[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Thú y, có 20 tỉnh, thành phố đăng ký sử dụng vắc xin dịch tả heo châu Phi với 4.194 liều, tương đương 4.194 con nhưng đến nay chỉ có 27 con lợn có phản ứng và chết.
Bộ NN&PTNT tổ chức họp báo ngày 5/9
Chiều 5/9/2022, Bộ NN&PTNT tổ chức họp báo thường kỳ. Vấn đề heo chết sau tiêm vắc xin dịch tả heo Châu Phi (ASF) tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi tiếp tục được báo chí quan tâm.
Ông Nguyễn Văn Long, quyền Cục trưởng Cục Thú y, cho biết việc lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, đánh giá kiểm nghiệm, khảo nghiệm, cấp phép lưu hành vắc xin Dịch tả heo châu Phi rất chặt chẽ, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Không chỉ Việt Nam tự đánh giá mà có sự đánh giá của các chuyên gia độc lập trong nước, các nhà khoa học quốc tế như Hoa Kỳ đều đánh giá kết quả nghiên cứu là phù hợp, công tác cấp phép lưu hành chặt chẽ.
Ông Long cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, tất cả các lô vắc xin trước khi đưa ra sử dụng phải tiến hành kiểm tra chất lượng, đảm bảo các chỉ tiêu quan trọng là vô trùng, an toàn.
Cùng các yếu tố trên, Bộ NN&PTNT chỉ cho phép sử dụng 600.000 liều dưới sự giám sát của cơ quan thú y.
Theo đó, bất kỳ tổ chức, cá nhân, hộ chăn nuôi nào có nhu cầu sử dụng vaccine thì cần đăng ký và có bản cam kết, thực hiện theo sự hướng dẫn của cơ quan thú y. Thứ hai là cơ quan thú y cần xuống kiểm tra thực tế tình hình dịch tễ của đàn heo, xem xét quyết định có sử dụng vắc xin không. Khi tiêm phải có sự hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y, của Công ty Navetco. Sau khi tiêm phải theo dõi lâm sàng liên tục tối thiểu 28 ngày để xem heo có phản ứng gì không để kịp thời xử lý…
Ông Long cho biết, có 20 tỉnh thành phố đăng ký sử dụng vắc xin này với 4.194 liều, tương đương 4.194 con heo. Đến thời điểm hiện nay có 27 con heo có phản ứng và chết.
“Đây là phản ứng rất thông thường, bình thường” – ông Long cho biết
Nhóm thứ hai là do Công ty Navetco và địa phương không thực hiện theo đúng chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, Cục Thú y. Cụ thể, công ty cung ứng vắc xin cho Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Bình Định, Chi cục này có sai sót để trạm vật tư thú y của chi cục này cung ứng trực tiếp cho các đại lý thuốc thú y. Các đại lý lại bán tự do cho người chăn nuôi.
Theo ông Long, việc này đã không theo đúng chỉ đạo của Cục, không tuân thủ việc hướng dẫn sử dụng dẫn đến người chăn nuôi thú y cơ sở mang về tiêm cho tất cả các loại heo, cả heo nái, heo giống…
Cạnh đó, việc bán trực tiếp cho người dân, bán cho thú y cơ sở, bán ở đâu, số lượng như thế nào cũng không kiểm soát được, dẫn đến khi xảy ra tình huống đó thì cơ quan thú y địa phương cũng không nắm được. Khi xảy ra tình trạng như thế dẫn đến không giám sát dẫn đến không theo dõi, nắm bắt được đàn heo sau tiêm phản ứng thế nào.
“Số liệu tổng hợp làm không theo chỉ đạo của Bộ với 17.750 liều, tương đương từng đó số heo. Trong số này chỉ xảy ra trên heo ở ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi với tổng số heo 1.392 có phản ứng chết. Đây là số liệu của người dân, nhưng khi chúng tôi thành lập các đoàn công tác về kiểm tra thực tế thì cho thấy số liệu khai báo không trung thực. Có những hộ ở Quảng Ngãi có 102 con, có 2 con chết còn lại bán chạy hết nhưng vẫn khai báo đã chết hết rồi” – ông Long cho hay.
Từ thực tế đó, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu Công ty Navetco kiểm điểm tập thể, cá nhân trong việc không tuân thủ chỉ đạo của Bộ. Bộ cũng yêu cầu các địa phương, đặc biệt là ba tỉnh xảy ra sự cố kiểm điểm tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng cung ứng vắc xin, sử dụng vắc xin nhưng không tuân thủ chỉ đạo của Bộ.
Chỉ đạo các cơ quan thú y cùng chính quyền địa phương, doanh nghiệp trước mắt tập trung khắc phục hậu quả tại ba tỉnh này.
Theo quyền Cục trưởng Cục Thú y, đến thời điểm này, tình hình đàn heo chết đã giảm.
Rút kinh nghiệm từ sự việc này, Bộ đã chỉ đạo 20 tỉnh, thành phố nghiêm túc rút kinh nghiệm từ bài học của ba tỉnh nêu trên. Tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ trên các đàn heo.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết thêm, quy trình khảo nghiệm, nghiên cứu, cấp phép vắc xin dịch tả lợn châu Phi rất chặt chẽ, đáp ứng các quy định, và được các nhà khoa học trong và ngoài nước thẩm định kỹ càng.
Theo Thứ trưởng Tiến, sau sự cố này, Bộ chỉ đạo các địa phương cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình tiêm do bộ đưa ra, xem đây là bài học sâu sắc trong việc triển khai.
Liên quan đến việc vì sao các loại vắc xin dịch cúm gia súc, gia cầm… trước đây đều được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, cung cấp miễn phí cho người dân, nhưng hiên vắc xin dịch tả lợn châu Phi, người dân lại phải mua, lãnh đạo Bộ NN&PTNT lý giải đây là công trình do Công ty Navetco và các đối tác phía Mỹ hợp tác nghiên cứu sản xuất, dưới sự bảo trợ của Bộ NN&PTNT nên bán thương mại. Ngoài ra, hiện cũng chưa có cơ chế chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ kinh phí vắc xin dịch tả lợn châu Phi.
TÂM AN (tổng hợp)
Được biết Công ty Navetco đã cam kết trước mắt hỗ trợ cho mỗi con heo nái, heo đực giống bị chết sau tiêm vắc xin 2 triệu đồng/con; heo thịt 1 triệu đồng/con.
- vắc xin dịch tả lợn Châu Phi li>
- NAVETCO li> ul>
- Công ty TNHH Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Đồng Nai: Phát triển công nghiệp giết mổ sản phẩm chăn nuôi hiện đại
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
Tin mới nhất
T3,05/11/2024
- Công ty TNHH Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Đồng Nai: Phát triển công nghiệp giết mổ sản phẩm chăn nuôi hiện đại
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất