Yết Kiêu là vựa gà giống lớn nhất miền Bắc, cung cấp 10 vạn con/ngày. Những ngày này, xe chở gà giống luôn mắc kẹt tại chốt kiểm dịch ở các tỉnh lân cận, khiến người chăn nuôi khóc ròng vì phải đổ cả vạn gà giống cho cá ăn.
Chiều 21/2, anh Phạm Đình Dừa ở xã Yết Kiêu (Gia Lộc, Hải Dương) – nông dân xuất sắc toàn quốc, chủ trang trại gà 3,8 vạn con – buồn rầu nói: “Gà giống không xuất bán được, gà bố mẹ vẫn phải cho ăn. Gà thải loại đẻ kém cũng vẫn còn ở chuồng ngày ăn hết lượng lớn cám. Công nhân vẫn phải nuôi, trả lương cho họ… Thành ra, từ ngày thực hiện cách ly toàn tỉnh, mỗi ngày tôi lỗ khoảng 30 triệu đồng”.
Lò ấp của anh Phạm Đình Dừ cứ 2 ngày ấp nở ra 1,5 vạn gà giống nhưng rất khó khăn khi đưa đi các tiểu khác tiêu thụ (ảnh: Mạnh Minh)
Anh tâm sự, anh nuôi gà đẻ lấy trứng ấp nở bán con giống được 22 năm nay. Song chưa bao giờ gặp phải tình trạng khó khăn như những ngày này.
Trước đó, suốt năm 2020, giá gà rẻ, người chăn nuôi gà ấp nở như anh gồng mình chịu lỗ 200-300 triệu đồng/tháng. Lỗ kéo dài mãi cho đến dịp cuối cùng của năm ngoái mới chấm dứt vì giá cả tăng lên anh. Lúc đó, anh thở phào nhẹ nhõm và hy vọng năm mới sẽ có lãi.
Nhưng chẳng ai ngờ, dịch Covid-19 bùng phát, toàn tỉnh thực hiện cách ly xã hội, những hộ chăn nuôi như anh gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ con giống.
Như thời điểm hiện tại, nhà anh nuôi 3,8 vạn con gà bố mẹ, trong đó có 3 vạn con đang giai đoạn đẻ trứng, mỗi ngày cho thu 1,4-1,5 vạn quả để đưa vào ấp nở. Số còn lại là đàn gà đã hết thời kỳ khai thác trứng, phải bán thải loại làm gà thịt.
Thế nhưng, khó khăn là gà thải loại không bán được, hàng ngày vẫn phải cho ăn một lượng lớn cám. Tính ra, mỗi ngày đàn này ngốn của anh hết 8 triệu tiền cám. Chậm bán bao nhiêu ngày thì số tiền lỗ cứ thế nhân lên vì không thể bỏ đói chúng.
Còn gà giống, cứ 2 ngày cho ra một lứa khoảng 1,5 vạn con nhưng tiêu thụ cũng chẳng dễ dàng do xe chở gà không qua được các chốt kiểm dịch của các tỉnh lân cận. Thậm chí, chỉ xin đến chốt kiểm dịch sẽ bốc hàng chuyển xe nhưng vẫn bị chặn, không lưu thông được.
“Như hôm trước, cả một xe gà giống của tôi xuất bán cho khách hàng ở Hải Phòng, Nam Định đều không qua được chốt. Gà giống chở trên xe cả vạn con quay về huyện Chí Linh tiêu thụ được một ít, còn lại đem về đành đổ bỏ xuống ao cho cá ăn. Nhìn mà xót xa, giữ lại cũng không nuôi nổi”, anh than thở.
Anh cho biết, cứ 1 vạn con gà giống người chăn nuôi như anh phải bỏ ra chi phí khoảng hơn 60 triệu đồng. Gà phải bán được với giá thấp nhất là 6.000 đồng/con mới hoà vốn. Tuy nhiên, nay anh chỉ mong tiêu thụ được gà giống, dù phải bán dưới giá thành và chịu lỗ cũng còn đỡ hơn phải đổ gà xuống ao cho cá ăn.
Trang trại gà bố mẹ đẻ trứng để đem ấp nở bán giống hiện có 38.000 con gà, mỗi ngày anh đang chịu lỗ khoảng 30 triệu đồng (ảnh: Mạnh Minh)
“Nhiều người hỏi tôi không bán được con giống thì để bán trứng thương phẩm. Nhưng đây là giống gà lương phượng, tiền cám cho ăn hết khoảng 4.000 đồng/ngày/con. Giờ giá trứng chỉ được 1.700-1.800 đồng/quả nên đem ấp nở cũng lỗ mà để bán trứng cũng lỗ nặng”, anh nói.
Xã Yết Kiêu là vựa gà giống lớn nhất miền Bắc, trung bình mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng 10 vạn con gà giống. Dịp này, do dịch Covid-19, bà con chăn nuôi cũng lường trước được sẽ khó khăn nhưng mong các tỉnh khác linh động cho xe đến trạm trung chuyển để bốc hàng chuyển tải, đưa gà xuất đi.
Con giống gà có đặc thù, nở ra mà 1-2 ngày không tiêu thụ được thì hỏng hết. Trong khi mỗi ngày có cả chục vạn con, không xuất bán được thì nông dân sớm muộn cũng phá sản, ông chia sẻ.
Tương tự, chị Phạm Thị Cúc, chủ một trang trại chăn nuôi gà đẻ ấp nở tại xã Yết Kiêu, cũng than thở, xe hàng chở gà giống của chị bị mắc kẹt tại chốt kiểm dịch ở tỉnh lân cận, không thông quan được. Lái xe vừa gọi điện nói xe phải quay đầu lại Hải Dương để đi đường vòng.
“Hy vọng xe gà giống vạn con này sẽ qua được chốt để xuất bán kịp thời”. Chị nói và cho biết, nhà chị nuôi gà đẻ, trứng thu được đến đâu cho vào ấp luôn đến đó. Thế nên, cứ 2 ngày lò ấp nở ra khoảng 1 vạn con gà giống để xuất bán cho các trang trại chăn nuôi ở khắp các tỉnh miền Bắc. Nhưng mấy ngày nay, việc xuất bán gặp khó, gà cứ chở đi rồi lại quay đầu về.
“Một vạn gà giống chi phí hết hơn 60 triệu đồng giờ không xuất bán được thì chỉ có đóng bao tải đem cho cá ăn. Mà khi đem làm thức ăn cho cá thì chỉ bán được 200.000 đồng/vạn con gà, coi như mất trắng”, chị cho hay.
Trao đổi với PV. VietNamNet, bà Phạm Thị Đào – Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương – xác nhận, các lò ấp nở gà giống tại xã Yết Kiêu đang gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ khi xe chở gà không qua được chốt kiểm dịch của các tỉnh lân cận.
Bà Đào cho biết, toàn xã này có 45 lò ấp, trong đó phần lớn ấp nở gà. Có những hộ ký hợp đồng với trang trại gà ở các tỉnh khác để mua trứng về chuyên ấp nở thì dịp này còn giảm tải được. Song, nhiều hộ trong xã chăn nuôi gà bố mẹ lấy trứng đem ấp nở luôn để bán con giống thì đang lỗ nặng.
“Chiều nay có hộ chăn nuôi gọi điện kêu cứu vì gà không xuất đi được, nguy cơ đem đổ xuống ao cho cá ăn. Lúc đó chỉ thu được về 200.000-300.000 đồng/vạn con gà”, bà thông tin.
Không chỉ có người chăn nuôi gặp khó khăn, bà Đào con cho biết, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng như ngồi trên đống lửa. Bởi, hàng 100 container nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mắc kẹt ở cảng do vướng chốt kiểm dịch.
Nguyên liệu về từ trong Tết Nguyên đán mà giờ vẫn nằm đó. Nhà máy không có hàng để sản xuất, doanh nghiệp mất thêm chi phí lưu kho bãi 500.000-800.000 đồng/ngày/container hàng. Cứ đà này doanh nghiệp đóng cửa ngừng sản xuất, bà con chăn nuôi lỗ nặng vì không bán được con giống, bà cho hay.
Tâm An
Nguồn: Báo Vietnamnet
- vựa gà giống Yết Kiêu li>
- lao đao vì dịch li>
- đổ gà cho cá ăn li> ul>
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 05/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 22/10/2024
- Dê thịt có giá, người nuôi lãi từ 2 – 3 triệu đồng/con
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất