Halal: Thị trường nhiều tiềm năng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Halal: Thị trường nhiều tiềm năng

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Bộ NN&PTNT, công tác xuất khẩu thịt gia cầm sang các quốc gia Hồi giáo đã được Bộ NN&PTNT cùng các doanh nghiệp chăn nuôi chuẩn bị từ năm 2023. Dù được đánh giá là giàu tiềm năng, nhưng để khai thác tốt và có thể làm nên chuyện ở thị trường Halal, ngành chăn nuôi Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm…

    Sớm đưa các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam vào thị trường các nước Hồi giáo

     

    Khai thông từ thế khó

     

    Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 2 tỷ người theo đạo Hồi – một thị trường đòi hỏi nhiều yêu cầu riêng và khắt khe. Các thực phẩm họ sử dụng hàng ngày phải được chứng nhận theo tiêu chuẩn Halal (Halal theo tiếng Ảrập có nghĩa là “hợp pháp”, hoặc cho phép). Các doanh nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, phù hợp với các chuẩn mực, giá trị và thiêng luật của đạo Hồi trong sản xuất sẽ được cấp phép để có thể kinh doanh hoặc xuất khẩu các sản phẩm dành cho người Hồi giáo.

     

    Tại các nước Đông Nam Á, tổ chức cấp chứng nhận sản phẩm Halal, nhất là thịt gà phải do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện. Các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn Halal. Ví dụ, bố mẹ của con giống phải được xác nhận sinh trưởng theo quy trình Halal. Gà nuôi từ 1 ngày tuổi phải sử dụng thức ăn, thực hiện quy trình giết mổ theo quy định và tiêu chuẩn Halal. Đặc biệt, sản phẩm thịt gia cầm phải có quy trình cầu nguyện trước khi giết mổ. Công việc này phải do người Hồi giáo giám sát và thực hiện; khâu phân phối, đóng gói cũng phải tuân thủ theo hướng dẫn, tiêu chuẩn Halal…

     

    Yêu cầu khắt khe nhưng trung bình mỗi năm, có khoảng 20.000 tỷ USD được người Hồi giáo sử dụng để mua các loại thực phẩm này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có sản phẩm chính thức nào của Việt Nam liên quan tới thịt được chứng nhận Halal.

     

    Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, thịt đạt tiêu chuẩn Halal khác thịt bình thường, với 5 dấu hiệu: Người giết mổ phải cầu nguyện từ Allah (nghĩa là Chúa trời); động vật phải được giết mổ ở khe cổ họng với dụng cụ được mài sắc để đảm bảo tính nhân đạo; động vật phải còn sống trước khi giết mổ; thịt Halal không dính máu, sau khi hoàn tất quá trình giết mổ, thịt phải được treo ngược lên để máu chảy hết ra; động vật không được cho ăn những thức ăn làm từ động vật khác.

     

    Doanh nghiệp khởi động

     

    Đại diện Công ty CPV Bình Phước, một trong những doanh nghiệp năng động trong việc xuất khẩu gia cầm chia sẻ, kể từ khi khánh thành vào cuối năm 2020, tổ hợp nhà máy CPV Food Bình Phước thuộc C.P. Việt Nam đã ghi nhận những kết quả khả quan. Chỉ tính riêng trong năm 2023, doanh số xuất khẩu của nhà máy đã tăng hơn 3 lần so với năm 2021, xuất khẩu đi các thị trường Nhật, Hồng Kông, Lào, Campuchia… Hiện, công ty cũng là một trong số ít doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi đạt chứng nhận Halal.

     

    Các trang trại CPV Food Bình Phước được kiểm tra và giám sát, kiểm chặt chẽ giữa cơ quan thú y nhà nước và của công ty. Mỗi lô gà khi xuất trại đều được lấy mẫu ngẫu nhiên đảm bảo các chỉ tiêu cúm gia cầm, NDV, AI, Antibio, pesticide đạt theo yêu cầu tiêu chuẩn của Chính phủ và các nước xuất khẩu để sản xuất và chế biến thành phẩm an toàn cho người tiêu dùng sử dụng. Sau 3 năm hoạt động, nhà máy đạt được các chứng nhận như ISO 9001, ISO 22000, GFSI như BRC, FSSC.

     

    Ngoài các thị trường công ty đang xuất khẩu, thị trường hồi giáo Halal còn yêu cầu phải được cấp chứng nhận từ tổ chức Halal, về các thị trường EU, UK họ đòi hỏi thêm các yêu cầu về phúc lợi động vật được chính cơ quan, tổ chức có uy tín trên thị trường cấp chứng nhận.

     

    “Mỗi quốc gia đặt ra các tiêu chuẩn khác nhau nên quá trình đàm phán kéo dài, mất rất nhiều thời gian và cơ hội cho doanh nghiệp. Để sản phẩm đến với thị trường Halal, đề nghị Bộ NN&PTNT, Cục Thú y: Giới thiệu vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Newcatle trên trang web Tổ chức Thú y thế giới (WOAH), xây dựng chỉ dẫn địa lý để các nước sớm chấp thuận thịt tươi đông lạnh. Tiếp tục đàm phán có kết quả đối với thị trường nhằm tối đa hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường…”, đại diện Công ty CPV Bình Phước nhấn mạnh.

     

    Theo đại diện Tập đoàn De Heus, hiện đang phối hợp với các doanh nghiệp chăn nuôi và người chăn nuôi Việt Nam xây dựng chuỗi sản xuất gà thịt với mong muốn cung cấp cho thị trường trong nước, xuất khẩu những sản phẩm sạch, an toàn, truy xuất nguồn gốc. Tập đoàn cũng đang tích cực phối hợp với Bộ NN&PTNT, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức tư vấn xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với các nhà nhập khẩu. Xây dựng các giải pháp xuất khẩu thịt gà, các sản phẩm chế biến từ thịt gà, trứng gia cầm sang các nước Hồi giáo và các thị trường tiềm năng khác.

     

    “Tập đoàn mong muốn Chính phủ Việt Nam hỗ trợ tư vấn các yêu cầu thú y, an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn của các nước hướng tới xuất khẩu, đặc biệt các tiêu chuẩn của các nước Hồi Giáo (Halal), cũng như hỗ trợ thông tin về các nước chấp nhận thịt gà xuất khẩu từ Việt Nam. Đồng thời, hỗ trợ từng bước hoàn thiện quy trình, tháo gỡ những hàng rào kỹ thuật để sớm đưa sản phẩm thịt gà Việt Nam đi vào được thị trường Halal và các thị trường có nhu cầu khác”, đại diện Công ty De heus chia sẻ.

     

    Hoàn thiện quy trình xuất khẩu

     

    Theo đại diện Tập đoàn De Heus cho biết, một số quốc gia Hồi giáo có nhu cầu nhập khẩu gà nguyên con, đây là cơ hội tốt để sản phẩm thịt gà của Việt Nam có thể đi vào thị trường, từ đó từng bước khẳng định thương hiệu. Với năng lực hiện tại, De Heus hoàn toàn có thể đáp ứng được những yêu cầu từ những thị trường này đưa ra. Về trung và dài hạn, từng bước hoàn thiện tất cả các quy trình để đạt được chứng nhận Halal. De Heus đang nỗ lực để đưa thịt gà cũng như các sản phẩm gia cầm khác vào thị trường Halal.

     

    Để chuẩn bị cho mục tiêu này, từ giữa năm 2023, Cục Thú y, Sở NN&PTNT các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Tây Ninh, Long An và Công ty TNHH De Heus đã ký thỏa thuận phối hợp tổ chức xây dựng chuỗi sản xuất thịt gà an toàn dịch bệnh, giai đoạn 2023-2028. Theo đó, De Heus đang nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình an toàn dịch bệnh trong chuỗi liên kết chăn nuôi theo quy định của WOAH/OIE. Lộ trình đến tháng 12/2025 sẽ hoàn thiện và được nước nhập khẩu chấp nhận chuỗi sản xuất thịt gà an toàn dịch bệnh. Toàn bộ cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến thịt gà bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và được chứng nhận HACCP, GlobalGAP, ISO 22000, Halal.

     

    Về vấn đề này Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến lưu ý, tiềm năng, yêu cầu để sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đi vào thị trường Halal đã được nhận định rõ. Do đó, các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị chuyên môn của Bộ như Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Vụ Hợp tác quốc tế… để tiếp cận và từng bước hoàn thiện quy trình, tháo gỡ những hàng rào kỹ thuật, sớm đưa sản phẩm thịt gà Việt Nam đi vào được thị trường khó tính này.

     

    “Doanh nghiệp phải có tiến độ cụ thể cho từng việc, từng nội dung để các cơ quan chuyên môn của Bộ NN&PTNT kịp thời hỗ trợ. Bên cạnh đó, toàn bộ quy trình từ con giống, chuồng trại chăn nuôi, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh, nhà máy giết mổ, đóng gói… phải được kiện toàn theo đúng tiêu chuẩn Halal”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

     

    Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030” nhằm thúc đẩy xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia – TCVN về lĩnh vực Halal và xây dựng đề án “Thành lập Trung tâm chứng nhận Halal quốc gia”. Đồng thời, Việt Nam cũng đang tích cực làm việc với các tổ chức chứng nhận Halal của các nước để triển khai ký kết việc thừa nhận lẫn nhau đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật.

     

    “Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay, việc đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, khai mở các thị trường mới, còn nhiều dư địa như thị trường Halal được coi là “chìa khóa” để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước”, Thứ Trưởng Phùng Đức Tiến cho biết thêm.

     

    Quỳnh Chi

    Thị trường hồi giáo – những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm

    Chứng nhận Halal là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của người Hồi giáo khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Để đảm bảo được chất lượng và tính an toàn của các sản phẩm và dịch vụ này, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn Halal được công nhận bởi các tổ chức chứng nhận Halal uy tín.

     

    Để có thể xuất khẩu thực phẩm và nông sản sang thị trường Hồi giáo, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn Halal được quy định gồm:

     

    • Thực phẩm và nông sản phải được sản xuất từ nguyên liệu không chứa thành phần bị xem là Haram (Bị cấm theo luật Hồi giáo).
    • Quy trình sản xuất và đóng gói phải đảm bảo tính toàn vẹn Halal.
    • Đảm bảo các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn sức khoẻ người dùng và quy định của pháp luật Việt Nam.
    • Các sản phẩm phải được đóng gói và ghi nhãn rõ ràng theo quy định của HCA Việt Nam.

     

    Yêu cầu đối với cơ sở/nhà máy giết mổ

     

    • Các cơ sở/nhà máy giết mổ chỉ được dành cho sản xuất/chế biến thịt động vật H
    • Vị trí của cơ sở giết mổ cần tách biệt, không đặt cùng một địa điểm hoặc tiếp giáp, và cách ít nhất 5km với cơ sở giết mổ hoặc trang trại nuôi động vật không Halal như lợn…
    • Công cụ giết mổ phải đáp ứng các yêu cầu sau: (i) Sắc; (ii) Không phải từ móng tay, răng hoặc xương; (iii) Kích cỡ phù hợp với cổ của động vật; (iv) Không được mài sắc trước mặt động vật cần giết mổ.
    • Động vật bị giết mổ phải còn sống khi giết mổ, đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe động vật được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
    • Người giết mổ phải là người Hồi giáo trưởng thành, có chuyên môn và nắm rõ các quy trình giết mổ theo quy định.
    • Việc chế biến phải được thực hiện sau khi động vật đã chết. Các động vật không đạt được điều kiện để giết mổ phải được phân tách, bảo quản riêng biệt giữa thực phẩm Halal và không H

     

    Giết mổ theo quy trình Halal

     

    • Cầu nguyện.
    • Thực hiện bởi người Hồi giáo trưởng thành và trong trạng thái tỉnh táo.
    • Được phép gây choáng.
    • Đặt động vật nằm ngửa.
    • Thực hiện nhanh gọn, dứt khoát, bằng một nhát dao duy nhất.
    • Không được giết mổ trước mặt động vật khác.
    • Nên cho uống nước trước khi giết mổ.

     

    Các tiêu chuẩn Halal không chỉ đảm bảo tính an toàn và sạch sẽ của sản phẩm và dịch vụ, mà còn giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận và thành công trên thị trường Hồi giáo. Ngoài ra, việc tuân thủ các tiêu chuẩn này cũng giúp tăng cường tính minh bạch và uy tín của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

     

    M.N

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.