xuất và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt được tạo ra từ công thức lai giữa đực giống BBB với bò cái lai Zebu. Từ 50 con bò mẹ phấn đấu tạo ra 300 con lai F1. Số bò F1 này sẽ tiếp tục được hỗ trợ các trang trại, gia trại chăn nuôi tại các huyện Thanh Miện, Bình Giang, Tứ Kỳ và thị xã Kinh Môn.
Xác định chăn nuôi bò sạch là hướng đi đúng, hiện anh Cần đang xây dựng thêm 1 dãy chuồng hiện đại để nhập thêm 150 con bò về nuôi. Các công đoạn từ mở cửa chuồng, cửa sổ, vận chuyển thức ăn, nước uống, dọn vệ sinh đều tự động. Thời gian tới, anh tiếp tục hoàn thiện hơn nữa quy trình chăn nuôi để nâng cao chất lượng thịt trước khi cung cấp ra thị trường.
THANH HÀ
Nguồn: Báo Hải Dương
- Hải Dương li>
- trang trại chăn nuôi bò li>
- Kinh Môn li>
- Nguyễn Văn Cần li> ul>
3 Comments
Để lại comment của bạn
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Nuôi chim bồ câu Pháp tạo thu nhập cho nông dân địa phương
- Nuôi gà sao an toàn sinh học hiệu quả cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Chào anh Cần nhé! Tôi ở bên huyện Tứ Kỳ, xem qua hình ảnh trang trại bò của anh rất quy mô. Vậy phân bò anh xử lý thế nào, có nguồn phân bán không? Tôi đang có nhu cầu nhập phân bò, anh thông tin cho tôi nhé, sđt 0986829389. Cảm ơn anh!
Cháu chào chú! Cháu rất mong được chú tư vấn về con giống và chăm nuôi phát triển.Cháu cảm ơn
Cháu đang muốn mua nguồn phân bò tươi, giá bán thế nào ạ, cháu mua đầu tấn trở lên ạ.