Hơn một tháng qua, hàng trăm con cừu của các hộ dân tại tỉnh Ninh Thuận bị chết đói và khát ngày càng tăng, nhiều chủ trại nuôi cừu đã phải bán số cừu gầy còn lại để tránh bị thiệt hại nặng hơn, không ít chủ nuôi cừu đang trực diện với chuyện mất hết vốn đầu tư.
Nhiều hộ ở xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận phải lùa đàn cừu vượt rừng hơn chục cây số tìm đến những nơi khác đang có nước và cỏ để cừu vượt đói, khát.
Trên đường về xã Phước Trung, huyện Bác Ái, chúng tôi chứng kiến cảnh ruộng đồng xơ xác vì nắng nóng, cây cỏ cháy vàng, đất ruộng nứt nẻ, khô khốc. Trong các trại chăn nuôi cừu của người dân nơi đây là những đàn cừu suy yếu, gầy guộc… vì đang thiếu thức ăn và nước uống.
Tìm đến trang trại nuôi cừu được cho là nhiều nhất xã Phước Trung của anh Trần Công Hòa, ở thôn Đồng Dày, gặp bốn hộ gia đình mà anh Hòa thuê chăn nuôi đàn cừu hơn một nghìn con, mỗi năm anh trả tiền công là 25 triệu đồng/hộ. Tại trang trại, anh Hòa xây dựng một căn nhà lớn để bốn hộ này ở quanh năm; các hộ được chu cấp mọi tiện nghi sinh hoạt hằng ngày và nhặt phân cừu đóng thành bao bán cho những người làm rẫy, mỗi tháng thu nhập thêm 2,5 triệu đồng. Anh Pa Nô vừa ôm từng nộm rơm khô cho đàn cừu trong chuồng ăn, đợi tầm 9 giờ thì lùa cừu băng đường rừng khô khốc hơn chục cây số đến Tà Dum, vùng giáp ranh nằm dọc quốc lộ 27, nơi gần đoạn sông Cái Phan Rang ở thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn để đàn cừu kiếm thức ăn, nước uống. Anh Pa Nô nói: “Mới đầu mùa hạn mà đàn cừu đã chết cả trăm con rồi. Thiếu thức ăn, nước uống, có ngày chết bốn đến năm con, nên tôi không dám báo tin cho chủ trang trại biết, vì mỗi lần nghe nói cừu chết, ổng buồn lắm”.
Đàn cừu của nhiều hộ nuôi ở xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận ngày càng suy yếu vì ăn rơm thiếu chất dinh dưỡng và thiếu nước uống.
Chị Đạo Thị Kim Chuyển cho biết, mỗi khi có cừu chết, bốn hộ thay phiên nhau mang đi chôn hoặc vứt xác cừu tại một bãi đất trống cách chuồng khoảng 100 m để xác cừu tự phân hủy, nên môi trường trong lành bị ảnh hưởng nhiều.
Anh Trần Công Hòa cho hay, gia đình có trồng 2 ha cỏ và thuê máy móc đào một ao nước gần trang trại, nhưng nắng hạn, nguồn thức ăn chủ động đã hết, nước trong ao cũng cạn nhiều. Trong tháng 3-2018, để có được thức ăn cho đàn cừu, anh bỏ 45 triệu đồng mua 1.500 nộm rơm (30 nghìn đồng/nộm) cho cừu lớn ăn và hàng chục triệu đồng mua sữa để nuôi cừu con mới đẻ. Ấy vậy mà cừu chết không kịp chôn, số cừu suy yếu, gần chết ngày càng nhiều, khiến anh đang đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng.
Gần đó là trại của ông Tư Kha, ở TP Phan Rang – Tháp Chàm đến đầu tư nuôi 450 con, nhưng trong tháng hai và tháng ba, số cừu chết gần 50% tổng đàn. Để tránh thua lỗ nặng, ông Tư Kha đã bán hết số cừu còn lại với giá bình quân 600 nghìn đồng/con và bỏ luôn cả trang trại từng đầu tư tiền tỷ trước đó.
Nhiều hộ nuôi cừu nơi đây cho biết, năm nay hạn hán còn gay gắt hơn năm 2015. Anh Nguyễn Văn Bảy, ở thôn Đồng Dày gắn bó với trang trại chăn cừu hơn chục năm với đàn cừu gần 300 con, nhưng giờ chỉ còn 130 con. Anh chia sẻ: “Thiếu thức ăn, thiếu nước, cừu rất nhanh suy yếu. Trang trại của tui từ đầu năm đến giờ hễ cừu mẹ vừa đẻ được cừu con vài ngày thì cừu mẹ chết vì mất sức, cừu con sống vài ngày do thiếu sữa cũng chết luôn, giờ chẳng biết làm sao. Trước đây, giá cừu bình quân từ hai đến ba triệu đồng/con cái nặng khoảng 30 kg, nay tụt xuống giá 600 nghìn/con nhưng cũng chẳng ai mua, vì mua rồi lấy đâu ra cỏ, nước để nuôi”.
Ngày 4-4, trao đổi qua điện thoại, Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận Trương Khắc Trí cho biết, toàn tỉnh có hơn 120 nghìn con cừu. Trong bối cảnh này, đơn vị đã cử cán bộ xuống địa bàn để kiểm tra, xác minh tình trạng cừu chết. Đồng thời, khuyến cáo các hộ chăn nuôi dùng biện pháp dự trữ, bảo quản nguồn thức ăn; hạn chế việc tái đàn và nên bán bớt gia súc đến tuổi bán thịt cũng như di chuyển đàn từ nơi khô hạn đến nơi có nguồn nước, nguồn thức ăn để vượt hạn.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận Phan Quang Thựu cho biết, hiện nay, nhiều hồ chứa nước tại một số vùng có nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh đã cạn kiệt, ngành đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng triển khai các biện pháp tập trung nguồn nước cho chăn nuôi để tránh tình trạng gia súc chết do thiếu nước.
Nguyễn Trung
Nguồn: Báo Nhân dân
- chăn nuôi cừu li>
- cừu ninh thuận li>
- Ninh Thuận li>
- nuôi cừu li>
- chết hàng loạt li>
- mùa hạn li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất