[Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2023, hoạt động của Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn được đánh giá toàn diện, mạnh mẽ, hiệu quả trên các mặt hoạt động. Đặc biệt, Hiệp hội đã phát huy thế mạnh tổ chức hội thảo chuyên ngành với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp, nhà chăn nuôi, cơ quan chức năng… Vì vậy, vị thế, uy tín của Hiệp hội không ngừng được tăng cường.
Sáng ngày 12/01/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024.
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam và nhiều doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội…
Toàn cảnh hội nghị
Một năm nhiều khó khăn của ngành gia súc lớn…
Theo PGS.TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, năm 2023 là một năm chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia súc lớn nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn trong nuôi dưỡng, chăm sóc vì giá cả nguyên liệu thức ăn tăng cao; khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm vì trâu bò sống, thịt trâu bò nhập khẩu nhiều, giá rẻ cạnh tranh không công bằng với người chăn nuôi.
Trâu bò, thịt trâu bò không xuất sang được Trung Quốc vì nhiều lý do: rào cản biên giới, kiểm tra, kiểm soát theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn; sức tiêu thụ của người dân cũng hạn chế mặc dù giá cả giảm sút (do lạm phát, thất nghiệp, không có việc làm, không có thu nhập). Chính vì thế, tốc độ tăng đàn của đại gia súc là không đáng kể. Theo Cục Chăn nuôi, đàn trâu giảm 1%, đàn bò tăng 1%. Dê, Cừu biến động, lúc lên, lúc xuống.
PGS.TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam
Trong tình hình khó khăn như vậy, các thành viên trong Hiệp hội đã hết sức cố gắng, tìm mọi biện pháp duy trì và phát triển đàn vật nuôi, tiêu thụ và liên kết để hỗ trợ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Hiệp hội đã thành lập được chuỗi liên kết ngành, nhưng hoạt động của chuỗi này chưa thực sự bắt đầu.
Cũng trong năm 2023, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn đã có công văn gửi: Bộ NN&PTNT, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y kiểm soát việc nhập khẩu trâu, bò sống qua biên giới; đồng thời xây dựng tiêu chuẩn thịt trâu, bò nhập khẩu.
Hiệp hội cùng Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã làm công văn gửi Quốc hội kiến nghị về quỹ đất giành cho chăn nuôi và có chính sách đặc thù cho ngành chăn nuôi (28/4/2023); gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quỹ đất giành cho chăn nuôi và đánh giá tác động môi trường trong chăn nuôi (10/4/2023) và cũng với nội dung trên, Hiệp hội đã có ý kiến nhiều lần trong các hội nghị, hội thảo của Bộ NN&PTNT, trên các phương tiện thông tin truyền thông.
Trong phần báo cáo kết quả hoạt động năm 2023, kế hoạch năm 2024, TS Lê Văn Thông, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhận định, hoạt động của Hiệp hội toàn diện, mạnh mẽ, hiệu quả. Đặc biệt sau khi tổ chức Đại hội nhiệm kỳ III (2022-2027) vào tháng 6/2022 , Hiệp hội duy trì hoạt động; luôn chú ý tổ chức, phát triển về số lượng và đảm bảo chất lượng ở mỗi một thành viên tham gia. Quan hệ đối nội, đối ngoại, Hợp tác quốc tế tốt. Hiệp hội cũng chú trọng tổ chức các hội thảo chuyên ngành. Vì vậy vị thế, uy tín của Hiệp hội không ngừng được tăng cường.
TS Lê Văn Thông Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam phát biểu tại hội nghị
Hiện nay, Hội có tổng số 47 hội viên tập thể, trong đó có nhiều cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp lớn về chăn nuôi, thuốc thú y, thiết bị, dinh dưỡng cho ngành gia súc lớn như (Mộc Châu, TH True Milk, Frieshcampina, Vinamilk, Ba Vì, Sữa Đà Lạt, Giống gia súc Hà Nội, Lái Thiêu, Hiếu Nghĩa Thịnh, Olmix Asialand, Toàn Thắng, Ánh Dương Khang…. ). Năm 2023, Hội kết nạp thêm 02 Hội viên tập thể là công ty Cổ phần Thú y Megavet Việt Nam và Công ty TNHH MTV HLT và 02 Hội viên cá nhân.
Trong năm 2023, Hội đã tổ chức thành công 02 hội thảo:
Hội thảo 1: Hiệp hội phối hợp cùng Hội Chăn nuôi và Đại học Hùng Vương tổ chức với chủ đề: “Các giải pháp chính phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiệu quả và bền vững”, ngày 18/5/2023 tại Đại học Hùng Vương (Phú Thọ) với 10 báo cáo đã được các diễn giả trình bày, 270 đại biểu thay mặt cho 130 đơn vị tham gia.
Hội thảo 2: Hiệp hội phối hợp với Ban Tổ chức Triển lãm Vietstock – 2023 tổ chức Hội thảo: Chủ đề: “ Phát triển Liên kết chuỗi trong chăn nuôi gia súc lớn ở Việt Nam” ngày 13/10/2023 tại TP. Hồ Chí Minh. Hội thảo có 09 Báo cáo đã được các diễn giả trình bày tại HT cùng các ý kiến thảo luận, có 129 đại biểu thay mặt cho 97 đơn vị.
Về công tác Tư vấn phản biện xã hội những vấn đề nóng bỏng của xã hội, Hiệp hội cũng tham gia xây dựng, đóng góp cho đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đóng góp vào các văn bản pháp luật liên quan đến ngành nghề; tham gia đóng góp, phản ánh lên các cơ quan, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp, chính đáng của các Hội thành viên và của Hiệp hội. Hiệp hội tư vấn cho một số tỉnh thành, đơn vị, trang trại về chăn nuôi gia súc lớn. Đặc biệt là tư vấn cho các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Lào Cai,… về chăn nuôi trâu bò, dê, cừu hiệu quả. Riêng với công ty TH Milk, Hiệp hội đã tư vấn trong việc ứng dụng công nghệ cao về công nghệ cấy truyền phôi và TH True milk đã thực hiện đạt thành công cao.
Về công tác chuyên môn kỹ thuật, năm 2023, chăn nuôi gia súc lớn phát triển khá tốt, các sản phẩm do chăn nuôi gia súc lớn cung cấp tăng trưởng mạnh và theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm công tác giống, chế biến thức ăn, áp dụng các công nghệ trong chăn nuôi gia súc lớn đều gia tăng như: áp dụng tinh, phôi phân ly giới tính, thức ăn TMR được phổ biến. Năng suất giống vật nuôi được tăng lên rõ rệt đặc biệt là năng suất của đàn bò sữa. Các vi phạm luật pháp về chăn nuôi gia súc lớn đều giảm.
“Trong những năm gần đây hoạt động về mua bán, giết mổ gia súc lớn gia tăng, vi phạm quyền của vật nuôi; đặc biệt việc vận chuyển nhập khẩu bò từ biên giới phía Tây Nam vào Việt Nam (có sử dụng chất cấm để tăng trọng, rất nguy hiểm, cần được kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn ngay tình trạng trên). Hiệp hội đã có văn bản báo cáo kịp thời Bộ NN&PTNT để giải quyết”, TS Lê Văn Thông chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, TS Thông cũng thẳng thắn nhìn nhận, công tác hội thảo, tuyên truyền phổ biến kiến thức mới tập trung chủ yếu ở Hiệp hội và ở một số Chi hội cơ sở có phong trào phát triển chăn nuôi. Số lượng các đề tài, dự án ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất thực hiện còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng của đội ngũ cán bộ KHKT hiện có của Hiệp hội.
Cùng với đó, hoạt động của các ban thuộc Hiệp Hội chưa mạnh, chưa đồng đều; sự liên kết hỗ trợ giữa các thành viên còn yếu; sự kết nối với các hoạt động của các Hội, Hiệp hội khác còn lỏng lẻo và không liên tục.
Nhiều ý kiến tâm huyết trong xây dựng Hội
Bà Tô Tuệ Lang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn phụ trách khu vực phía Nam, Tổng giám đốc Công ty APDC
Theo bà Tô Tuệ Lang, Phó Chủ tịch VINARUHA phụ trách phía Nam, Tổng giám đốc Công ty APDC chia sẻ, năm 2023, là năm doanh nghiệp phải thở oxy nhưng vẫn cầm cự được. Dự kiến, năm 2024 và 2025 sẽ có nhiều cơ hội hơn cho thị trường phía Bắc vì các tuyến đường cao tốc hình thành, giúp thị trường được mở rộng hơn. Trong năm này, Hiệp hội đã mạnh mẽ lên tiếng, đấu tranh về vấn đề nhập lậu bò thịt ở biên giới, đã tác động đến chính quyền.
Cũng theo bà Tô Tuệ Lang, khi lại ngành chăn nuôi gia súc lớn hiện nay rất thiếu con giống tốt. Cụ thể, khi khảo sát ở Vĩnh Phúc, thấy những nông hộ nuôi 50 con, 100 con bò sữa. Đó là chuyện không hiếm ở Vĩnh Phúc nhưng lấy giống ở đâu. Họ phải gom ở Lâm Đồng và Mộc Châu và chỗ nào giải thể, bán trại thì gom lại. Nhìn chung thị trường Vĩnh Phúc chăn nuôi nuôi tốt nhưng con giống thoái hóa. Điều đó đặt ra câu hỏi Hiệp hội sẽ làm gì để giúp người chăn nuôi tìm được nguồn giống tốt.
Dự kiến, năm 2024, VINARUHA sẽ kết với Hiệp hội bò Brahman (Mỹ), làm cuộc hội thảo kỹ thuật để xem xét bò Brahman thích nghi ở Việt Nam như thế nào, mở ra cơ hội hợp tác quốc tế sâu rộng hơn cho Hiệp hội, bà Lang cho biết thêm.
TS Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam
Còn TS Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết, rất mừng khi năm 2023, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn đã đồng hành cùng Hội Chăn nuôi Việt Nam tham gia các hoạt động như tham dự triển lãm, đi thăm các trại bò của Đồng Nai; hay quyết liệt lên tiếng, kiến nghị đến các cơ quan chức năng vấn đề đất đai và nhập lậu gia súc, gia cầm.
Theo TS Sơn, năm 2024, Hiệp hội nên thu hút các doanh nghiệp trong Hiệp hội chia sẻ vướng mắc cần tháo gỡ để cùng kiến nghị để cùng lên tiếng với cơ quan Nhà nước. Cùng với đó, vấn đề con giống cho các doanh nghiệp, người chăn nuôi cũng cần được Hiệp hội quan tâm, để họ tìm kiếm được con giống tốt, giúp chăn nuôi bền vững hơn.
Ông Đoàn Trọng Lý – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi chế biến & xuất nhập khẩu – Aprocimex
Ông Đoàn Trọng Lý – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi chế biến & xuất nhập khẩu – Aprocimex cho biết, năm vừa qua Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam hoạt nhiệt tình, tích cực, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành gia súc lớn, dù nhân sự mỏng và tài chính còn nhiều hạn chế.
Ông Đoàn Trọng Lý cũng cho rằng, để khắc phục vấn đề tài chính, Hiệp hội cần quan tâm kêu gọi, vận động các tổ chức, đơn vị có thiện cảm, có điều kiện hợp tác với Hội trong hoạt động hội thảo, giới thiệu quảng bá các sản phẩm…
TS Tăng Xuân Lưu, Trưởng Ban Tư vấn phản biện của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam
Còn TS Tăng Xuân Lưu, Trưởng Ban Tư vấn phản biện của Hiệp hội mong muốn muốn có nhiều hơn sự kết nối với các Hội/Hiệp hội khác nhau, có tiếng nói chung cho các vấn đề nóng bỏng của ngành.
TS Lưu cho rằng, cần khai thác tiềm năng của chăn nuôi gia súc nội địa thì mới có thể sống bền vững được, nếu cứ bò nước ngoài tràn vào thì không ăn thua. Ông cho biết, hiện nay, sau khi ông Tập Cận Bình qua, mỗi ngày đã có 800-1000 con bò được qua biên giới, nhưng giá các bò thịt vẫn chưa tăng, vì qua vài năm số lượng bò thịt còn tồn đọng rất nhiều. Tuy nhiên, nếu cứ đà này, nguy cơ 2 năm nữa là sẽ thiếu con giống.
TS Lưu cũng đặt ra một số vấn đề nóng bỏng của ngành gia súc lớn để Hội có thể tổ chức hội thảo như: Làm thế nào chăn nuôi gia súc ăn cỏ phù hợp với sinh thái của Việt Nam; câu chuyện tín chỉ carbon và vấn đề môi trường của chăn nuôi gia súc lớn; giải quyết bài toán môi trường và du lịch sinh thái…
Ông Im Jae Young, Giám đốc Marketing – Kinh doanh Công ty Sangil Tech (Hàn Quốc – bên trái) chia sẻ tại hội nghị
Chia sẻ tại hội nghị, ông Im Jae Young, Giám đốc Marketing – Kinh doanh Công ty Sangil Tech (Hàn Quốc) cho biết Sangil thành lập năm 1995. Công ty có 2 sản phẩm chính là máy lên men xử lí phân tốc độ cao và quạt thông gió. Sangil tech chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm cho thị trường Nhật Bản (mỗi tháng 500 quạt trong chăn nuôi bò sữa). Công ty đã xuất khẩu 800 chiếc máy ủ phân compost ra thế giới, trong đó 30 chiếc đến Việt Nam. Thời gian tới, Sangil Tech xây dựng nhà máy ở Việt Nam, hi vọng Hiệp hội giúp đỡ để phát triển tại thị trường Việt Nam…
Tại hội thảo, một số đại biểu khác cũng mong muốn công tác truyền thông về hình ảnh, tiếng nói của Hiệp hội đến cơ quan chức năng ở các tỉnh, thành cần được lan tỏa rộng; công tác khen thưởng cần được thực hiện tốt hơn sau mỗi năm.
Các đại biểu tham dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
HÀ NGÂN
Năm 2024, VINARUHA sẽ tổ chức 03 hội thảo chuyên sâu
Cụ thể, hội thảo 1: Hiệp hội kết hợp với ILDEX tổ chức Hội thảo vào ngày 29-31/5/2024 tại SECC, TP. Hồ Chí Minh 9 Chủ đề: “Phát triển chăn nuôi Bò thịt, Dê thịt hiệu quả và bền vững
Hội thảo 2: Hiệp hội kết hợp với Vietfair tổ chức Hội thảo vào ngày 30/5 đến 02/6/2024 tại Nhà thi đấu TDTT Phú Thọ, TP. Hồ Chí Minh Chủ đề: “Sử dụng các công nghệ cao trong chăn nuôi Bò sữa ở Việt Nam”
Hội thảo 3: Hiệp hội kết hợp với Vietstock tổ chức Hội thảo vào ngày 9-11/10/2024 tại SECC, TP. Hồ Chí Minh Chủ đề: “Sử dụng các công nghệ cao trong chăn nuôi gia súc ăn cỏ nhằm đạt hiệu quả cao và bền vững” .
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất