Sau thời gian dài rớt giá thê thảm, gần đây heo hơi ở các tỉnh ĐBSCL tăng giá trở lại. Hiện thương lái thu mua heo hơi dao động 40.000 – 43.000 đồng/kg, đảm bảo cho người nuôi có lãi. Heo tăng giá là dấu hiệu đáng mừng, thế nhưng nhiều hộ chăn nuôi phân vân chưa dám đầu tư để tái đàn, bởi lo ngại về giá heo lên xuống thất thường, không ổn định…
Người nuôi tiếc
Những ngày này, người nuôi heo ở các tỉnh ĐBSCL tỏ ra vui mừng khi giá heo hơi tăng liên tục. Ông Trần Văn Hùng, hộ nuôi heo lâu năm ở xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành (Đồng Tháp), hồ hởi: “Gia đình tôi vừa xuất chuồng gần 80 con heo bán cho thương lái với giá bình quân 41.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, công lao động… còn lời gần 50 triệu đồng; đây là mức lời cao nhất trong 1 năm qua”.
Ông Hùng cho biết, năm 2017 giá heo sụt giảm thê thảm còn khoảng 20.000 – 26.000 đồng/kg, khiến người nuôi lỗ 6.000 – 12.000 đồng/kg. Bản thân ông vừa sản xuất bột, vừa nuôi đàn heo hơn 120 con, nên giảm được một phần chi phí đầu tư, nhưng cuối cùng vẫn lỗ hơn 30 triệu đồng.
Do thua lỗ nặng, hàng loạt hộ nuôi heo lâm nợ và không còn vốn tái đầu tư, vì vậy giá heo lúc này tăng cao nhưng số hộ trúng giá không nhiều. Bà Dương Thị Bé, cùng ngụ xã Tân Phú Trung, bộc bạch: “Dân xứ này mưu sinh bằng nghề “làm bột, nuôi heo” từ nhiều năm. Tuy nhiên, năm 2017 là thê thảm nhất, bởi giá heo sụt giảm mạnh và khó tiêu thụ. Gần đây, giá heo tăng vượt ngưỡng 40.000 đồng/kg, tạo niềm tin cho người nuôi tiếp tục theo nghề”.
Giá heo hơi ở ĐBSCL đang tăng, đảm bảo người nuôi có lãi
Tại Tiền Giang, nơi có số lượng đàn heo lớn nhất ở ĐBSCL, thời điểm này giá heo cũng tăng mạnh. Ông Nguyễn Việt Long, xã Song Bình, huyện Chợ Gạo, cho biết: “Giá heo hơi ở Tiền Giang được thương lái thu mua 42.000 – 44.000 đồng/kg. Nếu nông dân nuôi tốt, đạt yêu cầu, đảm bảo lợi nhuận khoảng 700.000 – 1 triệu đồng/con (100kg). Mức lời này tuy chưa phải cao lắm, nhưng cơ bản tạo sự phấn khởi cho người nuôi sau thời gian dài thua lỗ”.
Theo giới thương lái ở Tiền Giang, giá heo hơi dù đang tăng nhưng việc tìm mua heo cũng khá vất vả bởi số lượng heo tới kỳ xuất chuồng không nhiều. Nếu như trước đây Tiền Giang mỗi năm nuôi khoảng 600.000 – 700.000 con heo, thì nay số lượng đàn giảm khoảng 30%-50% do thua lỗ năm ngoái, khiến người nuôi chưa kịp tái đầu tư.
Trong khi đó, nhiều hộ nuôi heo ở Bến Tre tỏ ra luyến tiếc vì lúc này không có heo để bán. Ông Ngô Văn Hoàng, Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre), nhìn nhận: “Vài ngày nay thương lái săn lùng mua heo hơi khá nhiều và giá heo được đẩy lên 44.000 – 45.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với thời điểm rớt giá của năm 2017. Song, đàn heo ở xã từ 70.000 con những năm trước, nay sụt giảm khoảng 40%; vì vậy số hộ có heo bán đợt này không nhiều. Đa phần người nuôi ngậm ngùi nhìn giá tăng, bởi chưa có vốn tái đầu tư…”.
Thận trọng tăng đàn
Theo Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL, đa phần người dân ở nông thôn làm nghề nuôi heo từ nhiều năm, nhưng lại nuôi theo dạng tự phát, nhỏ lẻ kiểu gia đình là chủ yếu. Do đó, sau đợt khủng hoảng về giá thấp vừa qua đã đẩy hàng loạt hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vào cảnh khó khăn, đến nay còn lâm nợ nên chưa có điều kiện để phát triển đàn trở lại.
Ông Võ Bé Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Tháp, cho biết: “Mấy năm trước, đàn heo của tỉnh dao động khoảng 300.000 con, nhưng thời gian qua, do giá cả bấp bênh, người nuôi thua lỗ nên số lượng đàn sụt giảm còn khoảng 100.000 con. Hiện tại, giá heo đang tăng, đảm bảo người nuôi có lãi nhưng ngành chức năng rất thận trọng trong việc khuyến cáo nông dân ào ạt tăng đàn. Nguyên nhân là do đầu ra của con heo không ổn định, giá cả tăng, giảm diễn biến khá nhanh; chưa kể thịt heo nhập ngoại vào nước ta hiện chỉ khoảng 30.000 đồng/kg. Do đó, nếu ta cứ áp dụng biện pháp nuôi kiểu cũ, giá thành cao… sẽ khó cạnh tranh. Từ những yếu tố trên, Đồng Tháp đang gặp khó trong việc duy trì đàn heo khoảng 300.000 con mỗi năm theo quy hoạch”.
Các nhà chuyên môn lưu ý, thông thường giá tăng thì nông dân ùn ùn làm theo là chuyện hiển nhiên. Song, cần nhớ lại tình trạng heo ế ẩm, quá lứa mà không bán được trong năm 2017, buộc nhiều nơi phải “giải cứu”. Hàng loạt hạn chế đã được chỉ ra, như chăn nuôi tràn lan nhưng thiếu liên kết, khi thương lái Trung Quốc nâng giá thu mua heo thì người dân ào ạt tăng đàn, dẫn tới thừa sản lượng… Lần này, dù giá heo tăng nhưng người chăn nuôi ở ĐBSCL cần dè dặt khi phát triển đàn.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), nhận định: “Hiện giá heo hơi dao động nhiều nơi và dự báo có thể tăng thêm. Để duy trì được mức giá có lợi cho người nuôi như hiện nay, từ quý 2-2017, Bộ NN-PTNT đã thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát số lượng đàn heo trong cả nước, không tăng đàn một cách cơ học. Vấn đề cấp bách lúc này là người chăn nuôi cần thâm canh tăng năng suất và chất lượng đàn heo. Khi chăn nuôi phải chú ý việc xây chuồng trại chu đáo, vệ sinh, thức ăn đảm bảo chất lượng, kiểm soát chặt về kháng sinh. Đồng thời đầu tư tốt cho con giống và nên áp dụng biện pháp tăng đàn một cách tự nhiên. Cần tránh tình trạng tăng đàn ào ạt khi đầu ra chưa mở rộng sẽ dẫn đến nguy cơ rớt giá trở lại”.
Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang, cho rằng, để nghề chăn nuôi heo phát triển bền vững thì cần xóa dần tình trạng nuôi nhỏ lẻ, tiến tới quy tụ nông dân vào tổ hợp tác hoặc HTX để phát triển nuôi liên kết. Có hợp tác với doanh nghiệp cung ứng thức ăn, thuốc thú y, doanh nghiệp tiêu thụ…
Tới đây, Tiền Giang không mở rộng đàn heo nhiều như trước mà việc phát triển phải theo nhu cầu thị trường. Đồng thời phát triển theo chuỗi liên kết, phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội và HTX nhằm kiểm soát tốt về chất lượng, cắt giảm khâu trung gian, đảm bảo an toàn thực phẩm và điều tiết cung cầu hợp lý…
Huỳnh Lợi
Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng
- giá heo hơi li>
- giá lợn hơi li>
- giá heo tăng li>
- giá lợn tăng li> ul>
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 05/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 22/10/2024
- Dê thịt có giá, người nuôi lãi từ 2 – 3 triệu đồng/con
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất