Hệ thống giống 3 cấp hình tháp - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Hệ thống giống 3 cấp hình tháp

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hệ thống giống 3 cấp hình tháp trong chăn nuôi heo là mô hình phân cấp theo mức độ di truyền đã tạo ra hiệu quả cao trong việc cải tiến giống, gia tăng năng suất, quản lý dễ dàng, hiệu quả kinh tế lớn. Trong những năm gần đây công tác giống heo của các nước tiên tiến đều thực hiện theo hệ thống giống hình tháp. Vì vậy, bản chất của hệ thống giống heo hình tháp cần được hiểu một cách chuẩn xác nhất nhằm giúp cho ngành chăn nuôi heo thu được thành công lớn, nhất là cho các nhà chọn tạo giống.

     

    Hệ thống giống 3 cấp hình tháp trong chăn nuôi heo là gì? Vì sao lại có 3 cấp? Chức năng của mỗi cấp như thế nào?

     

    Khi nói đến hệ thống giống 3 cấp hình tháp là người ta đang nói đến các cấp Cụ kỵ (GGP – Great Grand Parent); cấp Ông bà (GP – Grand Parent) và cuối cùng là cấp Bố mẹ (Parent Stock). Để sản xuất ra heo thịt mà chúng ta hay dùng hàng ngày thì còn có cấp Thương phẩm (CP – Commercial Products), tuy nhiên, cấp này không dùng để sản xuất giống mà chỉ nuôi để giết thịt nên hệ thống giống trong chăn nuôi heo chỉ gọi 3 cấp mà thôi.

     

    Cấp Cụ kỵ

     

    Cấp Cụ kỵ hay trại Hạt nhân (Nucleus) phương thức phối của trại này sẽ là phối thuần. Con đực và con cái trong cùng một giống sẽ phối với nhau để tạo ra con con cùng giống với bố mẹ. Ví dụ: con đực giống Yorkshire sẽ phối với con cái giống Yorkshire, con đực Landrace sẽ phối với con cái Landrace, .v.v. . Để công tác làm giống không những đảm bảo duy trì được năng suất ban đầu mà còn cải thiện qua các năm các công ty giống thường quy định quy mô tối thiểu là 200 nái sản xuất trên 01 giống. Quy mô của đàn Cụ kỵ sẽ tuỳ thuộc vào quy mô của đàn Bố mẹ của hệ thống nội bộ hay kế hoạch dự kiến cung cấp ra thị trường bao nhiêu hoặc vừa cho nội bộ và bán ra ngoài.

     

    Như vậy, khi đàn Cụ kỵ được phối thuần thì sẽ tạo ra con thuần. Đàn con sẽ được chọn lọc, ước lượng giá trị giống và phân cấp thông qua chỉ số. Những con được chọn có chỉ số cao thuộc hàng 5 (Top 5) hay 10 (Top 10) sẽ được giữ lại để thay thế cho chính đàn Cụ kỵ, những con có chỉ số thấp hơn sẽ được chuyển xuống là con Ông bà.  

    Cấp Ông bà

     

    Bản chất đàn nái nền của cấp Cụ kỵ và cấp Ông bà là con thuần. Vậy cấp Ông bà khác nhau với cấp Cụ kỵ là gì mà chúng ta phân ra làm 2 cấp?

     

    Cấp Ông bà hay trại Nhân giống (Multipliers) có phương thức phối là phối lai, con đực của giống này phối với con cái của giống kia để tạo ra con F1 hay còn gọi là con Bố mẹ. Ví dụ: Con đực giống Landrace phối với con cái giống Yorkshire hoặc ngược lại Con đực giống Yorkshire phối với con cái giống Landrace.

     

    Trong thực tế sản xuất, câu hỏi đặt ra là ở cấp Ông bà chúng ta có sản xuất ra con để chọn lọc lại thay thế cho chính đàn của nó được không? Câu trả lời là được nhưng lúc này phương thức phối không còn là phối lai mà phải chuyển sang phối thuần. Khi đó, chúng ta xem nó như trại cấp Cụ kỵ chứ không còn là trại cấp Ông bà nữa.

     

    Cấp Bố mẹ

     

    Ở cấp Bố mẹ đàn nái nền là con lai (F1: Yorkshire x Landrace hoặc Landrace x Yorkshire), sau đó tiếp tục phối với con Duroc hoặc Pietrain hoặc Hamshire hoặc PD (Pietrain x Duroc) để tạo ra con 3 hay 4 máu nuôi thịt. Lợi thế của con thịt là tận dụng được ưu thế lai của 3 hoặc 4 máu nên tốc độ phát triển sẽ nhanh hơn và cho năng suất thịt cao hơn. Con này chỉ để sản xuất thịt chứ không để lại làm giống nên không được xếp trong tháp giống.

     

    Ví dụ: Một công ty có quy mô 50.000 nái cấp Bố mẹ, tỷ lệ thay thế đàn nái hàng năm là 45% ở cấp Bố mẹ; 60% ở cấp Ông bà và 100% ở cấp Cụ kỵ. Mỗi năm 01 nái cấp Cụ kỵ chọn được 01 con cấp Cụ kỵ và 5 con cấp Ông bà và 01 nái cấp Ông bà chọc được 6 con cấp Bố mẹ. Vậy quy mô đàn nái Cấp Cụ kỵ và Ông bà là bao nhiêu để sản xuất ra đủ cung cấp để thay thế cho nội bộ công ty?

     

    Theo ví dụ trên, lượng hậu bị cái cấp Bố mẹ hằng năm cần:

    50.000 x 45% = 22.500 con.

    Đàn nái cấp Ông bà là 22.500/6 = 3.750 con nái.

    Đàn nái cấp Cụ kỵ là: 3.750 x 60%/5 = 450 con nái.

    Với quy mô như vậy thì lượng hậu bị sản xuất ra mỗi cấp sẽ đủ để thay cho hệ thống.  


     

    ThS. Nguyễn Văn Hùng

    Công ty Genesus Southeast Asia

    Điện thoại: 0918679012

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.