Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn 2045 được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 6/10/2020, trong đó, mục tiêu chung mà chiến lược đặt ra là công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi.
Kỹ sư chăn nuôi Đan Mạch làm việc tại trang trại Xuân Thiện 1 Thanh Hóa.
Đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực. Sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được sản xuất chủ yếu trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu.
Ngày 21/6 vừa qua, Tập đoàn Xuân Thiện (Xuân Thiện) vừa đón đợt lợn giống thuần chủng đầu tiên nhập khẩu từ Công ty DanBred của Đan Mạch về tới trang trại của tập đoàn tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là đợt nhập lợn giống quy mô lớn với tổng cộng 1.000/3722 con lợn dòng cụ kỵ tuổi từ 11-18 tuần với các giống Yorkshire, Durock và Landrace.
Các giống lợn đến từ Đan Mạch trong đợt nhập khẩu này, là những giống lợn thuần chủng có chất lượng hàng đầu thế giới đến từ Đan Mạch, quốc gia đứng đầu về nguồn gien giống chất lượng cao. Đặc điểm của giống lợn này rất thuần chủng, sạch bệnh, cho năng suất cao nhất thế giới. Để bảo đảm giống lợn khi về Việt Nam được chăn nuôi ở môi trường chuồng trại lý tưởng nhất và phát huy hiệu quả giống tối ưu, Xuân Thiện cũng đã thuê các kỹ sư từ Đan Mạch đến Việt Nam để trực tiếp chăn nuôi, vận hành dài hạn trong trại.
Đợt nhập lợn này nằm trong “siêu dự án” Nông nghiệp Công nghệ cao tại tỉnh Thanh Hóa của Xuân Thiện, với mục tiêu xây dựng một mô hình nông nghiệp tuần hoàn theo chuỗi khép kín từ khâu con giống, cây giống, chăn nuôi, trồng trọt, bảo quản, và chế biến nông sản, thực phẩm đến tận bàn ăn ứng dụng công nghệ cao 4.0. Riêng hợp phần chăn nuôi của dự án đầu tiên tại xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa có quy mô 5.600 nái và 75.000 lợn thịt với vùng đệm khoảng 80ha/112ha của dự án trồng cây ăn quả dài ngày như mít, bơ, dứa … và nhà máy chế biến nước ép trái cây với công suất 60.000 tấn/năm.
Bên cạnh đầu tư bài bản về con giống, Xuân Thiện cũng đã dành rất nhiều tâm huyết và tài lực để xây dựng những trang trại chăn nuôi lợn hiện đại, nhằm giúp cho lợn có môi trường phát triển tốt nhất theo tiêu chuẩn châu Âu. Để làm được điều đó, Xuân Thiện phối hợp cùng đối tác là Tập đoàn SKIOLD, Đan Mạch trong việc tư vấn, thiết kế, cung cấp và lắp đặt các giải pháp trang trại lợn tiên tiến hàng đầu thế giới.
Tập đoàn SKIOLD đã mang đến những bí quyết và công nghệ hiện đại nhất được phát triển từ nhiều thập kỷ chăn nuôi lợn và dinh dưỡng động vật, chế biến nông sản, thực phẩm ở Đan Mạch và từ các nông trại, trang trại chăn nuôi hàng đầu thế giới, kết hợp với sự thấu hiểu về điều kiện địa phương ở Việt Nam, để phát triển các giải pháp từ thiết kế tổng thể, thiết kế chi tiết chuồng trại và các công nghệ chế biến, bảo quản hiện đại tiên tiến nhất áp dụng vào dự án tại Thanh Hóa.
Theo đó, các giải pháp trang trại lợn của dự án bao gồm hệ thống cho ăn lỏng tự động, hệ thống khám chữa bệnh, quản lý đàn nái với chíp thẻ tai điện tử, phần mềm số thông minh quản lý trang trại 4.0 SKIOLD Digital, và các giải pháp điều hòa không khí với công nghệ dẫn động trực tiếp hiện đại nhất. Giải pháp hoàn chỉnh của Tập đoàn SKIOLD đảm bảo môi trường phát triển tối ưu nhất cho lợn, lưu đồ luân chuyển và vận hành tối ưu nhất trong toàn trang trại, nhấn mạnh vào yếu tố phúc lợi động vật và an toàn sinh học vượt trội, mang đến hiệu suất hoạt động trang trại tốt nhất, năng suất chăn nuôi và nâng cao chất lượng thịt lợn sạch.
Với tầm nhìn chiến lược phát triển một hệ sinh thái nông nghiệp đi từ cây giống, con giống, thức ăn chăn nuôi, trang trại đến chế biến, Xuân Thiện cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đầu tư một nhà máy thức ăn chăn nuôi quy mô lớn công suất 500.000 tấn/năm ngay tại trang trại. Nhà máy giúp Xuân Thiện chủ động đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn chất lượng cao cho tất cả các trang trại lợn trong toàn hệ sinh thái chăn nuôi của tập đoàn. SKIOLD đã thiết kế và cung cấp giải pháp nhà máy thức ăn chăn nuôi độc đáo nhất thế giới và các giải pháp các công nghệ chất lượng hàng đầu châu Âu với các công nghệ: làm sạch, hệ nghiền đĩa siêu mịn, hệ trộn, ép viên và phần mềm điều khiển hoàn toàn tự động.
Thực tế cho thấy, ngành chăn nuôi lợn là một ngành nông nghiệp quan trọng có tiềm năng phát triển lớn tại Việt Nam, bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và sức chi cho tiêu dùng gia tăng. Tuy nhiên, thị trường quy mô lớn của Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách, như những mối đe dọa đến dịch tả lợn Châu Phi (ASF), khó khăn đến từ dịch Covid-19 trong thời gian gần đây, cũng như những thách thức đặc thù của ngành chăn nuôi tại Việt Nam như công nghệ chăn nuôi lạc hậu, năng suất chưa tốt và giá thức ăn chăn nuôi cao. Vì vậy, những lứa lợn giống thuần chủng, chất lượng cao được tập đoàn Xuân Thiện đưa về Việt Nam.
Với quyết tâm trở thành đơn vị nông nghiệp dẫn đầu trong ngành chăn nuôi và thực phẩm Việt Nam, Xuân Thiện đang thực hiện đầu tư vào hai yếu tố quan trọng nhất với ngành chăn nuôi lợn – đó là con giống và công nghệ chăn nuôi 4.0. Xuân Thiện đã dành rất nhiều tâm huyết, nguồn lực để đầu tư và hiện thực hóa tầm nhìn này – xây dựng một chuỗi cung ứng theo hướng năng suất cao, an toàn về mặt sinh học, cung cấp thịt sạch chất lượng tốt và hoàn toàn truy xuất nguồn gốc cũng như phát triển mang tính bền vững đúng theo tinh thần của quyết đinh số 1520/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 của ngành chăn nuôi nước ta.
XUÂN THIỆN
Nguồn: Báo Nhân Dân
- lợn giống li>
- Tập đoàn Xuân Thiện li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất