Lê Thị Dung với tình yêu với động vật và đam mê học tập, nghiên cứu cùng với ước mơ trở thành một bác sĩ thú y để chăm sóc, điều trị bệnh cho thú cưng.
Lê Thị Dung (Quảng Ninh), từ bé, cô đã sớm bộc lộ tình yêu với động vật và đam mê học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2011, Lê Thị Dung rời quê hương mang theo ước mơ trở thành một bác sĩ thú y để chăm sóc, điều trị bệnh cho thú cưng.
Lê Thị Dung trở thành Tiến sĩ Thú y tại ĐH Tokyo, Nhật Bản ở tuổi 28.
Sau khi tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam, với danh hiệu Thủ khoa, Lê Thị Dung đã lựa chọn đi làm và tích lũy kinh nghiệm nghiên cứu trong ngành thú y với một công ty sản xuất vắc xin thú y tư nhân đầu tiên của Nhật Bản, tại Việt Nam. Đây là quãng thời gian giúp cô hiểu thêm về nghiên cứu khoa học cuối cùng là phải ứng dụng, phải phục vụ, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Cũng trong thời gian này, Dung không chỉ cập nhật về chuyên môn và công nghệ sản xuất vắc xin mà còn được học phong cách làm việc đáng ngưỡng mộ của người Nhật.
Không chỉ chăm chỉ làm việc, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng, Dung còn không ngừng nâng cao trình độ tiếng Anh, tiếng Nhật và chủ động tìm giáo sư hướng dẫn để “apply” học bổng. Một năm sau ngày tốt nghiệp đại học, Lê Thị Dung nhận được Học bổng Chính phủ Nhật Bản (học bổng MEXT – học bổng danh giá dành cho nghiên cứu) để làm thẳng Tiến sĩ ngành Thú y tại ĐH Tokyo, Nhật Bản mà không cần qua Thạc sĩ, ở tuổi 24.
Dung chia sẻ “Cơ hội đến với mình thật sự bất ngờ vì đây là lần đầu tôi nộp hồ sơ nên cũng xác định lấy kinh nghiệm. Đồng thời, học bổng MEXT có tính cạnh tranh rất cao với một người mới vừa ra trường và làm ở doanh nghiệp, không làm trong cơ quan nhà nước như mình”.
Quãng thời gian đầu làm nghiên cứu, các giáo sư gần như hoàn toàn không nhắc lại những kiến thức nền ở đại học mà đi thẳng vào phân tích các chủ đề chuyên sâu, khiến Dung cảm thấy “sốc” khi đều là kiến thức mới mẻ, khó hiểu. “Có những lúc mình cảm thấy rất áp lực, rất đơn độc, muốn bỏ hết tất cả mọi thứ để trở về, nhưng sự động viên của gia đình và khát vọng của tuổi trẻ đã tạo động lực cho mình tiếp tục tiến về phía trước”. Những ngày sau đó, cô nghiên cứu sinh quyết định lấy sự chăm chỉ bù đắp cho sự thiếu hụt về kiến thức khi lên lab sớm và trở về kí túc xá trên chuyến tàu cuối cùng trong ngày. Kiến thức mới được Dung cập nhật mỗi ngày từ những bài báo khoa học, sau đó sẽ trao đổi, thảo luận trực tiếp với những “senpai” tiền bối đi trước.
Lê Thị Dung (hàng trước, thứ 5 từ phải sang) là Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn TP. Hà Nội, năm 2016.
Các kết quả nghiên cứu về những bệnh truyền nhiễm lần đầu được phát hiện trên đàn bò ở Việt Nam lần lượt được xuất bản. Các kết quả không chỉ hỗ trợ công tác phòng bệnh trên đàn bò mà còn giúp thế giới biết đến nhiều hơn về ngành Thú y, phương thức chăn nuôi đại gia súc ở nước ta. Với 4 năm nghiên cứu ở Nhật, Lê Thị Dung đã có thành tích khoa học đáng nể với 6 bài báo thuộc nhóm Q1 & Q2 trong danh mục Scopus của ngành Thú y.
Nhắc đến những ngày tháng đã qua, Lê Thị Dung chia sẻ: “Nghiên cứu cho tôi cơ hội được biết, hợp tác chia sẻ nguồn mẫu và làm việc cùng nhiều anh, chị người Việt rất giỏi ở nước ngoài nói chung và ở Nhật nói riêng. Các anh, chị không chỉ là những tấm gương trong nghiên cứu mà còn rất tận tình chia sẻ và quan tâm hỗ trợ cho sự phát triển của thế hệ các bác sĩ thú y người Việt trẻ như mình. Ý tưởng về Mạng lưới Thú y trẻ Việt Nam (Vietnam Youth Vet Network) với tinh thần Pay it forward (Tiếp tục cho đi) mà Dung đang cộng tác hoạt động cùng các anh, chị, em người Việt trẻ trong ngành thú y đang sống và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới là một project như vậy”.
Ở tuổi 28, cầm trong tay tấm bằng Tiến sĩ, Lê Thị Dung cho rằng đây là thời điểm phù hợp để trở về Việt Nam, “cất tấm bằng” đi, đem kiến thức học được vào thực tế và cống hiến.
Với những kiến thức và kinh nghiệm làm việc đa dạng, Dung được tuyển dụng vào Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát khẩn cấp dịch bệnh động vật xuyên biên giới (ECTAD) thuộc Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO). Ở vị trí mới, Dung sẽ tiếp tục cộng tác cùng các chuyên gia đầu ngành trong nước cũng như quốc tế, góp phần vào việc kiểm soát dịch bệnh và ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan rộng, nhằm bảo vệ an ninh lương thực và ngăn ngừa sự lây truyền của dịch bệnh từ động vật sang người.
Dương Triều
Nguồn: Sinh viên Việt Nam
- Tiến sĩ ngành Thú y li>
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất